Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng cao trong khi công nghiệp và xuất nhập khẩu sụt giảm. Vì sao?

Tổng cục Thống kê lý giải nguyên nhân trong bối cảnh công nghiệp và xuất nhập khẩu hàng hóa quý I/2023 đều sụt giảm, nhưng tổng mức bán lẻ vẫn đạt mức tăng cao.
Hà Tĩnh: Quý I, bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 23,84% Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 2 tháng đầu năm 2023 tăng 13%

Số liệu tình hình kinh tế - xã hội quý I/2023 vừa được Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, quý I/2023, trong khu vực công nghiệp và xây dựng, giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp quý I/2023 giảm 0,82% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất của cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2011-2023, làm giảm 0,28 điểm phần trăm trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn ngành kinh tế.

Cùng với đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong quý I/2023 ước đạt 79,17 tỷ USD, giảm 11,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 75,1 tỷ USD, giảm 14,7% so với cùng kỳ năm 2022.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng cao trong khi công nghiệp và xuất nhập khẩu sụt giảm. Vì sao?
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong quý I/2023 vẫn ước đạt 1.505,3 nghìn tỷ đồng, tăng đến 13,9% so với cùng kỳ năm trước

Trong bối cảnh cả công nghiệp và xuất nhập khẩu hàng hóa trong quý I/2023 đều sụt giảm so với cùng kỳ thì tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong quý I/2023 vẫn ước đạt 1.505,3 nghìn tỷ đồng, tăng đến 13,9% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá thì tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong quý I/2023 tăng 10,3%.

Giải thích về lý do tổng quan ngành công nghiệp có sự sụt giảm nhưng nhưng tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng vẫn tăng, Tổng cục Thống kê cho rằng, ngành công nghiệp giảm nhưng tập trung chủ yếu ở các ngành sản xuất các sản phẩm phục vụ xuất khẩu, đặc biệt là ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học có mức giảm -6%.

Bên cạnh đó, xuất khẩu của Việt Nam cũng có sự sụt giảm mạnh ở những nhóm hàng này như: Điện tử máy tính và linh kiện -10,9%; điện thoại các loại và linh kiện: -14,3%; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác: -5,1%. Tương tự như vậy, nhập khẩu những nhóm hàng phục vụ xuất khẩu cũng sụt giảm: Điện tử máy tính và linh kiện -12,4%; điện thoại các loại và linh kiện: -64,5%; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác: -15,4%.

Từ những phân tích trên, bà Nguyễn Thị Hương – Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng: Có thể thấy sự sụt giảm của ngành công nghiệp và xuất nhập khẩu trong quý I/2023 chủ yếu liên quan tới việc sản xuất các sản phẩm xuất khẩu do cầu thế giới sụt giảm, khiến các doanh nghiệp Việt Nam bị sụt giảm đơn hàng, dẫn tới sản xuất trong nước phục vụ xuất khẩu cũng sụt giảm theo.

Cũng theo bà Nguyễn Thị Hương, số liệu trong quý I/2023 cũng chỉ ra rằng, sản xuất trong nước phục vụ nhu cầu tiêu dùng vẫn duy trì mức tăng trưởng dương để đảm bảo nguồn cung như các ngành công nghiệp chế biến sản xuất thực phẩm (+3,4%); đồ uống (+27,3%) và đặc biệt là sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản cũng có mức tăng trưởng dương. Ngoài ra, số liệu điện thương phẩm dùng cho các ngành thương mại dịch vụ cũng tăng khá với mức 16,3%; cao hơn rất nhiều mức tăng trưởng chung là 0,1%; và sự sụt giảm mạnh của các ngành công nghiệp - xây dựng là -4,7%.

“Cũng cần lưu ý rằng, thời điểm trước dịch Covid-19, mức tăng bình quân của doanh thu bán lẻ hàng hóa quý I là 11,5% trong giai đoạn 2016-2019. Tuy nhiên, mức tăng của quý I trong 3 năm 2020-2021-2022, thời điểm Việt Nam đang chịu tác động bởi dịch Covid-19 chỉ đạt thấp, tương ứng là 6,0%; 3,7% và 6,1%. Do vậy có thể thấy, mặc dù mức tăng của quý I/2023 đạt cao, nhưng trên nền tăng trưởng thấp của 3 năm liên tiếp thì vẫn chưa bằng với thời điểm trước dịch Covid-19” – đại diện Tổng cục Thống kê thông tin.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng cao trong khi công nghiệp và xuất nhập khẩu sụt giảm. Vì sao?
Nếu loại trừ yếu tố tăng giá, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong quý I/2023 tăng 10,3%

Theo Tổng cục Thống kê, những tháng đầu năm, tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, khó lường, nhất là diễn biến xung đột Nga – Ucraina và phản ứng của các nước lớn. Lạm phát tuy đã giảm dần nhưng vẫn ở mức cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tiêu dùng và các hoạt động kinh tế, thương mại, đầu tư tiếp tục suy giảm. Thị trường Trung Quốc chưa trở lại trạng thái bình thường do hậu quả của đại dịch Covid-19; đến thời điểm này vẫn chưa mở cửa hoàn toàn với Việt Nam nên hàng hóa xuất, nhập khẩu chưa thể thông thương.

Ở trong nước, diễn biến kinh tế vẫn nhiều khó khăn, thách thức. Hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn chưa thực sự lấy lại đà tăng trưởng như trước đây; nhiều ngành công nghiệp chủ lực giảm hoặc tăng trưởng thấp. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động đều giảm trong khi số doanh nghiệp rút khỏi thị trường lại gia tăng; một số doanh nghiệp tiếp tục giảm giờ làm, cắt giảm lao động. Xuất khẩu tăng trưởng chậm do đơn hàng nước ngoài giảm. Đây chính là những thách thức cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% trong năm 2023.

Trên cơ sở đó, để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất công nghiệp, hoạt động xuất nhập khẩu, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, từ nay đến cuối năm, các bộ, ngành, địa phương cần theo dõi sát diễn biến tình hình kinh tế thế giới, đặc biệt chính sách của các nền kinh tế lớn như: Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản… ảnh hưởng tới thương mại với Việt Nam, từ đó kịp thời đưa ra cảnh báo cho cộng đồng doanh nghiệp có các phản ứng kịp thời; Hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết khai thác hiệu quả các thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu.

Cùng với đó, thực hiện có hiệu quả các Chương trình xúc tiến thương mại thị trường trong nước, thúc đẩy phân phối hàng hóa qua nền tảng số, thương mại điện tử để mở rộng, kích thích tiêu dùng nội địa, từ đó thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển.

Nguyễn Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu hàng hóa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Miến dong Nhân Đức: Vị miền núi Phù Yên trên Sàn Việt

Miến dong Nhân Đức: Vị miền núi Phù Yên trên Sàn Việt

Bên cạnh việc tham gia chương trình OCOP, miến dong Nhân Đức còn lựa chọn Sàn Việt làm bệ phóng cho hành trình chinh phục thị trường trên cả nước.
Măng trúc muối ớt Háng Đồng: Vị Tây Bắc trên Sàn Việt

Măng trúc muối ớt Háng Đồng: Vị Tây Bắc trên Sàn Việt

Măng trúc muối ớt hợp tác xã Háng Đồng, đặc sản Tây Bắc, ghi dấu ấn mạnh mẽ trên Sàn Việt, nhanh chóng vươn xa toàn quốc với lượng đơn hàng vượt trội.
Phở sắn nguyên chất Caromi: Tinh hoa ẩm thực trên Sàn Việt

Phở sắn nguyên chất Caromi: Tinh hoa ẩm thực trên Sàn Việt

Phở sắn nguyên chất Caromi trên sàn thương mại điện tử Sàn Việt không chỉ giúp doanh nghiệp chủ động giải quyết bài toán đầu ra mà còn mở ra hướng đi mới.
Số lượng C/O ưu đãi được cấp năm 2024 tăng 18%

Số lượng C/O ưu đãi được cấp năm 2024 tăng 18%

Theo Cục Xuất nhập khẩu, số lượng C/O ưu đãi được cấp giai đoạn từ 2020 đến nay tăng trung bình khoảng 20% mỗi năm. Dự kiến, năm 2024 tăng 18% so với năm ngoái.
Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo vaccine thú y

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo vaccine thú y

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo các loại vaccine thú y, trong đó phải kể đến vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi.

Tin cùng chuyên mục

Giá trị miến dong Kiên Sơn tăng cao nhờ kinh doanh trên Sàn Việt

Giá trị miến dong Kiên Sơn tăng cao nhờ kinh doanh trên Sàn Việt

Đưa nông sản tiêu thụ qua sàn thương mại điện tử Sàn Việt không chỉ giúp nông dân chủ động giải quyết bài toán đầu ra mà còn mở ra một hướng đi mới, hiệu quả.
Thương mại điện tử thổi luồng sinh khí mới cho hợp tác xã

Thương mại điện tử thổi luồng sinh khí mới cho hợp tác xã

Nhiều nông dân ở Long An đã trở thành "doanh nhân nông nghiệp" nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và thương mại điện tử.
Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá đối với thép cán nguội

Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá đối với thép cán nguội

Bộ Công Thương ban hành quyết định rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nguội.
Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Thứ trưởng Phan Thị Thắng chỉ đạo, công tác phát triển thị trường châu Á-châu Phi cần tập trung vào những thị trường trọng tâm, trọng điểm, còn nhiều tiềm năng.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Chiều 27/12, tại Lạng Sơn, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024.
Mật ong Cẩm Tú - Tinh hoa từ vườn nhãn lên sàn thương mại điện tử

Mật ong Cẩm Tú - Tinh hoa từ vườn nhãn lên sàn thương mại điện tử

Mật ong Cẩm Tú, An Giang đang được phân phối rộng rãi trên các sàn thương mại điện tử uy tín như Sàn Việt, mang đến cho người tiêu dùng sự tiện lợi và tin cậy.
Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Sáng 27/12, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Cục Xuất nhập khẩu cần đưa ra cả mục tiêu và giải pháp trong hoạt động nhập khẩu. Nhập khẩu để phục vụ xuất khẩu khác với nhập khẩu để tiêu dùng trong nước.
Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Năm 2024, ngành nông nghiệp đạt kỷ lục cả ở xuất khẩu nông sản và xuất siêu. Song những cảnh báo mới đây từ thị trường nhập khẩu là tin kém vui cho ngành này.
Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt ra mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 10-12% so với năm 2024. Cán cân thương mại tiếp tục có xuất siêu ở mức trên 20 tỷ USD.
Khai mạc Chương trình Phố rượu vang, trà, cà phê và đặc sản Đà Lạt

Khai mạc Chương trình Phố rượu vang, trà, cà phê và đặc sản Đà Lạt

Chương trình Phố rượu vang, trà, cà phê và đặc sản Đà Lạt vừa được khai mạc. Đây là một trong 10 chương trình chính của Festival hoa Đà Lạt lần thứ X năm 2024.
Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

11 tháng 2024, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc đạt trên 1,25 triệu tấn, trị giá 2,07 tỷ USD, giảm 15,5% về lượng, nhưng tăng 5,5% về trị giá so với cùng kỳ.
Rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ áp dụng chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với đường mía

Rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ áp dụng chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với đường mía

Bộ Công Thương quyết định rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ việc áp dụng chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía.
Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Nếu xuất khẩu hàng hoá năm 2025 đạt mức tăng trưởng 12%/năm, mỗi tháng, kim ngạch xuất khẩu phải tăng tương ứng 4 tỷ USD. Đây là con số không hề nhỏ.
Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến 4 lần/tháng

Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến 4 lần/tháng

Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến tới 4 lần/tháng. Điều này cho thấy tiềm năng lớn của thị trường bán buôn bán lẻ trực tuyến.
Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Với kim ngạch 44 tỷ USD, tăng trưởng gần 11% so với năm 2023, Việt Nam có khả năng vượt Bangladesh đứng vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may.
EU khởi xướng điều tra tự vệ đối với một số hợp kim gốc mangan và silicon

EU khởi xướng điều tra tự vệ đối với một số hợp kim gốc mangan và silicon

Theo thông báo, EU khởi xướng điều tra tự vệ đối với một số hợp kim gốc mangan và silicon. Ủy ban châu Âu (EC) đã đăng tải các bản câu hỏi điều tra.
Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Sau năm 2024 với nhiều điểm sáng, năm 2025, hoạt động xuất khẩu hàng hoá phấn đấu tăng khoảng 12% so với năm 2024.
Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong xúc tiến thương mại và đầu tư tại Hoa Kỳ

Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong xúc tiến thương mại và đầu tư tại Hoa Kỳ

Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Houston xây dựng kế hoạch nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu và đầu tư tại Hoa Kỳ.
Nấm Mối Đen Uyên Khang: Khẳng định thương hiệu nhờ sàn thương mại điện tử

Nấm Mối Đen Uyên Khang: Khẳng định thương hiệu nhờ sàn thương mại điện tử

Với mục tiêu đưa Nấm Mối Đen Uyên Khang vươn xa hơn nữa, song song với việc đầu tư vào mở rộng nhà xưởng, đầu tư kỹ thuật theo công nghệ 4.0.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động