Lý do người bệnh tiểu đường không nên từ chối hoàn toàn quả nhãn? Vì sao măng tươi được đánh giá là thực phẩm bổ dưỡng với người bệnh tiểu đường? |
Tỷ lệ di truyền bệnh theo độ tuổi
Theo Tổ chức Y tế thế giới, bệnh tiểu đường không phải bệnh truyền nhiễm nhưng có thể sẽ di truyền. Nếu cả bố và mẹ đều bị bệnh thì khả năng cao trẻ cũng sẽ mắc, dù khi trẻ được sinh ra chưa có bất kỳ dấu hiệu nào mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, nếu bố hoặc mẹ có những biến thể trong gen, khi có thai, những biến thể trong gen đó cũng có thể gây ra bệnh tiểu đường do mắc bệnh theo gen di truyền.
Nên kiểm tra mức đường huyết hàng năm cùng với kiểm tra sức khỏe định kỳ, nhất là với người trên 45 tuổi Ảnh: Thu Cúc |
Phân tích của giới chuyên gia, tỷ lệ di truyền với người bệnh tiểu đường type 1 và type 2 khác nhau. Với bệnh tiểu đường type 1, các nhà khoa học đã chứng minh, trong gia đình, nếu bố mẹ đều có tiền sử bệnh tiểu đường type 1, khả năng di truyền cho con cái khoảng 30%. Nếu gia đình có bố bị tiểu đường, khả năng con bị di truyền khoảng 6%; còn chỉ duy nhất mẹ thì tỷ lệ di truyền là 4% và 1% khi người phụ nữ trên 25 tuổi.
Khi bệnh tiểu đường type, tỷ lệ di truyền khá cao và hơn gấp nhiều lần do các yếu tố tác động bên ngoài. Cụ thể: Nếu chẩn đoán tiểu đường type 2 trước 50 tuổi, nguy cơ con cái bị tiểu đường là 14% và 7,7% nếu chẩn đoán mắc bệnh sau 50 tuổi. Nếu cả bố và mẹ đều bị tiểu đường type, tỷ lệ này có thể lên đến 75% trẻ có nguy cơ mắc bệnh. Chỉ bố hoặc mẹ bị mắc tiểu đường type 2 và trẻ hơn 50 tuổi, con có tỷ lệ mắc bệnh là 14%. Chỉ bố hoặc mẹ bị mắc tiểu đường type 2 và trên 50 tuổi, con có tỷ lệ mắc bệnh là 7,7%
Các tỷ lệ này có thể thay đổi do yếu tố tác động bên ngoài, môi trường sống. Thực hiện lối sống tốt sẽ được giảm thiểu đáng kể, còn không sẽ làm gia tăng nguy cơ đột biến gen, tăng nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn.
Cách để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là một rối loạn chuyển hóa, do nhiều nguyên nhân, đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết mãn tính, với các rối loạn chuyển hóa đường đạm, mỡ, hậu quả của sự thiếu Insulin. Ngoài ra, bệnh tiểu đường hay tăng đường huyết là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa carbonhydrat khi hormon insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao.
Trong giai đoạn khởi phát, thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó gây khát nước. Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, mắt, suy thận, hoại tử…
Tuy bệnh tiểu đường có tính di truyền cao nhưng hoàn toàn ngăn chặn và phòng ngừa được bằng chế độ ăn, luyện tập đều đặn. Cụ thể: Giảm cân và giảm mức cholesterol có thể lấn át di truyền và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Mỗi người cần duy trì cân nặng hợp lý hoặc giảm cân, nhất là người thừa cân, cần giảm cân.
Bên cạnh đó, cần kiểm tra định kỳ hàng năm ở mọi lứa tuổi. Hiệp hội Tiểu đường Mỹ đề xuất nên kiểm tra mức đường huyết hàng năm cùng với kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt người trên 45 tuổi. Hãy báo cho bác sĩ biết về tiền sử bệnh tiểu đường của gia đình, cũng như mắc bệnh cao huyết áp, mỡ máu hoặc gan nhiễm mỡ (nếu có).
Đồng thời, tuân thủ chế độ ăn ngăn ngừa bệnh tiểu đường, như: Thêm nhiều trái cây, rau, quả vào chế độ ăn uống và cắt bỏ thực phẩm đóng gói sẵn; chọn carbs nhiều chất xơ, bao gồm ngũ cốc tự rang xay, gạo lứt, bánh mì đen hoặc mì sợi đen, yến mạch; chọn chất béo tốt, bao gồm dầu ô liu, dầu mè, dầu từ các loại hạt, dầu hạt cải, dầu hướng dương; chọn loại đạm tốt, bao gồm thịt gia cầm, cá, sữa chua không đường tách béo, trứng, các loại đậu, các loại hạt.
Ngoài ra, cần hạn chế tiêu thụ đường, cắt giảm muối; tránh chất béo “xấu”; thực phẩm nhiều chất béo bão hòa gồm thịt đỏ, thịt chế biến (gồm thịt nguội, xúc xích, thịt hộp), mỡ động vật, da gà, các sản phẩm sữa nguyên béo. Thực phẩm nhiều chất béo chuyển hóa gồm đồ chiên, bánh quy, bánh ngọt, bơ thực vật.
* Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo.