Trà Vinh phát triển sản phẩm OCOP, khơi dậy tiềm năng, lợi thế nông thôn

Tỉnh Trà Vinh đặt mục tiêu phát triển mạnh mẽ sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân.
Phát triển và nâng cao giá trị sản phẩm OCOP Ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP Điện Biên: Gỡ khó, tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP

Đi “từ không đến có”

Tỉnh Trà Vinh có thế mạnh về nông nghiệp, diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm 79,05%/diện tích tự nhiên (diện tích tự nhiên 234,115ha). Từ đó, có thế mạnh về phát triển các sản phẩm ngành nghề nông thôn, có nguồn nguyên liệu nông - thủy sản có sẵn và phong phú; ngành nghề phát triển đa dạng. Nuôi thủy sản, cây ăn trái, chế biến, bảo quản nông sản, đan đác, dệt chiếu, thảm lác, tơ xơ dừa... có lịch sử phát triển lâu đời.

Bên cạnh đó, tỉnh có 13 làng nghề, tạo lượng sản phẩm lớn cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Qua đó, những sản phẩm đạt OCOP, nhất là sản phẩm 3, 4 sao trở lên, được tham gia vào các siêu thị, nhà hàng, xúc tiến thương mại…

Xác định Chương trình OCOP có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn, năm 2018, tỉnh đã triển khai đồng bộ các giải pháp và huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc.

Trà Vinh phát triển sản phẩm OCOP, khơi dậy tiềm năng, lợi thế nông thôn
Bánh tét Hai Lý - sản phẩm đặc sản Trà Vinh

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, qua gần 5 năm thực hiện Chương trình OCOP, Trà Vinh đã đi “từ không đến có”. Đến nay, toàn tỉnh đã có 104 sản phẩm đạt sản phẩm OCOP. Đây là kết quả bước đầu, tạo sức lan tỏa, góp phần tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, tăng giá trị sản phẩm.

Đáng chú ý, các chủ thể tham gia Chương trình đã nâng lên về nhận thức, năng lực sản xuất, nhất là về quản trị kinh doanh, tổ chức sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm, tiếp cận thị trường... Nhiều cơ sở mạnh dạn đầu tư nâng cấp nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị, xây dựng quy trình sản xuất, truy xuất nguồn gốc sản phẩm; xây dựng, hoàn thiện bộ nhận diện thương hiệu, bao bì nhãn mác đảm bảo hợp quy. Đây là nền tảng quan trọng trong thực hiện Chương trình trong giai đoạn tới.

Ông Nguyễn Quỳnh Thiện, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh cho biết, yêu cầu của tỉnh là phát triển mạnh mẽ sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân; góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và du lịch nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển, góp phần xây dựng nông thôn mới hiệu quả, bền vững.

Do đó, các sở, ngành và địa phương trong tỉnh sẽ đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở có sản phẩm để các chủ thể tham gia Chương trình, từng bước nâng số lượng sản phẩm OCOP của tỉnh.

Ngoài ra, sẽ xem xét giải quyết các đề xuất hỗ trợ của các chủ thể (nếu đề xuất đáp ứng yêu cầu quy định) để từng bước nâng chất sản phẩm trong thời gian tới. Tỉnh cũng sẽ chú trọng tổ chức trưng bày, quảng bá, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đạt OCOP; thường xuyên tổ chức đưa các sản phẩm đi xúc tiến thương mại ngoài tỉnh.

Mỗi năm phát triển từ 30 sản phẩm OCOP mới

Được biết, hiện nay nhiều chủ thể OCOP tại Trà Vinh đã tích cực mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng, tăng cường quảng bá thương hiệu và đưa sản phẩm của mình lên sàn thương mại điện tử và đang được thị trường đón nhận tích cực.

“Thời gian tới, tỉnh Trà Vinh tiếp tục phát triển các sản phẩm OCOP, tiếp tục rà soát vùng nguyên liệu để phát huy tiềm năng ở các lĩnh vực thủy sản, nông nghiệp, du lịch, làng nghề, làm sao xây dựng đạt về số lượng sản phẩm OCOP. Dự kiến hàng năm, tỉnh phát triển từ 30 sản phẩm mới trở lên, đến năm 2025 toàn tỉnh cố gắng có trên 300 sản phẩm OCOP được công nhận”, ông Nguyễn Quỳnh Thiện cho biết thêm.

Trà Vinh phát triển sản phẩm OCOP, khơi dậy tiềm năng, lợi thế nông thôn
Công ty TNHH MTV Út Mừng phát triển quy trình sản xuất chỉ xơ dừa và các sản phẩm thủ công từ xơ dừa

Mục tiêu cụ thể được Trà Vinh đề ra là củng cố và nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng; ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm, cho các hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tỉnh sẽ hỗ trợ khoảng 30% chủ thể OCOP của hợp tác xã, 50% chủ thể OCOP của doanh nghiệp, công ty và hộ kinh doanh.

Đến năm 2025, tổng sản phẩm OCOP của Trà Vinh sẽ có khoảng 30% xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định. Có ít nhất 10% làng nghề trong tỉnh có sản phẩm OCOP và khoảng 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng tại hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi; sàn giao dịch thương mại điện tử…

Tỉnh đặt mục tiêu xây dựng 1 nhà trưng bày và giới thiệu sản phẩm OCOP của tỉnh; có ít nhất 1 dự án về dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch được hình thành triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, tỉnh sẽ hỗ trợ xây dựng thương hiệu ít nhất 5 sản phẩm và khoảng 10 sản phẩm được xây dựng nhãn hiệu.

UBND tỉnh Trà Vinh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương có liên quan xây dựng hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình OCOP; xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ và đào tạo nguồn nhân lực. Chương trình OCOP thực hiện bảo đảm không trùng lắp, chồng chéo nội dung, nhiệm vụ và thường xuyên được tổ chức kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP của tỉnh.

Theo ông Nguyễn Quỳnh Thiện, Trà Vinh đã triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ cho chương trình OCOP, giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, các cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP được tỉnh ưu đãi hỗ trợ tập trung cho các khâu mang tính thiết yếu như: Đầu tư trang thiết bị, dây chuyền máy móc sản xuất; hỗ trợ sản xuất nâng cao hạng sao sản phẩm; giới thiệu quảng bá và bán hàng OCOP.

Cụ thể, tỉnh hỗ trợ 50% chi phí cho cơ sở hoặc dự án để mua trang thiết bị, dây chuyền máy móc sản xuất sản phẩm OCOP, nhưng tối đa không quá 300 triệu đồng/cơ sở hoặc dự án. Hỗ trợ 100% chi phí thiết kế bao bì nhãn mác sản phẩm OCOP, nhưng không quá 10 triệu đồng/sản phẩm; hỗ trợ 50 triệu đồng cho cơ sở thuê hoặc xây dựng mới cửa hàng kinh doanh sản phẩm OCOP.

Bên cạnh đó, tỉnh sẽ hỗ trợ 5 triệu đồng cho sản phẩm OCOP hạng 3 sao được nâng lên hạng 4 sao; hỗ trợ 10 triệu đồng cho sản phẩm OCOP từ hạng 3 hoặc 4 sao lên hạng 5 sao; trường hợp sản phẩm đạt dưới 3 sao nhưng được nâng lên hạng 5 sao ngay từ lần xét duyệt đầu tiên được hỗ trợ 20 triệu đông/sản phẩm.

UBND tỉnh Trà Vinh vừa tổ chức Hội nghị công bố quyết định và trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP tỉnh Trà Vinh năm 2022 (đợt 2). Theo tỉnh Trà Vinh đã công nhận 104 sản phẩm OCOP. Trong đó, có 26 sản phẩm đạt hạng 4 sao, 78 sản phẩm đạt hạng 3 sao của 74 chủ thể gồm: 49 hộ kinh doanh, 10 công ty, 3 doanh nghiệp và 11 hợp tác xã, 1 tổ hợp tác.

