Theo Ban tổ chức, Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng) truyền thống năm 2024 sẽ được tổ chức gồm phần lễ và phần hội, trong đó phần lễ gồm lễ dâng hương, thượng cờ khai hội vào ngày 3/9/2024 (tức ngày 1/8 âm lịch) tại đền Nghè và đền Nam Hải Thần Vương; lễ rước nước ngày 9/9/2024 (ngày 7/8 âm lịch) tại đền Nghè; lễ thần linh đêm 8/8/2024 (ngày 1/8 âm lịch) tại đền Nghè và Sân vận động trung tâm quận; lễ tống thần (ngày 16/8/2024) tại đền Nghè; tham dự lễ hiến sinh trâu vô địch tại Sân vận động và lễ tế thần tại đình các phường có trâu đoạt giải ngày 12/9/2024 (ngày 10/8 âm lịch).
Những "ông trâu" tại Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn đã sẵn sàng tranh tài |
Song do ảnh hưởng của cơn bão số 3, UBND quận Đồ Sơn đã báo cáo và được lãnh đạo TP Hải Phòng đồng ý lùi thời gian tổ chức hội chọi trâu 2024 từ ngày 11/9 sang ngày 21/9 (tức ngày 19/8 Âm lịch). Giấy mời cũng được chuyển về ngày 21/9 (người được nhận không phải đổi giấy mời).
Được biết, trước đó, để chuẩn bị cho Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn 2024, ngày 11/7, UBND quận Đồ Sơn (Hải Phòng) ban hành Kế hoạch số 216/KH-UBND. Theo đó, Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn 2024 sẽ có 16 "ông trâu" tham dự.
Ngoài phân bổ đồng đều cho 6 phường, mỗi địa phường 2 trâu, các phường: Vạn Hương, Ngọc Xuyên, Hải Sơn, Minh Đức, mỗi phường có thêm 1 trâu do có trâu đoạt giải nhất, nhì, đồng giải ba tại lễ hội năm 2023.
Đặc biệt, theo tiết lộ của Ban Tổ chức, Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn 2024 trong tổng số 16 trâu tham dự lễ hội, trong đó 3 trâu có trọng lượng ước 1,2 tấn. Các trâu còn lại có trọng lượng khoảng 1 tấn.
Link xem trực tiếp Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn 2024: TẠI ĐÂY
Lễ hội Chọi trâu (quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng) là một lễ hội dân gian truyền thống, có từ rất lâu đời, lưu giữ những nét sinh hoạt tâm linh, bản sắc văn hóa mang tính cộng đồng của người dân miền biển Đồ Sơn. Một trong những đặc trưng cơ bản của Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn là có sự giao thoa giữa yếu tố văn hóa nông nghiệp đồng bằng với những yếu tố văn hóa của cư dân ven biển, gắn liền với tục thờ cúng thủy thần và nghi lễ chọi, hiến sinh trâu, loài động vật thân thuộc với người nông dân. Theo các bậc cao niên Đồ Sơn, lễ hội có nguồn gốc từ tín ngưỡng thờ thần Điểm Tước Đại Vương, vị thần của non nước Đồ Sơn, được hình thành và phát triển qua nhiều thế kỷ, lưu truyền từ đời này qua đời khác và trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần, tâm linh của người dân. |