Thu gom và tái chế bao bì đã qua sử dụng: Tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường Thương mại điện tử “Xanh hóa” nhờ bao bì thân thiện môi trường |
Sự kiện là cầu nối để các doanh nghiệp ngành bao bì tìm kiếm máy móc, thiết bị, công nghệ mới nhằm tân tạo dây chuyền sản xuất, tối ưu hóa quy trình chế biến và đóng gói, mở rộng sản xuất, và đáp ứng các nhu cầu về phát triển bền vững.
ProPak Vietnam 2023 kỳ vọng sẽ thu hút hơn 10.500 khách tham quan thương mại |
Với diện tích lên đến 10,000m2, ProPak Vietnam 2023 quy tụ hơn 400 đơn vị trưng bày đến từ hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ như: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Đan Mạch, Ba Lan, Hà Lan, Úc, Áo, Bỉ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc…
Bên cạnh hoạt động triển lãm, ProPak Vietnam 2023 còn đầu tư xây dựng chuỗi hội thảo kỹ thuật và chuyên đề xoay quanh nhiều khía cạnh trong ngành chế biến, đóng gói bao bì như: Bao bì thông minh và cơ hội cho Việt Nam tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương; An ninh lương thực và biến đổi khí hậu; Cơ hội cho phát triển bao bì xanh - thân thiện với môi trường; Tối ưu hóa công nghệ xử lý và chế biến bao bì.
Theo ông BT Tee - Tổng Giám đốc Công ty Informa Markets Việt Nam - đơn vị tổ chức ProPak Vietnam, trong những năm qua, ngành chế biến, đóng gói bao bì thực phẩm và đồ uống đã phát triển mạnh mẽ nhờ sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử, các ứng dụng giao hàng, cùng các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia. Bên cạnh lợi ích kinh tế, sự phát triển này đặt ra nhu cầu cấp bách về việc bảo vệ tài nguyên và môi trường, khi Việt Nam đang đối mặt với thách thức phải xử lý lượng rác thải ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) gia tăng đột biến.
“Nhiều nhà sản xuất lớn đang nỗ lực mạnh mẽ để sáng chế ra các công nghiệp, vật liệu và thiết kế mới tạo ít chất thải hơn, có khả năng tái chế cao, giá thành thấp, quy trình đơn giản hơn. Đây cũng chính là vai trò của triển lãm, mang đến những công nghệ hiện đại nhất, giúp cải tiến quy trình sản xuất cho doanh nghiệp.”- ông BT Tee chia sẻ.