Trà xanh Phìn Hồ - sản phẩm OCOP 5 sao đầu tiên của tỉnh Hà Giang

Với kinh nghiệm chế biến được đúc kết qua nhiều thế hệ của đồng bào dân tộc Dao đỏ, trà xanh Phìn Hồ đã được công nhận là sản phẩm OCOP 5 sao của tỉnh Hà Giang.
Thành phố Hà Nội: Gắn kết du lịch với Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP “Giữ lửa” cho Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP

Thôn Phìn Hồ, xã Thông Nguyên, huyện Hoàng Su Phì là nơi sinh sống của đồng bào Dao đỏ với đặc sản nổi tiếng là những cây chè Shan tuyết cổ thụ hằng trăm năm tuổi. Khí hậu ở đây thường mát mẻ, trong lành, thiên nhiên ưu ái ban tặng nguồn nước dồi dào tạo điều kiện thuận lợi cho loại chè đặc biệt này phát triển. Đến nay, cây chè Shan tuyết đã trở thành cây trồng hàng hóa giúp đồng bào Dao đỏ nơi đây xây dựng cuộc sống ấm no, sung túc hơn.

Trà xanh Phìn Hồ - sản phẩm OCOP 5 sao đầu tiên của tỉnh Hà Giang

Hồng Trà và Trà Xanh mang thương hiệu Fìn Hò Trà là sản phẩm OCOP quốc gia

Từ năm 2008, các hộ dân thôn Phìn Hồ đã liên kết, cùng nhau thành lập Hợp tác xã (HTX) Chế biến chè Phìn Hồ. Những ngày đầu mới thành lập, HTX chủ yếu thu mua chè búp tươi của các hộ thành viên, chế biến thành chè xanh theo phương pháp truyền thống để bán. Nguồn nguyên liệu đầu vào gói gọn trong khoảng 30 ha chè của các gia đình thành viên nên sản lượng ít; bao bì, nhãn mác thô sơ; bộ máy quản lý còn thiếu kinh nghiệm. Trong 3 năm đầu thành lập từ năm 2008 - 2010, doanh thu của HTX chỉ đạt khoảng 500 triệu đồng/năm.

Đến năm 2017, từ sự hỗ trợ của Chương trình Giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa, HTX đã đầu tư đổi mới toàn bộ dây chuyền công nghệ sản xuất, nâng công suất từ 4 tấn chè tươi lên 15 tấn/ngày. Năm 2018, lần đầu tiên, HTX xuất khẩu trên 20 tấn chè khô sang thị trường Đài Loan, đánh dấu sự vươn tầm của thương hiệu Fìn Hò trà.

Những năm qua, HTX luôn tuân thủ những quy định về sản xuất, chế biến chè sạch theo tiêu chuẩn hữu cơ, không ngừng đầu tư, nâng cấp công nghệ sản xuất và xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ. Đồng thời, thường xuyên tham gia các hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và khẳng định thương hiệu Fìn Hò trà.

Từ năm 2019, sản phẩm Fìn Hò trà đã xuất hiện tại hệ thống siêu thị Winmart và hệ thống cửa hàng Sài Gòn Co.opmart. HTX hiện có 6 nhà phân phối với hàng trăm điểm bán hàng trong cả nước và 2 đơn vị xuất khẩu. Hiện nay, các sản phẩm chè của HTX Chế biến chè Phìn Hồ đã xuất khẩu sang một số quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Đài Loan, Nga, Đức… nhận được sự đánh giá cao của người tiêu dùng.

Trà xanh Phìn Hồ - sản phẩm OCOP 5 sao đầu tiên của tỉnh Hà Giang
Sản phẩm Fìn Hò trà được bán tại hệ thống siêu thị

Để nâng cao giá trị kinh tế từ cây chè cổ thụ, những năm gần đây, HTX đã mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng vùng nguyên liệu. Hiện nay, HTX liên kết với trên 500 hộ trồng chè ở các xã Thông Nguyên, Nậm Ty, Túng Sán…. Đây là những vùng chè đạt tiêu chuẩn hữu cơ Châu Âu.

Bên cạnh việc chú trọng đổi mới dây chuyền công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, HTX thường xuyên tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc, thu hái, sơ chế chè cho bà con nông dân, đảm bảo theo tiêu chuẩn hữu cơ để giữ vững chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, với bí quyết riêng của đồng bào Dao đỏ, trà xanh thương hiệu Fìn Hò trà có màu nước xanh, vàng sánh cùng vị nồng, chát xen lẫn ngọt hậu và hương thơm đậm đà, đượm vị của núi rừng. Chính việc gìn giữ những giá trị cổ của vườn chè theo phương thức thu hái truyền thống đã tạo nên nét đặc trưng riêng của dòng sản phẩm mang thương hiệu Fìn Hò trà.

Năm 2021, 2 sản phẩm của HTX là Trà xanh hộp 100gr và Hồng trà hộp 100gr đã đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 5 sao Quốc gia. Đây cũng là 2 sản phẩm đầu tiên của tỉnh Hà Giang đạt OCOP 5 sao và là niềm tự hào của các hộ đồng bào dân tộc Dao đỏ Phìn Hồ.

Sau khi được công nhận, HTX tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến bao bì, mẫu mã nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, đảm bảo phát triển bền vững thương hiệu Fìn Hò trà. Từ đầu năm 2022 đến nay, HTX liên tiếp nhận được tín hiệu thị trường khá tốt khi có nhiều đơn vị ký kết đơn hàng về chè hữu cơ cao cấp.

Được công nhận là sản phẩm OCOP 5 sao không chỉ khẳng định chất lượng, thương hiệu đặc sản của địa phương mà còn góp phần thúc đẩy sản xuất vùng dân tộc, miền núi theo hướng hàng hóa, nâng cao thu nhập cho đồng bào Dao đỏ Phìn Hồ.
Việt Hoàng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm OCOP

Tin cùng chuyên mục

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn:

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart:

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La -

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị