Trà hoa vàng: Cây “đổi đời” của người dân Ba Chẽ

Mô hình trồng trà hoa vàng đang được huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh chú trọng phát triển tại nhiều xã vùng cao góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế.
Quảng Ninh: Lễ hội Trà hoa vàng Ba Chẽ và Lễ hội Bàn Vương sẽ diễn ra đồng thời

Cây vàng trên đất khó

Nhận thấy giá trị của trà hoa vàng, năm 2010 bà con đồng bào trên địa bàn huyện Ba Chẽ đã trồng thành vùng tập trung. Đến nay, với những đặc tính vượt trội cho sức khỏe người tiêu dùng, được các tổ chức khoa học nghiên cứu và đánh giá, trà hoa vàng đã trở thành cây “đổi đời” của người dân Ba Chẽ với giá bán hoa khô dao động từ 13 - 15 triệu đồng/kg, hoa tươi thu mua với giá trung bình 600.000 đồng/kg, lá tươi có giá 50.000 đồng/kg, lá khô là 300.000 - 500.000 đồng/kg.

Trà hoa vàng: Cây “đổi đời” của người dân Ba Chẽ

Trà hoa vàng đã giúp đồng bào dân tộc thiểu số nâng cao thu nhập

Hiện nay, toàn huyện có khoảng 200ha; trong đó, tập trung chủ yếu ở các xã Đồn Đạc, Đạp Thanh, Thanh Lâm, Thanh Sơn, Nam Sơn và Lương Mông. Đến nay đã có khoảng 100ha cho thu hoạch. Sản lượng thu hoạch hoa trà hoa vàng tươi bình quân 20 tấn/năm; lá trà hoa vàng tươi 65 tấn/năm. Doanh thu từ cây trà hoa vàng trên địa bàn huyện đạt khoảng trên 20 tỷ đồng.

Với giá trị kinh tế của cây trà hoa vàng, cùng với sự hỗ trợ từ các cấp chính quyền, nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện đã trồng tập trung giống cây này. Sau hơn 10 năm được phát triển, trà hoa vàng đã mang lại đời sống kinh tế ổn định cho các hộ dân tham gia trồng. Nếu như năm 2015, thu nhập bình quân đầu người của huyện là 17,5 triệu đồng, đến năm 2022 đạt 55 triệu đồng, tăng trên 37 triệu đồng/người/năm.

Ông Triệu Quý Bảo, thôn Bắc Cái, xã Đồn Đạc - một trong những người dân vừa trồng và ươm giống trà hoa vàng - cho biết, hiện ông đang cho ươm giống trà hoa vàng, nếu bán giá sỉ mỗi cây cao từ 15- 20cm có giá khoảng 20 nghìn đồng, sau 1 năm sẽ cho ra hoa. Bình quân 1 cây trà cho thu từ 1 - 2kg hoa tươi/năm, tương đương khoảng 1 triệu đồng/cây năm.

Chị Triệu Kim Liên, thôn Làng Cổng xã Đồn Đạc cũng cho biết, gia đình chị trồng gần 600 gốc trà hoa vàng và mới thu hoạch được 3 năm gần đây, từ khi gia đình trồng cây này thì lợi ích kinh tế cao rất nhiều so với trồng các cây khác.

Cây quý với nhiều hoạt chất “vàng”

Phó giáo sư, Tiến sỹ Đặng Thị Cẩm Hà, nguyên Trưởng phòng Viện Công nghệ sinh học (Viện Hàn lâm Khoa học - Công nghệ Việt Nam) là người đã gắn bó, nghiên cứu về các hoạt tính sinh học của cây trà hoa vàng huyện Ba Chẽ khoảng 8 năm qua, bà Hà khẳng định, trà hoa vàng là một loại cây rất tốt, từ lá và hoa trà đều có những hoạt chất tốt có lợi cho sức khỏe, tùy theo định lượng, cách sử dụng của từng người.

Năm 2019, để xác định được những hoạt tính của loài cây này, huyện Ba Chẽ đã phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học - Công nghệ Việt Nam gửi mẫu sang Phòng thí nghiệm BioDetection Systems (BDS) của Hà Lan để phân tích, đánh giá các hoạt chất. Kết quả cho thấy: Trà hoa vàng (Golden Camelia) với các khả năng, đặc tính quý như chống ung thư, chống lão hóa, tác dụng chống nội tiết tố (hoóc môn) và chống rối loạn chuyển hóa, tác dụng tăng cường chuyển hóa và tác dụng ức chế miễn dịch, kháng khuẩn tốt…

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 2 cơ sở thu mua, chế biến sản phẩm. Một năm trà hoa vàng cho thu 1 lần vào khoảng tháng 12 đến tháng 2 âm lịch. Ông Khiếu Anh Tú - Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Chẽ - cho hay, trà hoa vàng là sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Ninh, hiện nay địa phương đang làm thủ tục cho tỉnh thẩm định để báo cáo Trung ương phát triển sản phẩm trà hoa vàng thành danh hiệu cấp quốc gia.

Hằng Ngô
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: kinh tế

Tin cùng chuyên mục

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn:

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức