Điện Biên: Gỡ khó, tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP

Cũng như các địa phương khác trong cả nước, đến hết năm 2022, toàn tỉnh Điện Biên có 56 sản phẩm OCOP, trong đó 4 sản phẩm đạt 4 sao và 52 sản phẩm đạt 3 sao.
Phát triển và nâng cao giá trị sản phẩm OCOP Ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP

Góp phần tăng trưởng kinh tế

Trong thời gian qua, Chương trình OCOP được xác định là một trong những nhiệm vụ chỉ đạo trọng tâm trong xây dựng nông thôn mới và đã được các địa phương trên cả nước triển khai thực hiện.

Thống kê của 63 tỉnh, thành phố trên cả nước cho thấy, đến nay toàn quốc có 8.565 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên; trong đó, 65,4% sản phẩm 3 sao; 33,4% sản phẩm 4 sao; 0,7% sản phẩm tiềm năng 5 sao và 0,2% sản phẩm 5 sao. Đã có gần 4.400 chủ thể OCOP; trong đó, 38,3% là hợp tác xã, 25,8% là doanh nghiệp, 33% là cơ sở sản xuất, kinh doanh, còn lại là tổ hợp tác có sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên.

Cũng như các địa phương khác trong cả nước, đến hết năm 2022, toàn tỉnh có 56 sản phẩm OCOP, trong đó 4 sản phẩm đạt 4 sao và 52 sản phẩm đạt 3 sao.

Điện Biên: Gỡ khó, tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP
Gạo Điện Biên, chè Tủa Chùa, cà phê Mường Ảng, bí Tìa Dình... đã trở thành những sản phẩm OCOP tiêu biểu của

Thông qua chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tại các địa phương trong tỉnh Điện Biên đã đóng góp tích cực vào kết quả tăng trưởng kinh tế chung toàn tỉnh, tạo thêm nhiều việc làm mới, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần quan trọng vào kết quả giảm tỷ lệ hộ nghèo, tạo chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế ở mỗi địa phương.

Hiện đa số các sản phẩm OCOP phát triển dựa trên hoạt động sản xuất sẵn có và phát huy tối đa lợi thế, tiềm năng của mỗi địa phương như: gạo Điện Biên, chè Tủa Chùa, cà phê Mường Ảng, bí Tìa Dình... do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.

Một số sản phẩm đã phát triển với quy mô lớn, đang từng bước khẳng định giá trị, chất lượng và thương hiệu trên thị trường, được người tiêu dùng đánh giá cao và ngày càng sử dụng nhiều hơn.

Tại huyện vùng cao Tủa Chùa có ba sản phẩm, gồm: trà xanh shan tuyết cổ thụ Tủa Chùa, bạch trà shan tuyết cổ thụ Tủa Chùa và trà xanh shan tuyết Sính Phình do Công ty TNHH một thành viên Hương Linh sản xuất đã được công nhận sản phẩm OCOP.

Trước khi được công nhận sản phẩm OCOP, vùng chè shan tuyết cổ thụ ở các xã phía bắc huyện Tủa Chùa là Sín Chải và Tả Phìn đều trong tình trạng ế ẩm triền miên khiến người trồng chè nơi đây chán nản, chặt bỏ dần loại cây từng có thời gắn bó với họ như máu thịt. Nhưng kể từ khi Công ty TNHH MTV Hương Linh liên kết sản xuất, thu mua sản phẩm chè búp tươi để chế biến thì vùng chè Tủa Chùa “đã sống lại”.

Bà con dân tộc H’Mông ở các xã: Sính Phình, Tả Phìn, Sín Chải càng thêm gắn bó hơn với cây chè, bởi nhờ cây chè cuộc sống người dân đã đổi thay. Đánh giá chung về sản lượng, hiệu quả kinh tế mà các sản phẩm chè được công nhận OCOP đem lại, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tủa Chùa Vũ Thị Ngọc Ánh cho biết: Sản lượng chè búp tươi do Công ty TNHH một thành viên Hương Linh thu mua hằng năm đều tăng 20%; diện tích vùng nguyên liệu cũng không ngừng mở rộng, tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng chục nghìn hộ dân vùng cao Tủa Chùa.

Các sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP từng bước khẳng định giá trị và chất lượng trên thị trường, người dân tin tưởng lựa chọn, sử dụng. Tuy nhiên, việc phát triển sản phẩm OCOP bền vững, xây dựng vùng nguyên liệu, quảng bá và mở rộng thị trường tiêu thụ chưa được các chủ thể chú trọng thực hiện.

Việc phát triển các sản phẩm OCOP của tỉnh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Nhiều sản phẩm OCOP mang tính thời vụ, chưa qua chế biến nên thời gian bảo quản, tiêu thụ ngắn, khó mở rộng được thị trường tiêu thụ; Mẫu mã, nhãn mác bao bì sản phẩm còn đơn sơ chưa hấp dẫn được người tiêu dùng.

Cùng với đó, đa số các chủ thể chưa chủ động xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu và ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất; mẫu mã, nhãn mác bao bì sản phẩm chưa hoàn thiện; chưa quan tâm xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị cho sản phẩm; thiếu chủ động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng…

Đưa các sản phẩm OCOP phát triển bền vững

Để kế hoạch phát triển sản phẩm OCOP bền vững, theo ông Vũ Hồng Sơn – Giám đốc Sở Công Thương Điện Biên, tỉnh đã có các văn bản hướng dẫn, yêu cầu các huyện, thị, thành phố hỗ trợ các chủ thể xây dựng dự án (hỗ trợ về mở rộng sản xuất, phát triển vùng nguyên liệu, hoàn thiện mẫu mã, bao bì, nhãn mác của sản phẩm…) trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm căn cứ triển khai, hỗ trợ. Cân đối nguồn kinh phí địa phương, lồng ghép từ các chương trình, dự án và nguồn xã hội hóa để triển khai hỗ trợ thực hiện hiệu quả kế hoạch phát triển các sản phẩm OCOP bền vững phù hợp với địa phương.

Điện Biên: Gỡ khó, tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP
Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh tập trung xây dựng thành công các sản phẩm OCOP trong lĩnh vực du lịch - dịch vụ gắn với phát triển du lịch của tỉnh.

Đặc biệt, đề án mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã được tỉnh phê duyệt với mục tiêu tổng quát đưa đề án mỗi xã một sản phẩm trở thành chương trình kinh tế trọng tâm của tỉnh; góp phần phát huy tiềm năng thế mạnh truyền thống của các địa phương, sức sáng tạo của người dân để tạo ra những sản phẩm hàng hóa có chất lượng tốt, đạt các tiêu chuẩn quy định…

Trong đó, giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh tập trung xây dựng thành công các sản phẩm OCOP trong lĩnh vực du lịch - dịch vụ gắn với phát triển du lịch của tỉnh, nhất là du lịch ẩm thực các dân tộc, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa; giai đoạn 2026 - 2030, Chương trình tập trung vào phát triển sản phẩm mới, giám sát và tôn vinh các tổ chức OCOP, ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý và điều hành chương trình…

Nhằm thực hiện đề án trên, năm 2023, Sở Công Thương Điện Biên cũng đã đề ra nhiều giải pháp thực hiện. Cụ thể như tạo điều kiện để phát triển mở rộng mạng lưới kinh doanh thương mại theo quy mô hộ kinh doanh cá thể; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”;

Đồng thời, tập trung tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm Ocop, các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và sản phẩm, hàng hóa có thế mạnh của tỉnh như: Chè, cà phê, gạo Điện Biên, xi măng…. Đến với người tiêu dùng để tìm kiếm, duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Bên cạnh đó, Sở cũng tiếp tục xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại và thương mại điện tử quốc gia và địa phương năm 2023, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh trong tỉnh trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP, các sản phẩm tiêu biểu của tỉnh; Vận động và hỗ trợ các doanh nghiệp trong tỉnh tham gia các chương trình Xúc tiến thương mại.

Đỗ Nga
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm OCOP

Tin mới nhất

Huyện Hoàng Su Phì: Nỗ lực bảo tồn cây chè Shan tuyết

Huyện Hoàng Su Phì: Nỗ lực bảo tồn cây chè Shan tuyết

Trước tình trạng xói mòn, sâu bệnh gây hại đến cây chè Shan tuyết cổ thụ, chính quyền huyện Hoàng Su Phì nỗ lực thực hiện các biện pháp bảo tồn đặc sản này.
Mở mùa lạc - thêm cơ hội giảm nghèo từ nơi đồng ruộng đã từng gắn bó

Mở mùa lạc - thêm cơ hội giảm nghèo từ nơi đồng ruộng đã từng gắn bó

Cơ hội giảm nghèo không đến từ một nơi xa lạ mà ở ngay dưới chân mình với cách nghĩ mới, cách làm mới. Mở mùa lạc từ thửa ruộng lớn là một hướng đi như thế.
Đồng bào biên giới Đắk Nông thoát nghèo nhờ “cây tỷ đô”

Đồng bào biên giới Đắk Nông thoát nghèo nhờ “cây tỷ đô”

Diện mạo kinh tế xã hội tại bon Bu Prăng 1, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông có những chuyển biến tích cực nhờ trồng “cây tỷ đô”.
HTX Thuận An: Phát triển sản xuất sạch giúp giảm nghèo cho đồng bào dân tộc

HTX Thuận An: Phát triển sản xuất sạch giúp giảm nghèo cho đồng bào dân tộc

Nhận thức được các giá trị bền vững của quá trình sản xuất cà phê sạch, HTX Thuận An, huyện Đắk Mil đã góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc.
Y Pốt Niê, chàng trai Tây Nguyên nâng tầm cho hạt cà phê

Y Pốt Niê, chàng trai Tây Nguyên nâng tầm cho hạt cà phê

Bằng chính nguyên liệu của đồng bào và cách pha chế độc đáo, anh Y Pốt Niê đã giúp nâng cao giá trị hạt cà phê với thương hiệu “Ê Đê Café”, đậm chất Tây Nguyên.

Tin cùng chuyên mục

Nông dân Khmer vượt khó vươn lên, thoát nghèo bền vững

Nông dân Khmer vượt khó vươn lên, thoát nghèo bền vững

Nhờ các chính sách hỗ trợ, tạo sinh kế cho lao động nông thôn, đời sống bà con dân tộc Khmer ở An Giang đã từng bước phát triển, thoát nghèo bền vững.
Đây là thời điểm quan trọng để thay đổi tư duy về du lịch nông nghiệp, nông thôn

Đây là thời điểm quan trọng để thay đổi tư duy về du lịch nông nghiệp, nông thôn

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, đây là thời điểm quan trọng để thay đổi tư duy về tầm quan trọng của giá trị tích hợp du lịch nông nghiệp, nông thôn.
Mô hình thoát nghèo từ nuôi ong rừng của Sùng A Khày trên đỉnh Háng Cháng Lừ

Mô hình thoát nghèo từ nuôi ong rừng của Sùng A Khày trên đỉnh Háng Cháng Lừ

Với quyết tâm thoát nghèo, hộ gia đình trẻ Sùng A Khày đã áp dụng mô hình nuôi ong lấy mật trên đỉnh Háng Cháng Lừ.
Việt Yên (Bắc Giang): Phấn đấu trở thành thị xã trước năm 2025

Việt Yên (Bắc Giang): Phấn đấu trở thành thị xã trước năm 2025

Dự kiến cuối năm 2023 huyện Việt Yên (Bắc Giang) sẽ hoàn thành các chỉ tiêu để công nhận thành Thị xã trước năm 2025 và nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân.
Đắk Nông hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững

Đắk Nông hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan lưu ý tỉnh Đắk Nông cần phát triển nông nghiệp theo hướng sạch, bền vững...
Quảng Nam: Mở hội mùa Xuân trên Cổng trời Đông Giang

Quảng Nam: Mở hội mùa Xuân trên Cổng trời Đông Giang

Lễ hội mùa Xuân Cổng trời Đông Giang mở màn cho chuỗi các hoạt động sôi động, tái quảng bá du lịch miền núi tỉnh Quảng Nam.
Quỹ Toyota Việt Nam xây dựng và cải tạo nhà vệ sinh cho các trường học vùng sâu, vùng xa

Quỹ Toyota Việt Nam xây dựng và cải tạo nhà vệ sinh cho các trường học vùng sâu, vùng xa

Ngày 9/3, Quỹ Toyota Việt Nam phối hợp với Vụ Giáo dục thể chất tiến hành bàn giao 2 nhà vệ sinh cho 2 điểm trường ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
Supe Lâm Thao chinh phục thị trường Tây Nguyên với nhóm sản phẩm phân bón ưu việt mới

