Ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP
Tự hào hàng Việt Nam - Tinh hoa hàng Việt Nam 24/02/2023 20:47 Theo dõi Congthuong.vn trên
Các sản phẩm OCOP mang đặc trưng địa phương được người tiêu dùng ưa chuộng Triển vọng tươi sáng của các sản phẩm OCOP Việt Nam Phát triển và nâng cao giá trị sản phẩm OCOP |
Theo đó, Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là Bộ tiêu chí OCOP) là căn cứ để đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia Chương trình OCOP.
Các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, gồm 6 nhóm sản phẩm: Thực phẩm; đồ uống; dược liệu và sản phẩm từ dược liệu; hàng thủ công mỹ nghệ; sinh vật cảnh; và dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch.
Bộ tiêu chí của sản phẩm gồm 3 phần:
Phần A: Các tiêu chí đánh giá về sản phẩm và sức mạnh cộng đồng (40 điểm), gồm: Tổ chức sản xuất; phát triển sản phẩm; sức mạnh cộng đồng.
Phần B: Các tiêu chí đánh giá về khả năng tiếp thị (25 điểm), gồm: Tiếp thị; câu chuyện về sản phẩm.
Phần C: Các tiêu chí đánh giá về chất lượng sản phẩm (35 điểm), gồm: Chỉ tiêu cảm quan, dinh dưỡng, tính độc đáo của sản phẩm; tiêu chuẩn sản phẩm; khả năng xuất khẩu, phân phối tại thị trường quốc tế.
![]() |
Phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP căn cứ vào kết quả đánh giá sản phẩm theo Bộ tiêu chí OCOP |
Phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP căn cứ vào kết quả đánh giá sản phẩm theo Bộ tiêu chí OCOP. Tổng điểm đánh giá cho mỗi sản phẩm tối đa là 100 điểm và được phân thành 5 hạng. Cụ thể:
Hạng 5 sao, có tổng điểm trung bình đạt từ 90 đến 100 điểm, là sản phẩm đặc trưng, tiêu chuẩn chất lượng cao và hội tụ điều kiện để xuất khẩu.
Hạng 4 sao, có tổng điểm trung bình đạt từ 70 đến dưới 90 điểm, là sản phẩm đặc trưng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng và tiếp cận thị trường tốt, có tiềm năng nâng cấp lên hạng 5 sao.
Hạng 3 sao, có tổng điểm trung bình đạt từ 50 đến dưới 70 điểm, là sản phẩm có đặc thù, được quản lý và thương mại ổn định, có thể nâng cấp lên hạng 4 sao.
Hạng 2 sao, có tổng điểm trung bình đạt từ 30 đến dưới 50 điểm, sản phẩm được sản xuất, bước đầu hình thành chất lượng cụ thể, có thể tiếp tục nâng cấp để nâng lên hạng 3 sao.
Hạng 1 sao, có tổng điểm trung bình đạt dưới 30 điểm, là sản phẩm sơ khai, chưa được hình thành trong thương mại, có thể nâng cấp lên hạng 2 sao.
Về quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia làm 3 cấp: Cấp huyện, cấp tỉnh và cấp trung ương. Giấy chứng nhận cho các sản phẩm OCOP đạt từ 3 đến 5 sao có giá trị trong thời hạn 36 tháng, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ: Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hướng dẫn và triển khai thực hiện Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24/2/2023, thay thế Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm; Quyết định số 781/QĐ-TTg ngày 08/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số phụ lục Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ vào điều kiện thực tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, sửa đổi, bổ sung khi cần thiết.
Đối với các sản phẩm đã được đánh giá, công nhận theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 trước ngày 24/2/2023, được bảo lưu trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày được công nhận.
Đối với các sản phẩm được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đánh giá đạt tiềm năng 5 sao, có văn bản đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP 5 sao trước ngày 31/12/2022, tiếp tục áp dụng Bộ tiêu chí theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Liên kết vùng: “Lực đẩy” trong tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP

100 gian hàng xúc tiến, quảng bá thương mại du lịch Hà Nội tới du khách

Tăng cường xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Thương mại hóa, nâng tầm cho bánh Pía

Những cánh én báo hiệu mùa xuân mới cho thị trường sản phẩm OCOP Việt
Tin cùng chuyên mục

Vinh danh 519 doanh nghiệp đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao 2023

Hàng Việt Nam chất lượng cao - cơ hội vươn lên trong nền kinh tế xanh

Lào Cai: Phát triển Chương trình OCOP gắn với sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn

Chương trình hành động của Bộ Công Thương hưởng ứng CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2023

80% người tiêu Việt tin tưởng lựa chọn hàng Việt Nam chất lượng cao

Công bố 519 doanh nghiệp đạt chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao 2023

Bộ tiêu chí đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP có những điểm mới gì?

Hà Nội: 2 điểm dịch vụ du lịch cộng đồng được công nhận sản phẩm OCOP

Longform | Quảng Ninh: Phát triển thị trường bền vững cho sản phẩm OCOP

Doanh nghiệp dệt may ưu tiên chinh phục thị trường nội địa

Longform | Chương trình OCOP trên địa bàn Hà Nội: Điểm tựa cho sản phẩm làng nghề Thủ đô

Trà Vinh phát triển sản phẩm OCOP, khơi dậy tiềm năng, lợi thế nông thôn

Tỉnh Quảng Ninh: Phát huy hiệu quả Chương trình OCOP nhờ chu trình thường niên

Phát triển và nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Bắc Kạn: Nâng tầm cho sản phẩm OCOP

197 doanh nghiệp được cấp chứng nhận Hàng Việt Nam Chất lượng cao - Chuẩn hội nhập

Bắc Giang: Nâng tầm thương hiệu nông sản nhờ Chương trình OCOP - Bài 2: Nâng cao hiệu quả chương trình OCOP

Quảng Ninh kết nối mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP

Bắc Giang: Nâng tầm thương hiệu nông sản nhờ Chương trình OCOP - Bài 1: Điểm sáng từ Chương trình OCOP
