Thứ sáu 09/05/2025 11:05

Toyota Việt Nam tiếp tục đồng hành phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô

Toyota Việt Nam tiếp tục tham gia Triển lãm Vimexpo 2023 với mong muốn đồng hành cùng Chính phủ phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.

Công ty Ô tô Toyota Việt Nam (TMV) tham gia Triển lãm Quốc tế về Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo Việt Nam – Vimexpo 2023 lần thứ 4 với vai trò là đại diện doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp ô tô cùng gian trưng bày mô hình mẫu xe Veloz Cross lắp ráp trong nước và khu vực kết nối doanh nghiệp tiềm năng.

Gian hàng trưng bày của Toyota Việt Nam tại Triển lãm Vimexpo 2023

Đây được coi là nỗ lực của Toyota trong việc phát triển sản xuất tại Việt Nam, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và hỗ trợ phát triển các nhà cung cấp Việt Nam cũng như cam kết đồng hành cùng sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô, ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung.

Vimexpo 2023 là Triển lãm Quốc tế về Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo tại Việt Nam do Bộ Công Thương chỉ đạo, Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Công nghiệp - Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương chủ trì.

Với mục tiêu “Kết nối để phát triển bền vững” giữa Cơ quan quản lý Nhà nước, nhà cung cấp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, chế biến chế tạo và những doanh nghiệp mua hàng tiềm năng, năm nay, triển lãm có quy mô gần 300 gian hàng với 7.000m2 trưng bày, 250 doanh nghiệp tham dự với nhiều thương hiệu hàng đầu đại diện cho các nhóm ngành sản xuất lắp ráp ô tô, công nghiệp công nghệ cao, ngành điện tử, ngành cơ khí chế tạo.

Triển lãm sẽ đón khách tham quan từ ngày 15 - 17/11/2023, kỳ vọng sẽ thu hút được sự quan tâm của các tổ chức, tập đoàn, doanh nghiệp trong nước và quốc tế tới tham quan.

Ngoài ra, trong khuôn khổ triển lãm năm nay, Toạ đàm "Chuỗi cung ứng bền vững: Hướng đi mới cho doanh nghiệp" sẽ được tổ chức vào ngày 16/11/2023. Toyota Việt Nam sẽ tham gia tọa đàm với bài tham luận về chủ đề “Vai trò của doanh nghiệp đầu chuỗi trong việc phát triển chuỗi cung ứng bền vững”, chia sẻ quan điểm của Toyota về phát triển bền vững trong đó có nỗ lực đóng góp của Toyota trong việc tăng cường nội địa hóa, phát triển các nhà cung cấp nội địa và những nỗ lực về đóng góp cho môi trường như giải pháp phát triển về xe và các hoạt động giảm phát thải trong toàn hệ thống Toyota.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng thăm và chụp ảnh lưu niệm tại gian hàng trưng bày của Toyota Việt Nam tại Triển lãm Vimexpo 2023

Đối với Toyota Việt Nam, ngoài việc gia tăng số lượng nhà cung cấp nội địa, Toyota còn đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực cho các nhà cung cấp, từ đó giảm chi phí sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh bằng việc hợp tác với Cục Công nghiệp – Bộ Công Thương từ năm 2020 và Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam từ năm 2023 trong Dự án Hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ô tô.

Sau ba năm triển khai (2020 - 2022), dự án đã tổ chức nhiều hoạt động như đào tạo cải tiến sản xuất, tư vấn tại hiện trường, sàng lọc và tìm kiếm nhà cung cấp,… từ đó kết nối cho Toyota Việt Nam hơn 60 nhà cung cấp Việt Nam. Thông qua dự án, Toyota Việt Nam đã lựa chọn thêm 06 nhà cung cấp tiềm năng và tuyển dụng được một số nhà cung cấp.

Hiện Toyota có tổng số 5 mẫu xe lắp ráp trong nước và số lượng nhà cung cấp của Toyota đã tăng lên 60 nhà cung cấp, trong đó có 13 nhà cung cấp Việt Nam, nâng tổng số sản phẩm nội địa hóa đạt gần 1.000 sản phẩm các loại.

Duy Anh
Bài viết cùng chủ đề: Công nghiệp hỗ trợ

Tin cùng chuyên mục

Cơ hội lớn cho ngành giao thông và công nghiệp hỗ trợ

Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ 'ngôi vương'?

Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp