Trung Quốc đồng ý xem xét mở cửa cho sản phẩm khoai lang tím Việt Nam

Cùng với việc Trung Quốc đồng ý xem xét mở cửa cho sản phẩm khoai lang tím Việt Nam xuất khẩu tạm thời sang thị trường này với điều kiện toàn bộ vùng trồng cũng như cơ sở đóng gói được kiểm tra kỹ lưỡng, thời gian tới, ớt sẽ được xuất khẩu trở lại sang Malaysia và Trung Quốc.
Hỗ trợ tối đa xuất khẩu vải thiều sang Trung Quốc “Thông đường” cho nông sản Việt sang Trung Quốc giữa dịch Covid-19

Mở cửa cho xuất khẩu khoai lang tím

Tại hội nghị trực tuyến "Tháo gỡ vướng mắc kỹ thuật thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch Covid-19" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức ngày 3/6, ông Trương Thành Dãnh - Giám đốc Sở NN&PTNT Vĩnh Long - cho biết, hiện trên địa bàn tỉnh có 14 ngàn ha trồng khoai lang với sản lượng 350 ngàn tấn. Trên địa bàn mới chỉ có 1 cơ sở nhà máy chế biến với sản lượng khiêm tốn 2-3 ngàn tấn/năm, số khoai lang còn lại chủ yếu xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc. Do dịch Covid-19, khiến việc tiêu thụ, xuất khẩu khoai lang gặp nhiều khó khăn. "Cách đây 2 tuần có thời điểm khoai lang xuống giá 1.000 đồng/kg, trong khi giá 5.000 đồng/kg thì nông dân mới có lãi", ông Trương Thành Dãnh nói.

ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trước tình này, để hỗ trợ cho bà con trồng khoai lang, Sở NN&PTNT tham mưu phát động doanh nghiệp, người dân cùng chia sẻ, do đó, giá bán đã tăng lên 3.000 đồng/kg nhưng với mức giá bán này bà con vẫn còn lỗ vốn. Về lâu dài, tỉnh kêu gọi đầu tư kho chứa và nhà máy chế biến. Ông Trương Thành Dãnh cũng kiến nghị, các bộ ngành xúc tiến tìm kiếm thị trường, đàm phán với Trung Quốc mở rộng xuất khẩu sản phẩm nông sản chính ngạch sang Trung Quốc, trong đó có sản phẩm khoai lang.

Liên quan đến vấn đề mở cửa xuất khẩu chính ngạch, bà Nguyễn Thị Thu Hương - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) - cho biết, hiện Cục đang đàm phán để mở cửa 19 thị trường cho 20 loại sản phẩm (trái cây, hạt giống, gạo, hoa, đậu đỗ, khoai lang… Bên cạnh đó, hỗ trợ xử lý, đàm phán tháo gỡ các tình huống kỹ thuật phát sinh trong quá trình xuất khẩu, đặc biệt là thông báo không tuân thủ liên quan đến kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm.

Đối với sản phẩm khoai lang, ngày 2/6, Bộ đã nhận được công hàm từ Trung Quốc. Theo đó, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đồng ý xem xét cho phép Việt Nam xuất khẩu tạm thời khoai lang tím sang Trung Quốc với điều kiện vùng trồng, cơ sở đóng gói được kiểm tra, triển khai đảm bảo không nhiễm 10 loại sinh vật gây hại.

Hiện Cục làm việc với các tỉnh Vĩnh Long, Đắk Lắk, Đắk Nông để triển khai các nội dung liên quan đến kỹ thuật, đảm bảo hoàn thiện hồ sơ kỹ thuật để gửi sang Trung Quốc.

Ngoài ra, đối với một số tỉnh hiện nay đang chưa có cơ sở đóng gói thì Cục sẽ cùng địa phương thiết lập những cơ sở đóng gói trong thời gian sớm nhất đáp ứng yêu cầu phía Trung Quốc.

Đối với mặt hàng ớt, bà Nguyễn Thị Thu Hương cho hay, từ năm 2020, phía Trung Quốc đã yêu cầu tạm dừng mặt hàng ớt, đến nay phía Tổng cục Hải quan Trung Quốc đồng ý, trong thời gian chờ họ làm phân tích nguy cơ dịch hại, Trung Quốc đồng ý cho Việt Nam tạm thời xuất khẩu ớt trở lại sang nước này.

Tuy nhiên, Việt Nam cần đáp ứng được một trong hai điều kiện của họ. Thứ nhất là ớt sẽ phải được sản xuất từ những vùng không nhiễm ruồi đục quả. Thứ hai là phải được xử lý kiểm dịch thực vật trước khi xuất khẩu.

Chiều ngày 2/6, Cục Bảo vệ thực vật đã triệu tập cuộc họp với các đơn vị liên quan. Sau khi xem xét nghiên cứu, rà soát và nhận thấy biện pháp sản xuất từ vùng không nhiễm dịch hại, không nhiễm ruồi đục quả sẽ rất khó. Do đó, Cục Bảo vệ thực vật sẽ triển khai nghiên cứu và thiết kế các thông số kỹ thuật về xử lý kiểm dịch thực vật để gửi sang phía Trung Quốc.

Biện pháp xử lý dự kiến là bằng Methyl Bromide và việc này sẽ phải mất thời gian để thực hành thử nghiệm, bởi lực lượng chức năng sẽ phải thu gom lượng nguyên liệu lớn và làm nhiều lần.

Trong tuần tới, Cục sẽ cố gắng hoàn thành sớm bộ hồ sơ kỹ thuật về xử lý kiểm dịch thực vật sản phẩm ớt để gửi sang phía Trung Quốc. Về lâu dài, Cục sẽ hoàn thiện Bộ hướng dẫn cho các tỉnh thiết lập các vùng trồng không nhiễm dịch bệnh hại.

Ngoài ra, thông tin Malaysia sau 2 năm tạm dừng cũng đã cho phép Việt Nam xuất khẩu trở lại. Điều kiện của Malaysia là ớt cũng phải được sản xuất từ những vùng được Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số và kiểm soát toàn bộ quá trình từ lúc trồng đến cơ sở đóng gói, xuất khẩu. Cục đã có văn bản gửi các địa phương, doanh nghiệp triển khai các nội dung này. Như vậy, thời gian tới, ớt sẽ được xuất khẩu trở lại sang Malaysia và Trung Quốc.

Đẩy mạnh xây dựng mã số vùng trồng

Đối với mặt hàng ớt xuất khẩu sang Malaysia, bà Hương cho hay, mặc dù Cục đã có văn bản gửi các địa phương, doanh nghiệp triển khai các nội dung này gần một tháng qua. Tuy nhiên, đến nay, chưa có địa phương nào phản hồi lại.

Bà Hương đề nghị các tỉnh phải tích cực trong việc cùng với Cục Bảo vệ thực vật hoàn thiện các hồ sơ kỹ thuật. Vì các thị trường nhập khẩu hiện nay đều yêu cầu phải quản lý cụ thể từ từng vùng trồng, từng cơ sở đóng gói. Do vậy, trách nhiệm của địa phương rất lớn trong việc thường xuyên giám sát, đôn đốc, đảm bảo sản phẩm của địa phương đáp ứng đủ, đúng với yêu cầu của các nước xuất khẩu sản phẩm.

Về giải pháp trong thời gian tới đối với các sản phẩm nông sản nói chung, Cục sẽ triển khai toàn bộ biện pháp thường xuyên theo dõi dự báo, áp dụng biện pháp phòng trừ tạm thời. Bên cạnh đó, phối hợp với các địa phương xây dựng vùng trồng, cơ sở xuất khẩu. Thời gian gian tới, vùng trồng, cơ sở đóng gói sẽ đảm bảo mục tiêu truy xuất nguồn gốc, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

Bà Hương cho hay, sau 10 năm thực hiện mã số vùng trồng, chất lượng nông sản được tăng lên nhiều, sản xuất theo cùng 1 quy trình, nhận thức của người nông dân tăng lên nhiều chuyển sang sản xuất theo định hướng thị trường, khách hàng; vùng trồng được cấp mã số nông dân trong vùng trồng tập hợp thành HTX kiểu mới sản xuất cùng 1 quy trình, ghi chép, trao đổi kinh nghiệm với nhau. “Vụ vải vừa rồi, giá của trái vải ở vùng trồng được cấp mã số cao hơn nhiều so với trái vải ở vùng trồng không được cấp mã số”, bà Hương cho biết thêm.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Trung Quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

10 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi gần 1,2 tỷ USD để nhập khẩu gạo, tăng gần 73% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức kỷ lục từ trước đến nay.
Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 648 tỷ USD, tăng 15,8%. Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế.
Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Hội thảo Tăng cường năng lực DN điện tử Việt Nam trong chuỗi cung ứng: Cập nhật các quy định xuất khẩu điện tử đi các thị trường Âu - Mỹ diễn ra chiều 4/11.
Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đã đạt 647,87 tỷ USD, tăng 15,8%; cán cân thương mại thặng dư 23,31 tỷ USD.
Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Hiện, các doanh nghiệp trong ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản đang đối diện 5 khó khăn lớn liên quan đến cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính.

Tin cùng chuyên mục

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Việc phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, tuy nhiên, doanh nghiệp lúng túng trong triển khai.
Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

9 tháng, Việt Nam đã xuất khẩu được 21.841 tấn gừng, nghệ và gia vị với kim ngạch đạt gần 45 triệu USD, giảm 28,3% về lượng nhưng tăng 9,9% về kim ngạch.
Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Ông Đặng Phúc Nguyên – Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, kim ngạch xuất khẩu rau quả có thể đạt 7 tỷ USD năm 2024 và đạt 10 tỷ USD thời gian tới.
Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Trong số các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Campuchia, đậu tương ghi nhận mức tăng kỷ lục, tăng 799,4% tương đương gần 8 lần trong 9 tháng năm 2024.
Thuế xuất nhập khẩu phân bón, thuốc lá thay đổi ra sao từ 16/12/2024?

Thuế xuất nhập khẩu phân bón, thuốc lá thay đổi ra sao từ 16/12/2024?

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng như: Phân bón, kẽm, thiếc, thuốc lá… sẽ có sự thay đổi từ ngày 16/12/2024 theo Nghị định số 144/2024/NĐ-CP.
Brazil, Indonesia và Campuchia là 3 nguồn cung hồ tiêu chính của Việt Nam

Brazil, Indonesia và Campuchia là 3 nguồn cung hồ tiêu chính của Việt Nam

Giá hồ tiêu trong nước liên tục đứng ở mức cao đẩy các doanh nghiệp phải tăng nhập khẩu hồ tiêu từ 3 thị trường chính gồm Brazil, Indonesia và Campuchia.
Việt Nam giữ vững

Việt Nam giữ vững 'ngôi vương' xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines

Gạo Việt Nam chiếm gần 80% trong tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines trong 10 tháng năm 2024 và vẫn giữ vững "ngôi vương" xuất khẩu gạo vào thị trường này.
Long An: 10 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 10,6 tỷ USD

Long An: 10 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 10,6 tỷ USD

Sở Công Thương tỉnh Long An cho biết, kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024 ước đạt 1,1 tỷ USD, lũy kế 10 tháng năm 2024 ước đạt 10,6 tỷ USD.
Tháng 10, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Tháng 10, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ước đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, lần đầu tiên sau 27 tháng (kể từ tháng 6/2022).
Bộ Công Thương sắp tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Bộ Công Thương sắp tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 do Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ diễn ra vào đầu tháng 12/2024.
Xuất khẩu nông sản: Gạo, cà phê, rau quả đón kỷ lục mới

Xuất khẩu nông sản: Gạo, cà phê, rau quả đón kỷ lục mới

10 tháng năm nay, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông, lâm, thủy ước đạt 51,74 tỷ USD, trong đó, gạo, cà phê, rau quả lập đỉnh lịch sử.
Ông Nguyễn Quang Hiếu thông tin về việc nho sữa Trung Quốc có dư lượng thuốc sâu vượt ngưỡng cho phép

Ông Nguyễn Quang Hiếu thông tin về việc nho sữa Trung Quốc có dư lượng thuốc sâu vượt ngưỡng cho phép

Ông Nguyễn Quang Hiếu - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, năm 2024, không phát hiện vi phạm an toàn thực phẩm đối với nho sữa Trung Quốc nhập khẩu.
Đầu tư vào công nghệ xanh để xuất khẩu: Không thể chậm trễ

Đầu tư vào công nghệ xanh để xuất khẩu: Không thể chậm trễ

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang chuyển đổi mạnh mẽ sang phát triển bền vững, Đầu tư vào công nghệ xanh để xuất khẩu là yêu cầu tất yếu.
Indonesia là thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của Việt Nam

Indonesia là thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của Việt Nam

Indonesia là thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của Việt Nam trong tháng 9 năm 2024 với 107 tấn, chiếm tỷ trọng gần 50% trong cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam.
Xuất khẩu gỗ và lâm sản: Vì sao vẫn đối diện với bài toán thiếu bền vững?

Xuất khẩu gỗ và lâm sản: Vì sao vẫn đối diện với bài toán thiếu bền vững?

10 tháng năm 2024, xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 14,05 tỷ USD, tăng 19,9%, tuy nhiên, ngành hàng tỷ USD này vẫn đối diện với "bài toán" thiếu bền vững.
Châu Á tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông - lâm - thủy sản Việt Nam

Châu Á tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông - lâm - thủy sản Việt Nam

Châu Á là thị trường xuất khẩu lớn nhất các mặt hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam trong 10 tháng năm 2024, với thị phần chiếm 48,2% tổng kim ngạch xuất khẩu.
​​​​Ngành logistics Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ

​​​​Ngành logistics Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ

Ngày 31/10, tại TP. Hồ Chí Minh diễn ra Hội nghị Logistics Việt Nam lần thứ 2 - năm 2024 với chủ đề “Chuyển đổi để bứt phá” do Báo Đầu tư tổ chức.
Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Ả rập Xê út tăng trưởng 2 con số

Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Ả rập Xê út tăng trưởng 2 con số

9 tháng năm 2024, nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực sang Ả rập Xê út tăng trưởng mạnh, trong đó, rau quả, gạo, hồ tiêu ghi nhận tăng trưởng 2 con số.
Việt Nam chi hơn 1,54 tỷ USD nhập khẩu khí đốt hóa lỏng trong 9 tháng năm 2024

Việt Nam chi hơn 1,54 tỷ USD nhập khẩu khí đốt hóa lỏng trong 9 tháng năm 2024

9 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu gần 2,39 triệu tấn khí đốt hóa lỏng, trị giá trên 1,54 tỷ USD, tăng 24,73% về lượng, tăng 33,79% về kim ngạch so cùng kỳ.
Bộ Tài chính triển khai đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh

Bộ Tài chính triển khai đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh

Bộ Tài chính triển khai Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) – Hữu Nghị Quan (Trung Quốc).
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động