Các sản phẩm OCOP đạt hạng 4 sao tiêu biểu của tỉnh Trà Vinh gồm: Nước mắm Rươi của Doanh nghiệp tư nhân Phong Vinh (Phường 1, thị xã Duyên Hải); Mắm Bò hóc của Hộ kinh doanh Trần Thái Long (xã Đôn Xuân, huyện Duyên Hải); Gạo Hạt ngọc Châu Long của HTX Nông nghiệp- Thương mại và sản xuất dịch vụ Châu Hưng (xã Hưng Mỹ, huyện Châu Thành); Nước tương Mật hoa dừa của Công ty TNHH Trà Vinh Farm (xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần); Dừa Sáp sấy khô giòn tan, Sữa chua Dừa sáp sấy khô, Kẹo Chuối gân của Công ty TNHH Chế biến dừa sáp Cầu Kè (xã Thạnh Phú, huyện Cầu Kè); Dầu Dừa nguyên chất - Kokofi của Cơ sở sản xuất Dầu dừa sạch Phương Huỳnh (Phường 7, TP. Trà Vinh)…

Lê Na
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chương trình OCOP

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP đổi mới mẫu mã bao bì vào cao điểm mùa hàng Tết

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP đổi mới mẫu mã bao bì vào cao điểm mùa hàng Tết

Các sản phẩm OCOP TP. Đà Nẵng đang vào cao điểm mùa hàng Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Ngoài đa dạng sản phẩm, nhiều cơ sở còn đầu tư đổi mới mẫu mã bao bì bắt mắt.
Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Nâng sao, đếm số sản phẩm OCOP thực hiện theo phong trào khiến nhiều sản phẩm OCOP bị ''hụt hơi'' trong cuộc đua trụ hạng, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
AEON Việt Nam đồng hành cùng tuần lễ hàng Việt và kết nối doanh nghiệp

AEON Việt Nam đồng hành cùng tuần lễ hàng Việt và kết nối doanh nghiệp

AEON Việt Nam khai mạc “Tuần lễ Triển lãm sản phẩm Doanh nghiệp Việt” và “Chương trình Kết nối Doanh nghiệp đưa hàng vào chuỗi siêu thị AEON năm 2024
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Sau 6 năm triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã mang lại nguồn lợi về kinh tế, thu nhập bền vững cho người nông dân tỉnh Thanh Hóa.
Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đã được triển khai 15 năm, mang lại hiệu quả tích cực trong việc khẳng định sự vươn mình của hàng Việt.

Tin cùng chuyên mục

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Báo Công Thương đã trao đổi với Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang về những giải pháp nhằm thúc đẩy Chương trình OCOP phát triển bền vững.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Sau 6 năm triển khai, Chương trình OCOP ở Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả, nhưng vẫn còn không ít bất cập, khiến chương trình OCOP chưa phát huy hết tiềm năng.
Doanh nghiệp Thái Bình tích cực sản xuất, quảng bá hàng Việt Nam

Doanh nghiệp Thái Bình tích cực sản xuất, quảng bá hàng Việt Nam

Thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam', các doanh nghiệp Thái Bình đã tích cực sản xuất, quảng bá hàng Việt Nam.
Cà phê Bích Thao Sơn La tiếp tục đạt OCOP 5 sao

Cà phê Bích Thao Sơn La tiếp tục đạt OCOP 5 sao

Trong số 3 sản phẩm công nhận lại sản phẩm OCOP cấp quốc gia năm 2024, tỉnh Sơn La có sản phẩm cà phê bột nguyên chất của HTX Cà phê Bích Thao.
Cuộc vận động

Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' có ý nghĩa sâu sắc với doanh nghiệp sản xuất

Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”có ý nghĩa sâu sắc, tầm quan trọng lâu dài với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và nền sản xuất.
Khai mạc Lễ hội Đặc sản Việt cho Tết Việt

Khai mạc Lễ hội Đặc sản Việt cho Tết Việt

Tối 30/11, Lễ hội “Đặc sản Việt cho Tết Việt” đã chính thức được khai mạc tại siêu thị GO! Thăng Long, Hà Nội.
Kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản đến người tiêu dùng Thủ đô

Kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản đến người tiêu dùng Thủ đô

Chương trình 'Tự hào nông sản Việt Nam' tạo cơ hội cho doanh nghiệp giới thiệu, xúc tiến sản phẩm của các địa phương tới thị trường trong và ngoài nước.
Sở Công Thương Trà Vinh thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt Nam

Sở Công Thương Trà Vinh thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt Nam

Đưa hàng Việt về nông thôn; tuyên truyền, quảng bá sản phẩm Việt; tổ chức hội chợ xúc tiến thương mại… là giải pháp Trà Vinh thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt Nam.
Từ vận động đến tự hào sản xuất, tiêu dùng hàng Việt Nam

Từ vận động đến tự hào sản xuất, tiêu dùng hàng Việt Nam

15 năm triển khai Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, loạt giải pháp của Bộ Công Thương giúp người tiêu dùng ưa thích hàng Việt Nam.
Hà Nội: Tôn vinh 150 sản phẩm hàng Việt được người tiêu dùng yêu thích năm 2024

Hà Nội: Tôn vinh 150 sản phẩm hàng Việt được người tiêu dùng yêu thích năm 2024

Tối 28/11, tại Hà Nội, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hà Nội và Sở Công Thương phối hợp tổ chức lễ tôn vinh "Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích" năm 2024.
Báo Công Thương tổ chức Toạ đàm 15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Báo Công Thương tổ chức Toạ đàm 15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Sáng 28/11, Báo Công Thương tổ chức Toạ đàm 15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Từ vận động đến tự hào sản xuất tiêu dùng hàng Việt.
Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 4

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 4

15 năm đã đi qua, Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam bước vào giai đoạn mới với những thách thức và mục tiêu lớn cho hàng hoá Việt.
Sắp diễn ra Lễ tôn vinh “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024

Sắp diễn ra Lễ tôn vinh “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024

Ngày 28/11, tại Quảng trường phố đi bộ Trịnh Công Sơn (quận Tây Hồ, TP. Hà Nội), sẽ diễn ra Lễ tôn vinh “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024.
Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 3

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 3

Sức mạnh của doanh nghiệp Việt được ví như những “quả đấm thép”, tạo cho hàng Việt ngày càng có chất lượng và chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 2

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 2

Một trong những yếu tố dẫn đến thành công và sức lan toả của hàng Việt Nam chính là sự vào cuộc mạnh mẽ của các địa phương, từ thành thị đến nông thôn...
Chinh phục người tiêu dùng Việt: Bài học từ những thương hiệu thời trang ‘biến mất’

Chinh phục người tiêu dùng Việt: Bài học từ những thương hiệu thời trang ‘biến mất’

Chỉ cách đây hơn 10 năm, thị trường thời trang Việt là ‘mảnh đất’ của rất nhiều thương hiệu Việt như: Việt Thy, Hoàng Phúc, Ninomaxx, PT2000, SevenAM, Elise…
Đảng bộ EVNCPC triển khai hiệu quả Cuộc vận động

Đảng bộ EVNCPC triển khai hiệu quả Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Đảng bộ EVNCPC được trao Bằng khen vì thành tích xuất sắc trong thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt - Bài 1

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt - Bài 1

Năm 2009, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được triển khai trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới tác động mạnh đến nước ta.
Hà Nội - Hà Giang kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu

Hà Nội - Hà Giang kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu

Hội Nông dân TP. Hà Nội và Hội Nông dân tỉnh Hà Giang xác định, cùng nhau tăng cường quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản đạt chứng nhận VietGAP.
Bộ Công Thương hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp đưa thương hiệu Việt vươn xa

Bộ Công Thương hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp đưa thương hiệu Việt vươn xa

Trong sự thành công của hàng Việt, thương hiệu Việt phải kể đến vai trò dẫn dắt của Bộ Công Thương trong định hướng chiến lược, cập nhật thông tin thị trường.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động