Tổng kết dự án thúc đẩy tài chính toàn diện vì phụ nữ dân tộc thiểu số

Chiều 17/10, tai Hà Nội, đã diễn ra buổi chia sẻ thông tin tổng kết dự án “Bứt phá: Thúc đẩy tài chính toàn diện vì phụ nữ dân tộc thiểu số”.
Liên kết sản xuất- tiêu thụ: Mô hình phát triển kinh tế hay cho bà con dân tộc thiểu số Ban Dân tộc Bình Phước bồi dưỡng kiến thức cho 457 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Bứt phá: Thúc đẩy Tài chính Toàn diện cho phụ nữ dân tộc thiểu số” do Tập đoàn P&G, Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam và Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, phối hợp thực hiện.

Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam và Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam chia sẻ thông tin dự án “Bứt phá: Thúc đẩy tài chính toàn diện vì phụ nữ dân tộc thiểu số”.
Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam và Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam chia sẻ thông tin tổng kết dự án “Bứt phá: Thúc đẩy tài chính toàn diện vì phụ nữ dân tộc thiểu số”.

Qua bốn năm triển khai trên địa bàn 18 tỉnh tại Việt Nam, dự án “Bứt phá thúc đẩy tài chính toàn diện cho phụ nữ dân tộc thiểu số” đã hỗ trợ xây dựng và vận hành hơn 500 nhóm tiết kiệm tín dụng tự quản với hơn 11.000 phụ nữ tham gia hoạt động huy động tiết kiệm và cho vay vốn quy mô nhỏ. Mô hình tiết kiệm tín dụng tự quản hỗ trợ hiệu quả phụ nữ và gia đình trong các hoạt động phát triển sinh kế, góp phần đảm bảo an ninh tài chính của hộ gia đình.

Từ tháng 01/2018 đến tháng 12/2019, CARE đã hợp tác với P&G triển khai dự án “Bứt phá thúc đẩy tài chính toàn diện vì phụ nữ dân tộc thiểu số” ở bốn tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam (Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên và Bắc Kạn).

Theo đó, CARE đã thành lập được 260 nhóm Cổ phần tài chính tự quản, trực tiếp giúp 5.196 phụ nữ dân tộc thiểu số được tiếp cận vốn vay và độc lập hơn về kinh tế. Nhiều thành viên của nhóm Tiết kiệm tín dụng thôn bản cho biết, họ có thể tiết kiệm tiền nhiều hơn và đầu tư tốt hơn vào giáo dục cho con cái, sinh kế hộ gia đình và các hoạt động tạo ra thu nhập.

Trong giai đoạn thứ hai của dự án với tên gọi “Bứt phá: Thúc đẩy tài chính toàn diện vì phụ nữ dân tộc thiểu số”, từ tháng 12/2020 tới hết tháng 12/2021, đã thành lập được 287 nhóm Tiết kiệm tín dụng thôn bản tự quản (VSLA) với 4.185 thành viên phụ nữ tham gia; huy động 9,35 tỉ đồng tiết kiệm và cho 2.427 lượt thành viên được vay vốn để phát triển sinh kế. Trong nửa đầu năm 2022, có 269 nhóm với 4.058 thành viên phụ nữ tham gia hoạt động đã huy động được 5,62 tỉ đồng tiết kiệm và 1.416 lượt thành viên được vay vốn để phát triển sinh kế.

Dự án được triển khai tại Gia Lai
Dự án được triển khai tại Gia Lai

Bà Lê Thị Tuyết Mai - Giám đốc Truyền thông Công ty P&G Việt Nam - chia sẻ: Dự án “Bứt phá” là một chương trình cộng đồng quan trọng trong kế hoạch phát triển lâu dài của công ty tại Việt Nam. Với cam kết luôn đồng hành cùng sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, trong nhiều năm qua, P&G không chỉ nỗ lực sáng tạo ra các sản phẩm tiêu dùng cao cấp và chất lượng nhằm cải thiện cuộc sống của người tiêu dùng tốt đẹp hơn mỗi ngày, mà còn bền bỉ thực hiện nhiều chương trình nhằm thúc đẩy tiến bộ của phụ nữ, xoá bỏ rào cản giới và thúc đẩy sự phát triển của phụ nữ Việt Nam”.

