Trà Vinh: Điện khí hóa nông thôn giúp bà con làm ăn khấm khá hơn

10 năm thực hiện chương trình điện khí hóa nông thôn đã giúp cho hơn 50.000 hộ dân nông thôn, trong đó chủ yếu là đồng bào Khmer ở Trà Vinh có điều kiện làm kinh tế và nâng cao đời sống tinh thần.

Đại diện Công ty Điện lực Trà Vinh cho biết, trong 10 năm qua (2011 - 2020) cùng với chính quyền địa phương, ngành điện lực đã đầu tư hơn 815 tỷ đồng triển khai nhiều công trình, dự án đưa điện về nông thôn trên địa bàn 106 xã, phường, thị trấn. Chương trình điện khí hóa nông thôn đến nay đã cấp điện đến tận nhà cho hơn 50.000 hộ dân vùng nông thôn trên địa bàn Trà Vinh.

1534 dkh

Khoảng 10 năm trước, hệ thống điện của tỉnh Trà Vinh chỉ có duy nhất 1 trạm biến áp trung gian (6 MVA/66 kV), vì vậy có đến hơn 90% ấp, xã và hơn 91,4% số hộ dân chưa có điện để sử dụng. Tuy nhiên, hiện nay, số hộ sử dụng điện trên toàn tỉnh Trà Vinh đã đạt 99,02%, trong đó số hộ nông thôn đạt 98,89%.

Long Sơn là xã nghèo của huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, xã hiện có 3.629 hộ, trong đó số hộ người dân tộc Khmer chiếm trên 50%. Ông Lư Minh Thông - Chủ tịch UBND xã Long Sơn - cho biết, trong 5 năm gần đây, xã Long Sơn đã thay đổi hoàn toàn. Đời sống của bà con được cải thiện đáng kể nhờ có điện để trồng lúa, trồng hoa màu, nuôi tôm. Trước đây, mỗi hộ chỉ trồng tỉa, nuôi thủy sản được 1 đến 2 công đất, nay có điện sản xuất tăng lên từ 5 đến 7 công. Toàn xã trước đây chỉ trồng lúa, nay đã phát triển mạnh nghề nuôi tôm với hơn 500 héc-ta, giúp thu nhập bình quân của mỗi người dân trong xã mỗi năm đạt 43,2 triệu đồng.

1535 dkh2
Bà con làng nghề dệt chiếu đã đầu tư máy móc để nâng cao năng suất

Ông Thạch Dương, ngụ tại ấp Sóc Giụp, xã Long Sơn nhớ lại, vùng đất Long Sơn ngày trước hoàn toàn nhiễm mặn, khi chưa có điện đời sống người dân rất khó khăn. Kể từ khi dự án cấp điện cho đồng bào Khmer hoàn thành, người dân ở đây có cuộc sống khấm khá hơn hẳn so với trước. Hiện tại, gia đình ông Thạch Dương ngoài trồng lúa còn trồng thêm hơn 100 gốc chanh, mỗi ngày thu nhập từ 200.000 - 300.000 đồng. Cùng với huyện Cầu Ngang, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh có trên 60% đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Điện lưới quốc gia đang làm thay đổi cuộc sống của đồng bào nơi đây. Huyện Trà Cú hiện có 3 làng nghề là làng nghề dệt chiếu Hàm Tân, làng nghề tiểu thủ công nghiệp Đại An và làng nghề tiểu thủ công nghiệp Hàm Giang. Hàng năm, nhờ có điện, 3 làng nghề này sản xuất được hơn 680.000 sản phẩm bàn, ghế, giường, thang, thúng, nia, hom… làm bằng nguyên liệu cây tre, trúc, lát, giúp lao động địa phương có công ăn việc làm ổn định.

Ông Thạch Trì Cảnh, ngụ tại ấp Trà Tro B, xã Hàm Giang, huyện Trà Cú, người có gần 50 năm làm nghề thủ công cho biết, trước đây, làng nghề hoạt động nhỏ lẻ và mang tính thời vụ. Trong hơn 5 năm qua, điện lưới kéo về tận từng nhà dân, vì thế người làng nghề đã mở rộng quy mô sản xuất và tạo ra được nhiều sản phẩm thủ công đẹp, chất lượng hơn. Riêng gia đình ông Cảnh đã đầu tư máy móc thay thế thủ công để sản xuất salon tre, bàn ghế tre…

Tỉnh Trà Vinh hiện có 13 làng nghề, trong đó có 2 làng nghề hoa kiểng, 7 làng nghề tiểu thủ công nghiệp và 4 làng nghề chế biến thực phẩm. Sự phát triển của các làng nghề ở Trà Vinh là nhờ có điện để vận hành máy móc thay cho sức người.

Thế Vĩnh - Huy Hoàng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn:

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê