Sâm Ngọc Linh Kon Tum được cấp chỉ dẫn địa lý

Nâng cao giá trị và bảo vệ thương hiệu cho "quốc bảo" sâm Ngọc Linh

Sở Khoa học và Công nghệ Kon Tum cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ của Công ty CP Sâm Ngọc Linh Kon Tum.
Quảng Nam: Bán 65kg sâm, thu về gần 9,5 tỷ đồng từ phiên chợ sâm Ngọc Linh Người đồng bào Xơ-đăng trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh

Theo Quyết định số 92/QĐ-SKHCN ngày 10/8/2023 của Sở Khoa học và Công nghệ Kon Tum, số lượng sản phẩm sâm củ được cấp giấy chứng nhận là 10.000 cây; có độ tuổi lớn hơn 10 năm tuổi; tại lô 3, khoảnh 2, tiểu khu 220, thuộc xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông và toạ độ địa lý: X 00548631/Y 01657137 (±3m); X 00548671/Y 01657039 (±5m); X 00548696/Y 01657071 (±3m); X 00548671/Y 01657138 (±5m). Mã số chỉ dẫn địa lý sản phẩm là C0001-SNLKTG.

Hội Dược liệu tỉnh Kon Tum phát hành, quản lý và cấp tem chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum theo số lượng sâm củ được khai thác.

Nâng cao giá trị và bảo vệ thương hiệu cho
Sâm Ngọc Linh Kon Tum được nhiều người tiêu dùng quan tâm (Ảnh: Báo Điện tử Chính phủ)

Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum được quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ đã được cấp giấy chứng nhận; tuân thủ đúng Quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ của tỉnh Kon Tum và các quy định pháp luật có liên quan.

Sâm Ngọc Linh là một trong những sản phẩm thế mạnh, có giá trị cao, tốt cho sức khỏe. Vì vậy, những năm trước, sâm Ngọc Linh Kon Tum liên tục bị ảnh hưởng thương hiệu vì hàng giả tràn lan trên thị trường. Nhiều sản phẩm được khai thác từ vùng khác gắn mác sâm Ngọc Linh Kon Tum bán với giá cao nhưng chất lượng không đảm bảo. Để bảo vệ cho thương hiệu này, Tổng cục Quản lý thị trường - Bộ Công Thương đã tổ chức mở cửa phòng trưng bày "Nhận diện đúng sâm Ngọc Linh trên thị trường" vào tháng 4/2023.

Khi được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý, sản phẩm của công ty sẽ được bảo vệ trước hàng giả. Từ đó nâng cao giá trị và thương hiệu cho sản phẩm sâm. Các công ty được cấp giấy chứng nhận phải có trách nhiệm tuân thủ Quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý "Ngọc Linh" cho sản phẩm sâm củ của tỉnh Kon Tum và các quy định có liên quan.

Kon Tum hiện có khoảng 1.240 ha sâm. Số lượng này tập trung chủ yếu ở huyện Tu Mơ Rông với hơn 1.190 ha, còn lại ở huyện Đăk Glei.

Thời gian qua, để phát triển Sâm Ngọc Linh trở thành hàng hoá chủ lực góp phần nâng cao đời sống của người dân, đóng góp ngày càng tăng vào tổng sản phẩm của tỉnh (GRDP) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kon Tum đã tham mưu UBND tỉnh trình Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI ban hành Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 19 tháng 5 năm 2022 về đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trên cơ sở đó Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu UBND tỉnh Kon Tum ban hành đề án đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Đề án xác định rõ định hướng: Phát triển bền vững Sâm Ngọc Linh trên cơ sở sử dụng có hiệu quả tiềm năng, lợi thế đặc thù về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội để phát triển. Phát triển Sâm Ngọc Linh theo chuỗi liên kết, sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn chế biến sâu với tiêu thụ sản phẩm. Phát triển Sâm Ngọc Linh gắn với đầu tư đồng bộ hạ tầng nông thôn miền núi, góp phần tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp dược trong tổng sản phẩm quốc gia (GRDP) và gắn với phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Với tầm nhìn chiến lược phát triển cây Sâm Ngọc Linh (Sâm Việt Nam) theo hướng bền vững gắn với quản lý bảo vệ diện tích rừng tự nhiên; các sản phẩm chế biến từ sâm đạt thương hiệu sản phẩm Quốc gia Sâm Việt Nam; đưa ngành sản xuất và chế biến Sâm Việt Nam (Sâm Ngọc Linh) trở thành ngành kinh tế mũi nhọn quốc gia; tạo điều kiện thuận lợi cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi cao phát triển kinh tế bằng cây Sâm Việt Nam. Đến năm 2045, đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất sâm có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Mục tiêu đến năm 2025 trồng mới 4.500 ha Sâm Ngọc Linh, định hướng đến 2030 trồng mới 10.000 ha, phấn đấu đưa tỉnh Kon Tum thành vùng dược liệu trọng điểm quốc gia và trở thành trung tâm sản xuất dược liệu lớn của cả nước.

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sâm Ngọc Linh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hải Phòng: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc các huyện đảo

Hải Phòng: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc các huyện đảo

Thời gian qua, Sở Công Thương Hải Phòng đã triển khai nhiều giải pháp kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm cho bà con dân tộc thiểu số tại các huyện đảo.
Kết nối giao thương sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

Kết nối giao thương sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

Bắc Kạn cần phát huy tiềm năng, lợi thế để thúc đẩy xúc tiến tiêu thụ và kết nối giao thương các sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Nghề dệt thổ cẩm và nuôi vịt Cổ Lũng nâng cao thu nhập cho bà con huyện Bá Thước

Nghề dệt thổ cẩm và nuôi vịt Cổ Lũng nâng cao thu nhập cho bà con huyện Bá Thước

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống, nuôi vịt Cổ Lũng đã giúp bà con dân tộc Thái huyện Bá Thước (Thanh Hóa) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu
Tuyên Quang: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Tuyên Quang: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Với đa dạng sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Tuyên Quang, việc khơi thông đầu ra cho các sản phẩm này sẽ thúc đẩy kinh tế địa phương.
Bộ Công Thương thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số

Bộ Công Thương thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số

Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cho miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số.

Tin cùng chuyên mục

Lai Châu: Đa dạng chính sách giúp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Lai Châu: Đa dạng chính sách giúp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Là địa phương có nhiều nông sản thế mạnh, Lai Châu luôn chú trọng tìm đầu ra cho sản phẩm, đặc biệt sản phẩm của bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Chợ nông sản Đắk Lắk online: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số

Chợ nông sản Đắk Lắk online: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số

Chợ nông sản Đắk Lắk online tại địa chỉ chonongsandaklak.vn dự kiến đi vào hoạt động vào đầu tháng 12/2023, giúp khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con.
Nghề nuôi ong ở Lai Châu: Chắt chiu mật ngọt cho đời

Nghề nuôi ong ở Lai Châu: Chắt chiu mật ngọt cho đời

Đưa sản phẩm mật ong địa phương phát triển theo chuỗi hàng hoá, đến nay, nghề nuôi ong đã mang lại thu nhập ổn định cho bà con dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu.
Người dân vùng cao Hòa Bình thoát nghèo nhờ nghề may xuất khẩu

Người dân vùng cao Hòa Bình thoát nghèo nhờ nghề may xuất khẩu

Nhiều người dân tộc thiểu số ở huyện Tân Lạc, huyện Lạc Sơn (tỉnh Hòa Bình) nhờ nghề may mặc xuất khẩu đã vươn lên thoát nghèo, có thu nhập ổn định.
Về miền cổ tích với cây chè Shan tuyết Sơn La

Về miền cổ tích với cây chè Shan tuyết Sơn La

Là đặc sản của vùng núi cao Sơn La, cây chè Shan tuyết không chỉ mang lại sinh kế cho bà con dân tộc thiểu số mà còn khẳng định thương hiệu nông sản địa phương.
Vị Xuyên (Hà Giang): Nâng cao năng suất, chất lượng chè Shan theo hướng hàng hóa

Vị Xuyên (Hà Giang): Nâng cao năng suất, chất lượng chè Shan theo hướng hàng hóa

Huyện Vị Xuyên chủ trương đẩy mạnh đầu tư thâm canh, cải tạo và trồng mới nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm chè Shan tuyết.
Hà Giang: Phát triển các loài cây dược liệu theo hướng hàng hóa

Hà Giang: Phát triển các loài cây dược liệu theo hướng hàng hóa

Nhằm khai thác lợi thế của địa phương, trong những năm qua, tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh phát triển các loài cây dược liệu theo hướng hàng hóa.
Hà Giang: Phát triển cây hoa tam giác mạch theo hướng hàng hóa

Hà Giang: Phát triển cây hoa tam giác mạch theo hướng hàng hóa

Hoa tam giác mạch đã trở thành thương hiệu và là biểu tượng của ngành du lịch Hà Giang. Hiện tỉnh cũng đang phát triển cây hoa này theo hướng hàng hóa.
Nâng cao chuỗi giá trị rừng nguyên liệu

