Triển khai hiệu quả các FTA: Đòn bẩy nâng cao vị thế Việt Nam

Thực thi Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã mở ra nhiều cơ hội để Việt Nam tăng trưởng, đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài.
Nâng cao vị thế Việt Nam trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN Nâng cao vị thế Việt Nam về an sinh xã hội trong tiến trình hội nhập quốc tế

Đẩy mạnh xuất khẩu

Năm 2023, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, kinh tế toàn cầu phục hồi chậm; nhu cầu suy giảm đã tác động trực tiếp tới các quốc gia có độ mở kinh tế lớn, trong đó có Việt Nam. Trong nước, tình hình sản xuất, kinh doanh cũng gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế suy yếu sau giai đoạn Covid-19, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp…

Triển khai hiệu quả các FTA: Đòn bẩy nâng cao vị thế Việt Nam
FTA là động lực quan trọng giúp phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Ảnh: TTXVN

Mặc dù vậy, số liệu thống kê cho thấy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2023 ước đạt 683 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu ước đạt 354,5 tỷ USD, nhập khẩu ước đạt 328,5 tỷ USD. Năm 2023, cán cân thương mại tiếp tục ghi nhận xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp với mức thặng dư ước đạt 26 tỷ USD, tăng gần gấp 3 lần năm 2022, góp phần tích cực cho cán cân thanh toán, giúp nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế.

Có thể nói, kết quả này đến từ các giải pháp khắc phục khó khăn, mở cửa thị trường của Chính phủ, các bộ, ngành và cộng đồng doanh nghiệp, nổi bật trong đó là sự chủ động thúc đẩy thực thi các FTA của Bộ Công Thương. Trả lời vấn đề đại biểu Quốc hội nêu về những giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu trong tình hình mới, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV ngày 7/11/2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, thời gian qua, việc khai thác các FTA được Chính phủ, Bộ Công Thương và các bộ, ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Điểm rõ nhất là trong 3 năm gần đây, Việt Nam được xếp là 1 trong 20 quốc gia có quy mô thương mại quốc tế lớn nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng cao (khoảng 12,5% trở lên) và liên tục có kết quả xuất siêu, 10 tháng đầu năm 2023, xuất siêu 24,6 tỷ USD. Để có được kết quả này, Chính phủ, Bộ Công Thương, các bộ, ngành, địa phương có liên quan đã đẩy mạnh hoạt động đàm phán song phương, đa phương, tập trung vào thị trường trọng điểm, nhiều tiềm năng. Đơn cử, theo báo cáo của Bộ Công Thương, năm 2022, có 52/63 tỉnh, thành phố có hoạt động xuất khẩu với các nước Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), tăng 11 địa phương so với năm 2021. Bên cạnh đó, tỷ lệ tận dụng Giấy chứng nhận xuất xứ CPTPP (C/O CPTPP) của hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tích cực và tăng đáng kể so với năm 2021 như: Thủy sản tăng 41,7%; giày dép tăng 51,7%; dệt may tăng 185,2%; cà phê tăng 140,1%; máy móc và thiết bị tăng 152,3%... Các thị trường mới như Canada và Mexico ghi nhận tỷ lệ sử dụng C/O mẫu CPTPP nhiều nhất với mức tương ứng 13,7% và 30,8%.

Ông Bùi Tuấn Hoàn - Trưởng phòng châu Mỹ, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương) - nhìn nhận, kể từ khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực và hàng hóa Việt Nam được hưởng các ưu đãi thuế quan, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng sang khối CPTPP đã ghi nhận mức tăng trưởng cực kỳ ấn tượng. Điều này cho thấy rõ nhu cầu cũng như dư địa thị trường thực sự hấp dẫn cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam.

Đẩy mạnh các hoạt động đàm phán song phương, đa phương

Năm 2023, công tác thực thi, triển khai các FTA đã được Bộ Công Thương tiếp tục được tăng cường, trong đó, đã chủ trì, đôn đốc các bộ, ngành có liên quan về việc xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để thực thi các Hiệp định CPTPP, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA). Đồng thời, Bộ Công Thương tích cực phối hợp với các đơn vị, bộ, ngành theo dõi, khẩn trương xử lý những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực thi Hiệp định CPTPP; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng quan điểm của Việt Nam về việc gia nhập Hiệp định CPTPP của Vương quốc Anh. Đồng thời, phối hợp để xây dựng hồ sơ trình phê chuẩn văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh (dự kiến sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp đầu tiên năm 2024).

Theo Bộ Công Thương, trong năm 2023, các đơn vị chức năng của Bộ đã đẩy mạnh hoạt động đàm phán song phương, đa phương, tập trung vào các thị trường trọng điểm, nhiều tiềm năng. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ chính thức với 189/193 quốc gia và vùng lãnh thổ (trong đó, có 6 đối tác chiến lược toàn diện, 18 đối tác chiến lược, 12 đối tác toàn diện) và có quan hệ thương mại với 224 đối tác và quan hệ hợp tác với hơn 300 tổ chức quốc tế.

Các FTA không chỉ là động lực mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp mở rộng kết nối giao thương, thúc đẩy phát triển kinh tế. Ở góc độ doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Huyền - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất khẩu Quế hồi Việt Nam (Vinasamex) - cho biết, hiện nay, Vinasamex đã xuất khẩu các sản phẩm quế, hồi sang nhiều thị trường có FTA. Việc hưởng lợi từ các FTA giúp doanh nghiệp có được khách hàng chuyển dịch từ thị trường khác sang mua hàng hoặc đầu tư sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Những năm gần đây, nhờ “đòn bẩy” của các FTA, doanh nghiệp tập trung vào những sản phẩm giá trị cao cấp để xuất khẩu vào những thị trường khó tính, như EU, Canada, Mỹ, Nhật Bản... - bà Nguyễn Thị Huyền nhấn mạnh.

Hiện nay, Việt Nam đã và đang tham gia 19 FTA song phương và đa phương với hầu hết các nền kinh tế trên thế giới. Trong đó, 16/19 FTA đã có hiệu lực với hơn 60 đối tác, phủ rộng khắp các châu lục, với tổng GDP chiếm gần 90% GDP toàn cầu... đây cũng chính là cơ sở, nền tảng đưa Việt Nam trở thành một trong những nước dẫn đầu khu vực về tham gia các khuôn khổ hợp tác kinh tế song phương và đa phương. Điều này đã giúp Việt Nam duy trì đà tăng trưởng GDP cao trong những năm qua và thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế, cải cách thể chế, đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cuộc cách mạng công nghiệp mới.

Thông qua công tác hội nhập, Việt Nam đã và đang trở thành "cửa ngõ" quan trọng bậc nhất thế giới khi giờ đây đầu tư vào Việt Nam là có thể tiếp cận được với hầu hết các thị trường lớn của thế giới. Điển hình, FTA giữa Việt Nam và khối EFTA, đến nay, hai bên đã trải qua 16 phiên đàm phán chính thức và nhiều phiên đàm phán cấp trưởng đoàn và cấp kỹ thuật. Hiện tại, hai bên đã xác định được những vấn đề còn tồn tại trong các lĩnh vực quan trọng của hiệp định như thương mại hàng hóa, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ. Thời gian qua, Bộ Công Thương đã liên tục thúc đẩy việc nối lại đàm phán và nỗ lực xử lý những vấn đề còn tồn tại để có thể sớm kết thúc đàm phán, trên cơ sở cân bằng lợi ích của cả hai phía.

Đối với FTA Việt Nam - Israel (VIFTA), VIFTA được ký kết đánh dấu thành quả nỗ lực không mệt mỏi của cả hai nước sau quãng thời gian 7 năm với 12 phiên đàm phán. Israel là quốc gia đầu tiên tại khu vực Tây Á mà Việt Nam ký kết FTA. Thông qua VIFTA, Việt Nam có thể thúc đẩy xuất khẩu những mặt hàng thế mạnh không chỉ sang Israel mà còn có cơ hội tiếp cận các thị trường khác tại Trung Đông, Bắc Phi và Nam Âu... Đồng thời, trong năm 2023, Bộ đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tham dự đàm phán nâng cấp và đàm phán mới các FTA trong khuôn khổ ASEAN.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế trong nước, việc Bộ Công Thương hoàn tất ký kết VIFTA và khởi động đàm phán FTA Việt Nam - UAE cũng như nhiều FTA mới khác có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp doanh nghiệp xuất khẩu trong nước có thêm cánh cửa để mở rộng thị trường. Bên cạnh các giải pháp chủ động triển khai thực thi FTA, Bộ Công Thương cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA, Hiệp định UKVFTA, RCEP, Cộng đồng kinh tế ASEAN và các FTA khác của Việt Nam dưới nhiều hình thức. Đồng thời, tiếp tục chủ trì đảm nhiệm, thúc đẩy và làm tốt vai trò là đơn vị tiếp nhận các câu hỏi từ cộng đồng doanh nghiệp và người dân liên quan đến các FTA và trực tiếp trả lời hoặc phối hợp với cơ quan liên quan trả lời.

Hiện nay, phạm vi đối tác FTA của Việt Nam đã khá rộng và toàn diện. Vì vậy, trong 3 - 5 năm tới, sẽ chạm đến các dấu mốc quan trọng của nhiều hiệp định và dần tiến đến tự do hóa thuế quan hầu hết các mặt hàng nhập khẩu với đối tác thương mại chính.
Thu Trang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tăng tốc xuất khẩu sang Indonesia nhờ khai thác cơ hội từ RCEP

Tăng tốc xuất khẩu sang Indonesia nhờ khai thác cơ hội từ RCEP

Doanh nghiệp Việt cần khai thác những lợi thế từ Hiệp định RCEP để nâng cao lợi thế cạnh tranh, từ đó gia tăng xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Indonesia.
RCEP tạo

RCEP tạo 'con đường tơ lụa' cho hàng Việt khai thác thị trường ASEAN

Sau gần 3 năm triển khai, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được đánh giá mang lại hiệu quả cao cho hàng Việt xuất khẩu.
Củng cố quan hệ chính trị, tạo đột phá thương mại giữa Việt Nam - Brazil và các đối tác

Củng cố quan hệ chính trị, tạo đột phá thương mại giữa Việt Nam - Brazil và các đối tác

Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Brazil sẽ tiếp tục củng cố quan hệ chính trị, là cơ hội để tăng cường hợp tác về kinh tế, thương mại...
RCEP thúc đẩy mạnh mẽ giao thương ASEAN - Trung Quốc

RCEP thúc đẩy mạnh mẽ giao thương ASEAN - Trung Quốc

Hiệp định RCEP thúc đẩy mạnh mẽ giao thương ASEAN - Trung Quốc, tạo cơ hội mới cho doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế khu vực.
Nhiều chuyên gia quốc tế lạc quan về Hiệp định RCEP trong thời gian tới

Nhiều chuyên gia quốc tế lạc quan về Hiệp định RCEP trong thời gian tới

Nhiều chuyên gia quốc tế cho rằng, trong thời gian tới, Hiệp định RCEP sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác và gia tăng lợi ích kinh tế cho các quốc gia thành viên.

Tin cùng chuyên mục

Mỹ: Ngành công nghiệp ô tô thay đổi ra sao sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống

Mỹ: Ngành công nghiệp ô tô thay đổi ra sao sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống

Sau khi ông Donald Trump đắc cử vị trí Tổng thống Mỹ, nhiều mức thuế mới đối với ô tô nhập khẩu thay đổi, đồng thời đảo ngược chính sách ủng hộ ô tô điện.
Hãng thông tấn Nhà nước UAE có bài nêu bật ý nghĩa chiến lược của Hiệp định CEPA

Hãng thông tấn Nhà nước UAE có bài nêu bật ý nghĩa chiến lược của Hiệp định CEPA

Sau khi CEPA được ký kết, WAM - hãng thông tấn Nhà nước UAE đã có bài ghi nhận ý kiến nhiều quan chức, coi đây tiến quan trọng trong chiến lược của UAE.
Báo chí trong nước đưa tin đậm nét mốc lịch sử Việt Nam và UAE ký kết Hiệp định CEPA

Báo chí trong nước đưa tin đậm nét mốc lịch sử Việt Nam và UAE ký kết Hiệp định CEPA

Báo chí trong nước đưa tin đậm nét việc ký kết Hiệp định CEPA, nhấn mạnh tầm quan trọng của hiệp định trong thúc đẩy thương mại, đầu tư và hợp tác Việt Nam-UAE.
Chính phủ ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định VIFTA

Chính phủ ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định VIFTA

Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định VIFTA áp dụng đối với hơn 11 nghìn dòng hàng.
Lâm Đồng: Tập huấn hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn thông tin về hội nhập quốc tế

Lâm Đồng: Tập huấn hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn thông tin về hội nhập quốc tế

Sở Công Thương Lâm Đồng tập huấn hỗ trợ doanh nghiệp cập nhật thông tin và tận dụng hiệu quả các cơ hội từ những Hiệp định thương mại tự do (FTA).
Miền Trung - Tây Nguyên tăng cường thực thi các hiệp định thương mại tự do

Miền Trung - Tây Nguyên tăng cường thực thi các hiệp định thương mại tự do

Các FTA thúc đẩy thương mại các địa phương miền Trung – Tây Nguyên tăng trưởng liên tục, tỷ lệ thực hiện C/O tại các thị trường có FTA tăng 200 - 500%.
Các FTA đã giúp hàng hóa Việt Nam đi sâu vào thị trường lớn trên thế giới

Các FTA đã giúp hàng hóa Việt Nam đi sâu vào thị trường lớn trên thế giới

Việc tham gia và thực thi các FTA xuất khẩu đã giúp hàng hóa Việt Nam đi sâu vào thị trường các nước đối tác, cán cân thương mại Việt Nam duy trì đà xuất siêu.
5 nút thắt của ngành da giày trong tận dụng hiệu quả các FTA

5 nút thắt của ngành da giày trong tận dụng hiệu quả các FTA

Chính phủ đã giao Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các hiệp hội triển khai xây dựng Hệ sinh thái tận dụng FTA.
RCEP: Hơi thở mới cho tăng trưởng kinh tế châu Á

RCEP: Hơi thở mới cho tăng trưởng kinh tế châu Á

RCEP chính thức có hiệu lực hơn 2 năm và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực, nhưng cũng còn một số thách thức.
Những lưu ý về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Những lưu ý về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã nêu ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.
Đào tạo chuyên gia về Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Đào tạo chuyên gia về Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Chương trình đào tạo nhằm mục tiêu xây dựng đội ngũ chuyên gia về Hiệp định EVFTA và các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới.
Đẩy mạnh thông tin đối ngoại, hội nhập quốc tế nâng cao vị thế, uy tín của Bộ Công Thương

Đẩy mạnh thông tin đối ngoại, hội nhập quốc tế nâng cao vị thế, uy tín của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, Kết luận của Bộ Chính trị nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại.
Thực thi FTA thúc đẩy các thành tựu cải cách kinh tế của Việt Nam

Thực thi FTA thúc đẩy các thành tựu cải cách kinh tế của Việt Nam

Các chuyên gia quốc tế đánh giá Việt Nam là một trong những câu chuyện thành công nhất về quá trình chuyển đổi kinh tế ở châu Á.
Xây dựng Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp da giày tận dụng tốt hơn EVFTA

Xây dựng Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp da giày tận dụng tốt hơn EVFTA

Hiệp định EVFTA đã và đang tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cho ngành da giày Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, tránh phụ thuộc quá mức vào một thị trường.
Hiệp định EVFTA hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Hiệp định EVFTA hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Bên cạnh xóa bỏ thuế quan, EVFTA mang lại nhiều lợi ích như tự do hóa dịch vụ và mua sắm, giảm các rào cản thương mại phi thuế quan, phát triển bền vững...
Xây dựng hệ sinh thái, tận dụng các FTA để thúc đẩy xuất khẩu da giày

Xây dựng hệ sinh thái, tận dụng các FTA để thúc đẩy xuất khẩu da giày

8 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép đi các thị trường có FTA của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng tăng 8% so với cùng kỳ.
Hiệp định EVFTA mang lại những lợi ích đáng kể và đang dần chứng minh giá trị

Hiệp định EVFTA mang lại những lợi ích đáng kể và đang dần chứng minh giá trị

Hiệp định EVFTA là 1 trong những động lực quan trọng góp phần gia tăng thương mại đầu tư Việt Nam–Thuỵ Điển sau 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1969-2024)
Hiệp định EVFTA: Thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt vào thị trường Áo mà không cần

Hiệp định EVFTA: Thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt vào thị trường Áo mà không cần 'bước đệm' nước thứ ba

Bà Đinh Thị Hoàng Yến, Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Áo, kiêm nhiệm Slovenia chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương về hiệu quả của Hiệp định EVFTA.
Mỗi địa phương, doanh nghiệp, ngành hàng sẽ có một chuyên gia về FTA

Mỗi địa phương, doanh nghiệp, ngành hàng sẽ có một chuyên gia về FTA

Bộ Công Thương thông báo tổ chức các lớp đào tạo để trở thành chuyên gia FTA thế hệ mới năm 2024, bao gồm các chương trình đào tạo khóa cơ bản và chuyên sâu.
Bài 3: Để tận dụng tốt nhất

Bài 3: Để tận dụng tốt nhất 'cao tốc' EVFTA

Dù EVFTA đã được doanh nghiệp tận dụng tốt, song hiện EU đang dựng lên hàng rào phi thuế quan buộc doanh nghiệp phải thích ứng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động