Thứ sáu 09/05/2025 20:20

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nhiều nhất thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam, chiếm 40,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu nhóm hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu đạt gần 584,18 triệu USD, giảm 10,5% so với 7 tháng đầu năm 2023.

Riêng tháng 7/2024, xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu đạt trên 90,65 triệu USD, tăng 4,7% so với tháng 6/2024 nhưng giảm 30% so với tháng 7/2023.

Trung Quốclà thị trường xuất khẩu nhiều nhất thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam, chiếm 40,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của cả nước.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam. Ảnh minh họa

Trong 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu sang thị trường này đạt gần 239,15 triệu USD, giảm 23,5% so với 7 tháng đầu năm 2023; riêng tháng 7/2024 xuất khẩu sang thị trường này đạt 38,22 triệu USD, tăng 4,5% so với tháng 6/2024 nhưng giảm 46,6% so với tháng 7/2023.

Tiếp theo là thị trường Mỹ đạt trên 74,87 triệu USD, tăng 80,2%, chiếm 12,8%. Xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu sang thị trường Đông Nam Á đạt trên 175,76 triệu USD, giảm 18,1% so với 7 tháng đầu năm 2023, chiếm 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của cả nước.

Đáng chú ý, xuất khẩu sang Bangladesh đang tăng mạnh trong những tháng qua. 7 tháng đầu năm, dù nước ta xuất khẩu sang quốc gia này chỉ đạt 3,9 triệu USD, nhưng tăng tới 72,93% so với năm 2023. Riêng tháng 7, xuất khẩu đã tăng 160% so với cùng kỳ.

Theo báo cáo từ Cục Nông nghiệp Nước ngoài (FAS) thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, bất chấp những thách thức về kinh tế và giá thức ăn chăn nuôi cao, nhu cầu thức ăn chăn nuôi dự kiến ​​sẽ tăng ở Bangladesh khi các trang trại gia cầm thương mại lớn mở rộng hoạt động. Do đó, nhiều doanh nghiệp tại đây đã tìm đến Việt Nam để tăng cường nguồn cung.

Tổng kim ngạch thương mại song phương giữa 2 nước đã tăng trưởng mạnh trong thời gian gần đây từ 93 triệu USD năm 2009 lên 927 triệu USD trong năm 2023. Về nông sản, Việt Nam xuất khẩu sang Bangladesh các mặt hàng gồm gạo, cao su, các sản phẩm từ cao su, thức ăn gia súc và nguyên liệu.

Hơn 20 năm qua, công nghệ và chất lượng thức ăn chăn nuôi của Việt Nam đã được cải thiện vượt trội, hoàn toàn đáp ứng yêu cầu của các thị trường nhập khẩu khó tính.

Theo báo cáo Triển vọng Nông sản Alltech năm 2023, Việt Nam đạt sản lượng đạt 26,720 triệu tấn, đứng thứ 8 thế giới. Việt Nam cũng lọt top 10 thế giới về sản lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản trên toàn cầu.

Hiện cả nước có 269 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp dạng hỗn hợp hoàn chỉnh với tổng công suất thiết kế đạt 43,2 triệu tấn. Trong đó, 90 nhà máy thuộc sở hữu của doanh nghiệp FDI (chiếm 33,5% về số lượng; 51,3% về công suất thiết kế) và 179 nhà máy thuộc doanh nghiệp trong nước (chiếm 66,5% về số lượng và 48,7% về công suất thiết kế).

Nhờ tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam đang thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia, trong đó có nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia mở rộng kinh doanh sản xuất.

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường Mỹ

Tin cùng chuyên mục

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Quy định hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025