Nâng cao chuỗi giá trị rừng nguyên liệu

Nâng cao chuỗi giá trị rừng nguyên liệu là giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gỗ bền vững, nâng cao thu nhập của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Điện Biên: Nỗ lực xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số vươn xa

Điện Biên: Nỗ lực xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số vươn xa

Với nhiều chương trình xúc tiến thương mại thiết thực, “cánh cửa” đầu ra cho sản phẩm của bà con đồng bào dân tộc thiểu số Điện Biên từng bước rộng mở...
Xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị cho chè Shan tuyết Hà Giang

Xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị cho chè Shan tuyết Hà Giang

Là cây trồng chủ lực của bà con đồng bào dân tộc thiểu số, Hà Giang đang triển khai nhiều giải pháp xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị chè Shan tuyết.
Bắc Kạn: Tìm giải pháp mở rộng mở đầu ra cho sản phẩm gạo nếp Khẩu Nua Lếch

Bắc Kạn: Tìm giải pháp mở rộng mở đầu ra cho sản phẩm gạo nếp Khẩu Nua Lếch

Gạo nếp Khẩu Nua Lếch là giống lúa nếp bản địa của đồng bào dân tộc Tày, được trồng một vụ duy nhất trong năm tại cánh đồng xã Thượng Quan, Ngân Sơn, Bắc Kạn.
Yên Bái: Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc đến tay người tiêu dùng qua thương mại điện tử

Yên Bái: Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc đến tay người tiêu dùng qua thương mại điện tử

Tỉnh Yên Bái xác định thương mại điện tử là kênh thông tin quan trọng để đưa nông sản của bà con đồng bào dân tộc đến tay người tiêu dùng nhanh nhất.
Longform | Ara-Tay Coffee và “hạt cà phê tử tế” của phụ nữ dân tộc Thái

Longform | Ara-Tay Coffee và “hạt cà phê tử tế” của phụ nữ dân tộc Thái

Ara-Tay Coffee đã trở thành một thương hiệu cà phê đặc biệt của phụ nữ Thái tại Sơn La. Câu khẩu hiệu của bà con là: “Tử tế đến từng hạt".
Hòa Bình gia tăng giá trị nông sản qua sàn thương mại điện tử

Hòa Bình gia tăng giá trị nông sản qua sàn thương mại điện tử

Nắm bắt xu hướng mới, thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, Hòa Bình tích cực hỗ trợ bà con vùng dân tộc đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử.
Hoà Bình: Cần chính sách đầu tư đồng bộ, hỗ trợ đồng bào dân tộc thoát nghèo

Hoà Bình: Cần chính sách đầu tư đồng bộ, hỗ trợ đồng bào dân tộc thoát nghèo

Bà con vùng dân tộc tỉnh Hoà Bình rất cần có thêm những chính sách đầu tư đồng bộ để hỗ trợ đồng bào dân tộc phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
Phát triển nghề truyền thống, nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng

Phát triển nghề truyền thống, nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng

Sau hơn 20 năm thực hiện dự án phát triển nghề thủ công truyền thống, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng tại thôn Phà Xắc đã thay đổi đáng kể.
Mật ngọt trên đất Sơn La

Mật ngọt trên đất Sơn La

Các xã vùng cao của Sơn La có khí hậu mát mẻ, thuận lợi cho đàn ong cư trú. Đây cũng là 1 trong những nguồn sinh kế bền vững cho bà con vùng dân tộc địa phương.
Sơn La: Thời trang xanh giúp cây chuối Tú Nang “cất cánh” vươn xa

Sơn La: Thời trang xanh giúp cây chuối Tú Nang “cất cánh” vươn xa

Cây chuối đang trở thành cây trồng chủ lực đem lại thu nhập cho người dân ở huyện Yên Châu (Sơn La), nhiều thứ từ cây chuối tưởng như bỏ đi cũng thành hàng hoá
Longform | Đồng bào Chăm Ninh Thuận: Làm giàu từ cây măng tây xanh giữa vùng cát trắng

Longform | Đồng bào Chăm Ninh Thuận: Làm giàu từ cây măng tây xanh giữa vùng cát trắng

Nhiều năm nay, đồng bào Chăm tỉnh Ninh Thuận đã khắc phục sự khắc nghiệt của thời tiết “gió như phang, nắng như rang” bằng cây măng tây mang lại giá trị kinh tế
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động