Số liệu của Ngân hàng Thế giới năm 2017 (Findex) cho thấy chỉ có 30% nam giới và 31% nữ giới trưởng thành ở Việt Nam được tiếp cận với các dịch vụ tài chính chính thức, đây một trong những tỷ lệ thấp ở Đông Á. Dựa trên các phân tích về giới do CARE thực hiện, phụ nữ gặp nhiều khó khăn hơn trong tiếp cận tài chính và chịu tác động tiêu cực từ bất bình đẳng giới, các chuẩn mực văn hóa truyền thống. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng với việc ra quyết định về tài chính và sản xuất nông nghiệp trong gia đình thì người chồng thường có tiếng nói quyết định về sinh kế và các khoản chi tiêu lớn. Điều đó cũng làm ảnh hưởng lớn đến việc ra quyết định và tham gia của phụ nữ ở cấp độ cộng đồng.

Được CARE khởi sướng từ năm 1991 tại Nigeria và triển khai tại Việt Nam từ năm 2010, đến nay, mô hình Tiết kiệm tín dụng thôn bản tự quản (VSLA) đã được giới thiệu triển và khai ở hơn 20 tỉnh/thành. Mô hình hoạt động dựa trên nguyên tắc ba Tự: Tự nguyện tham gia, Tự quản lý và Tự chịu trách nhiệm, thúc đẩy nguyên tắc công khai, minh bạch và bình đẳng đối với tất cả các thành viên.

Đánh giá về hoạt động của dự án trong thời gian qua, đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, bà Phạm Thị Hương Giang, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch - Trưởng ban Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế - cho biết, “Mô hình này rất phù hợp với điều kiện kinh tế và năng lực của phụ nữ dân tộc thiểu số, giúp cho chị em hình thành thói quen tiết kiệm, tự quản và cộng đồng hỗ trợ, giúp nhau trong những lúc khó khăn. Thông qua mô hình, Hội cũng đã triển khai các hoạt động truyền thông về các chính sách pháp luật của nhà nước liên quan đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng như các kiến thức cần thiết khác cho phụ nữ như tổ chức cuộc sống gia đình, tăng thu nhập, bình đẳng giới”.

Bà Lê Kim Dung - Giám đốc Quốc gia, Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam - khẳng định, mô hình VSLA được coi là xuất phát điểm để giúp thành viên các tổ nhóm gắn kết và tiếp cận với các hình thức dịch vụ tài chính khác và là một phần trong hệ sinh thái tài chính bao trùm, trong đó ai cũng có quyền tham gia và tiếp cận dịch vụ tài chính. Cách làm và đặc điểm của mô hình VSLA rất phù hợp với các mục tiêu của Hội Liên hiệp Phụ nữ trong tiến trình thực hiện dự án. CARE cam kết đồng hành và hỗ trợ kỹ thuật với Trung ương Hội trong năm năm tới để thực hiện hiệu quả các hoạt động nhằm đạt các mục tiêu đã đề ra.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Dân tộc thiểu số

Tin cùng chuyên mục

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart:

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La -

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Yên Bái ‘mở lối’ cho hàng hóa vùng cao vươn xa

Yên Bái ‘mở lối’ cho hàng hóa vùng cao vươn xa

Chè Shanam: Tinh hoa từ những búp chè cổ thụ Tà Xùa

Chè Shanam: Tinh hoa từ những búp chè cổ thụ Tà Xùa

Viện trưởng AIT: Du lịch phiên bản 2025 ‘Một chuyến đi – nghìn đơn hàng’

Viện trưởng AIT: Du lịch phiên bản 2025 ‘Một chuyến đi – nghìn đơn hàng’