Nở rộ startup chăm sóc sức khỏe trên nền tảng số |
Phát biểu tại sự kiện, ông Nguyễn Thành Dương- Đại diện Trung tâm Ứng dụng công nghệ thông tin, Cục Xúc tiến thương mại cho hay: Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ. Yêu cầu đặt ra với các đơn vị sản xuất, kinh doanh hiện nay là phải có tầm nhìn chiến lược, nắm bắt cơ hội để giải quyết các thách thức và chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp, hợp tác xã có cơ hội phát triển rộng mở hơn, kết nối nhanh chóng cũng đồng thời tạo thách thức về tiếp cận cách thức sử dụng công cụ để chuyển đổi số và mô hình kinh doanh hiệu quả.
Nằm trong Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia năm 2022, Cục Xúc tiến thương mại tổ chức khoá tập huấn nhằm phổ biến rộng rãi kỹ năng bán hàng trên nền tảng số và livestream bán hàng. Khoá tập huấn nhằm mục tiêu hỗ trợ nhiều hộ sản xuất nông nghiệp đẩy mạnh thương mại trên nền tảng số, thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, kết nối quảng bá trên nền tảng số. Đồng thời giúp bà con có thêm kiến thức mới, trang bị kỹ năng cơ bản về livestream bán hàng.
Thực tế, kinh doanh trên các nền tảng số, sàn thương mại điện tử hay cụ thể như livestream bán hàng đã được nhiều hợp tác xã áp dụng. Chia sẻ tại sự kiện, đại diện Hợp tác xã Liên Hà (huyện Đan Phượng, Hà Nội) cho hay: Bên cạnh dịch vụ điện, hợp tác xã mở rộng thêm lĩnh vực kinh doanh nông sản gồm chuối và các loại rau. Từ năm 2020, một số thành viên hợp tác xã đã mày mò tự học và livestream bán hàng. Hiện 70% doanh thu từ nông sản đến từ kinh doanh trực tuyến.
Cục Xúc tiến thương mại đã phối hợp tổ chức “Khóa tập huấn kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số, phát triển kinh tế tập thể và hợp tác xã |
Tuy nhiên do tự học hỏi thực hiện, kinh doanh trực tuyến của hợp tác xã chưa mở rộng được, hiện chỉ trong phạm vi của huyện Đan Phượng. “Tham gia khoá tập huấn, hợp tác xã mong muốn được đào tạo các kỹ năng cơ bản về kinh doanh trực tuyến, livestream bán hàng để mở rộng hơn nữa hoạt động kinh doanh”, đại diện Hợp tác xã Liên Hà nói.
Đại diện một doanh nghiệp chuyên sản xuất ván ép và một số sản phẩm khác từ gỗ cũng bày tỏ: Doanh nghiệp đã tham gia bán hàng trên nhiều sàn thương mại điện tử và đưa được hàng hoá tới tay người tiêu dùng. Nhưng doanh nghiệp mới chỉ biết chứ chưa hiểu và thành thạo các kỹ năng bán hàng trên nền tảng số, do vậy mong muốn được học hỏi và khai thác tốt hơn kênh bán hàng hiện đại này.
Tại buổi tập huấn, ông Vũ Thế Tùng- Giám đốc Phát triển kinh doanh và Quan hệ Chính phủ Alibaba.com Việt Nam đã nêu những yếu tố rất cơ bản của livestream bán hàng. Đồng thời cho biết: Bản chất livestraem bán hàng trên sàn thương mại điện tử là cách kéo lượng người mua trên sàn tới và thấy được gian hàng, sản phẩm của doanh nghiệp. Trên môi trường trực tuyến, người mua hàng không thể tác động trực tiếp tới sản phẩm, do vậy việc livestream rất quan trọng để thể hiện sự tương tác với sản phẩm.
“Livestream trên sàn thương mại điện tử, trong đó có Alibaba.com phải được hiểu là buổi giới thiệu sản phẩm cho đối tác chứ không phải bán hàng ngay lập tức cho người mua hàng”, ông Vũ Thế Tùng nói. Đồng thời cho biết: Buổi livestream cần có 5 yếu tố: Chuẩn bị, lên kế hoạch, nhân sự, sản phẩm, thực hành.
Thứ nhất về bối cảnh, cần phải được chuẩn bị tuy không quá cầu kỳ nhưng phải phù hợp đảm bảo âm thanh, ánh sáng, hình ảnh truyền tải tới người xem phải rõ nét.
Thứ hai là lên kế hoạch, trong buổi livesstream kéo dài 1 giờ đồng hồ, thời gian giới thiệu về công ty tối đa 5 phút, còn lại chia khung giờ 10 phút cho một sản phẩm, bao gồm: Giới thiệu về tính năng, nhấn vào điểm mạnh của sản phẩm trên thị trường, để lại thông tin về sản phẩm.
Thứ ba về sản phẩm, livestream trên sàn thương mại điện tử là cuộc họp giới thiệu sản phẩm, đối tượng khác hàng là nhà phân phối. Do vậy cần thoả mãn 2 yếu tố quan tâm của khách hàng là năng lực sản xuất hoặc khả năng cung ứng sản phẩm của doanh nghiệp.
Thứ 4 về con người, đây là yếu tố quyết định thành bại của cuộc livestream. Do vậy, người thực hiện livesstream phải có kiến thức tốt về công ty và sản phẩm. “Nếu có ngoại ngữ tốt, chủ doanh nghiệp hoặc phụ trách nên là người livestream sẽ tạo được niềm tin với người mua hàng. Bên cạnh đó cần có thái độ chyên nghiệp và đội ngũ hậu cần”, đại diện Alibaba.com Việt Nam nói.
Cuối cùng là thực hành, cần viết kịch bản, chuẩn bị sẵn dụng cụ và thực hành.
“Quan trọng nhất trong môi trường B2B, sau khi livestream doanh nghiệp phải liên hệ ngay với khách hàng bởi những người tương tác, để lại thông tin trong cuộc livestream chính là đối tượng quan tâm nhất tới sản phẩm… Cuối cùng kiểm điểm lại trong buổi livestream điều gì đã làm tốt và chưa tốt để rút kinh nghiệm cho lần sau”, ông Vũ Thế Tùng nói.