Supe Lâm Thao chinh phục thị trường Tây Nguyên với nhóm sản phẩm phân bón ưu việt mới

Ngày 8/3 tại thành phố Buôn Ma Thuột, Supe Lâm Thao đã tổ chức lễ ra mắt các sản phẩm phân bón mới ở thị trường phía Nam.
Về nơi nuôi ong lấy mật

Về nơi nuôi ong lấy mật

Đầu tháng 3, là đợt lấy mật đầu tiên của vụ mùa mật ong. Nghề 'một vốn bốn lời' này đã kéo dài hàng chục năm nay, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.
Khởi động dự án “Ngôi làng hy vọng” năm 2023 cho người dân tộc khó khăn tại Hòa Bình

Khởi động dự án “Ngôi làng hy vọng” năm 2023 cho người dân tộc khó khăn tại Hòa Bình

Dự án “Ngôi làng hy vọng” 2023 sẽ tài trợ xây mới, nâng cao điều kiện sống cho những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Tử Nê, tỉnh Hòa Bình.
Công ty Vương Thành Công: Thành công với cà phê hữu cơ

Công ty Vương Thành Công: Thành công với cà phê hữu cơ

Thay đổi tư duy canh tác truyền thống sang trồng cà phê hữu cơ, Lê Văn Vương, Giám đốc Công ty Vương Thành Công thành phố Buôn Ma Thuột đã nâng tầm cà phê Việt.
Nguyễn Thị Thu Phương: Tấm gương giúp người dân giảm nghèo từ mắc ca

Nguyễn Thị Thu Phương: Tấm gương giúp người dân giảm nghèo từ mắc ca

Bỏ phố về quê khởi nghiệp với hạt mắc ca, Nguyễn Thị Thu Phương cô gái trẻ huyện Krông Năng đã trở thành tấm gương giúpn gười dân giảm nghèo từ mắc ca.
Bài 2: Xóa nghèo từ cây dược liệu

Bài 2: Xóa nghèo từ cây dược liệu

Nhờ dự án bảo tồn, phát huy giá trị cây dược liệu đã mở ra hy vọng giúp bà con dân tộc Thái ở Quỳ Hợp (Nghệ An) có cuộc sống ấm no, phát triển bền vững hơn.
Bài 1: Trồng dược liệu quý giúp đồng bào phát triển kinh tế

Bài 1: Trồng dược liệu quý giúp đồng bào phát triển kinh tế

Huyện Quỳ Hợp đã có nhiều chính sách thu hút các doanh nghiệp và lồng ghép mô hình trồng cây dược liệu tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người dân địa phương.
Lào Cai: Nông dân vùng cao Bắc Hà vui mùa trồng cây dược liệu cát cánh

Lào Cai: Nông dân vùng cao Bắc Hà vui mùa trồng cây dược liệu cát cánh

Những ngày cuối tháng 2/2023, tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân Bắc Hà khẩn trương lên nương, đồi trồng nốt diện tích cây dược liệu cát cánh.
Nghệ An: Chuyển đổi thành công mô hình cây trồng trong hành lang lưới điện

Nghệ An: Chuyển đổi thành công mô hình cây trồng trong hành lang lưới điện

Bài toán đảm bảo an toàn hành lang, hạn chế sự cố do khai thác rừng trồng ở vùng cao đã có lời giải từ mô hình chuyển đổi cây trồng trong hành lang lưới điện.
Người có uy tín giúp bản làng

Người có uy tín giúp bản làng 'đuổi đói nghèo'

Người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số là những hạt nhân tích cực giúp bà con ‘đuổi đói nghèo’, mang “luồng gió mới” đến từng địa phương.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia tránh dàn trải, manh mún

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia tránh dàn trải, manh mún

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nắm bắt những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các Chương trình Mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 tại Bắc Kạn.
Longform | Nông sản Sơn La chinh phục thế giới

Longform | Nông sản Sơn La chinh phục thế giới

Xuất khẩu nông sản Sơn La được đánh giá là một trong những điểm sáng. Đây là “quả ngọt” từ chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại.
Giá trị cao từ sản phẩm mật ong Sơn La

Giá trị cao từ sản phẩm mật ong Sơn La

Là một trong những sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh Sơn La, mật ong Sơn La đã và đang mang lại giá trị cao cho người dân.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động