Tiền Giang: Gần 554 tỷ đồng dự trữ, cung ứng hàng hóa Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Ngành Công Thương Tiền Giang triển khai kế hoạch dự trữ, đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu bình ổn thị trường cuối năm 2023, dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024
Bình Dương: Hơn 2.250 tỷ đồng dự trữ hàng hóa Tết Nguyên đán Giáp Thìn Sẵn sàng nguồn hàng cho dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Giáp Thìn

Gần 554 tỷ đồng dự trữ hàng hóa Tết

Thực hiện Chỉ thị số 13/CT-BCT ngày 30/10/2023 của Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, đồng thời thực hiện Kế hoạch 497 của UBND tỉnh, ngành Công Thương tỉnh Tiền Giang đã triển khai dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán. Việc này nhằm góp phần thực hiện chủ trương bình ổn giá cả thị trường và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Tiền Giang: Gần 554 tỷ đồng dự trữ, cung ứng hàng hóa Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Tiền Giang đang triển kế hoạch chuẩn bị khoảng gần 554 tỷ đồng dự trữ hàng hoá phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Lưu Văn Phi - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang - cho biết: Trước khi trình UBND tỉnh ban hành kế hoạch dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Sở đã trao đổi với các doanh nghiệp, hệ thống siêu thị, công ty lương thực, hợp tác xã thương mại dịch vụ xây dựng kế hoạch dự trữ và cung ứng hàng Tết (ưu tiên dự trữ, cung ứng hàng Việt).

Đến nay, nguồn hàng hóa phục vụ cho thị trường cuối năm và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đã và đang được các doanh nghiệp, siêu thị, hợp tác xã chuẩn bị theo kế hoạch, với nguồn hàng hóa phong phú, đa dạng. Tổng giá trị hàng hóa dự trữ gần 554 tỷ đồng, trong đó hàng hóa thiết yếu hơn 136 tỷ đồng.

Cụ thể, lượng hàng hóa thiết yếu được 8 đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia dự trữ phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, gồm: 801 tấn gạo các loại; 677 tấn đường cát các loại; hơn 1,35 triệu lít dầu ăn các loại; hơn 964 tấn bột ngọt, hạt nêm các loại; 46,5 tấn thịt gia súc và 44,5 tấn thịt gia cầm. Ngoài ra còn có các mặt hàng tiêu dùng khác như: Bánh mứt, lạp xưởng, nước giải khát, bột giặt…

Theo Sở Công Thương Tiền Giang, dự báo nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng thực phẩm của người dân sẽ tăng trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Giáp Thìn. Để đáp ứng nhu cầu này, số lượng dự trữ hàng hóa có tăng hơn từ 5 - 14% (tùy mặt hàng) so với năm 2023. Riêng đối với thịt gia súc và thịt gia cầm giảm khoảng 15 - 20% do lượng dự trữ của siêu thị Co.opmart Mỹ Tho giảm.

Hàng hóa bình ổn thấp hơn giá thị trường từ 5% trở lên

Nhằm đáp ứng yêu cầu bình ổn thị trường, cân đối cung cầu và nhân dân hưởng lợi từ chủ trương, chính sách về an sinh xã hội dịp Tết Giáp Thìn 2024, Sở Công Thương yêu cầu các đơn vị tham gia bình ổn trị trường Tết phải chú trọng các đối tượng chính sách, hộ gia đình nghèo, nhân dân ở khu vực nông thôn.

Ngoài ra, Sở phối hợp với các doanh nghiệp, siêu thị, hợp tác xã, các địa phương tổ chức các Phiên chợ hàng Việt về khu vực nông thôn, khu dân cư, những vùng còn khó khăn và các khu, cụm công nghiệp tập trung nhiều công nhân để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Đồng thời, khuyến khích các đơn vị bán hàng với giá thấp hơn 5% trở lên so với hàng hóa cùng chủng loại tại thời điểm đăng ký.

Đáng chú ý, mỗi doanh nghiệp, đơn vị tham gia dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu bình ổn thị trường phải có ít nhất 1 điểm bán lẻ hàng hóa bình ổn phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn, niêm yết giá công khai từng mặt hàng thiết yếu diện bình ổn. Đồng thời, phải đảm bảo cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu, chất lượng an toàn với giá cả hợp lý cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, đặc biệt trong những thời điểm cận Tết.

Ngoài ra, doanh nghiệp thực hiện việc dự trữ, cung ứng đối với mặt hàng nông sản nhất là mặt hàng thịt gia súc, thịt gia cầm đảm bảo hàng hóa phải qua kiểm dịch, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm khi đưa vào lưu thông trên thị trường.

“Trên địa bàn tỉnh Tiền Giang hiện có 180 chợ, 6 siêu thị tổng hợp (kể cả siêu thị Co.opmart Cái Bè dự kiến khai trương trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024), 94 cửa hàng tiện ích và các cửa hàng bách hóa phủ khắp địa bàn thành phố, thị xã và nông thôn. Do đó, việc cung ứng hàng hóa thiết yếu sẽ được đảm bảo trên mọi kênh phân phối, bán lẻ trên địa bàn tỉnh” - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang khẳng định.

Minh Khuê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tết Nguyên đán

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sở Công Thương Gia Lai đồng hành cùng doanh nghiệp xăng dầu

Sở Công Thương Gia Lai đồng hành cùng doanh nghiệp xăng dầu

Việc đồng hành cùng doanh nghiệp sẽ góp phần phát triển thị trường kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Gia Lai ổn định, minh bạch và bền vững.
Triển khai Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Không chờ sáp nhập

Triển khai Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Không chờ sáp nhập

Thành phố Đà Nẵng sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng trong tháng 4/2025 và triển khai ngay, không chờ đợi.
Cử tri Đà Nẵng đề nghị xử lý nghiêm việc sản xuất, kinh doanh sữa giả, thuốc giả

Cử tri Đà Nẵng đề nghị xử lý nghiêm việc sản xuất, kinh doanh sữa giả, thuốc giả

Cử tri Hòa Vang (thành phố Đà Nẵng) bức xúc về tình trạng sữa, thuốc giả ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng, đề nghị Quốc hội và Chính phủ xử lý dứt điểm.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Thành lập Hiệp hội Logistics và Cảng biển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thành lập Hiệp hội Logistics và Cảng biển

Hiệp hội Logistics và Cảng biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ trở thành cầu nối giữa doanh nghiệp, cơ quan quản lý và chính quyền hướng tới sự phát triển bền vững.
Đào Bắc Hà mất mùa: Sản lượng giảm, giá không tăng

Đào Bắc Hà mất mùa: Sản lượng giảm, giá không tăng

Do diễn biến thời tiết phức tạp, rét đậm, rét hại, hạn hán kéo dài đầu năm, mưa to vào thời kỳ đậu quả khiến hoa và trái nhỏ bị thối, đào Bắc Hà mất mùa.

Tin cùng chuyên mục

Điện Biên và các tỉnh Bắc Lào thúc đẩy hợp tác thương mại

Điện Biên và các tỉnh Bắc Lào thúc đẩy hợp tác thương mại

Điện Biên và các tỉnh Bắc Lào đẩy mạnh hợp tác đa lĩnh vực: Kinh tế, văn hóa, giáo dục, quốc phòng, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, phát triển.
Sáp nhập tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn: Hợp lực để bứt phá

Sáp nhập tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn: Hợp lực để bứt phá

Sáp nhập tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn sẽ tạo không gian phát triển, để tỉnh Thái Nguyên mới có động lực để bứt phá, phát triển vững chắc hơn về mọi mặt...
TP. Hồ Chí Minh hậu kiểm hơn 2.100 hồ sơ tự công bố

TP. Hồ Chí Minh hậu kiểm hơn 2.100 hồ sơ tự công bố

Từ đầu năm đến nay, Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh đã hậu kiểm 2.174 hồ sơ tự công bố sản phẩm.
Bến Tre tổ chức kỷ niệm 50 ngày giải phóng tỉnh

Bến Tre tổ chức kỷ niệm 50 ngày giải phóng tỉnh

Tỉnh Bến Tre long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 50 năm ngày Giải phóng tỉnh Bến Tre (1/5/1975 - 1/5/2025).
Phú Thọ: 3 người bị bỏng nghi do nổ pháo tự chế

Phú Thọ: 3 người bị bỏng nghi do nổ pháo tự chế

Vụ nổ xảy ra tại thị xã Phú Thọ (tỉnh Phú Thọ) đã khiến 3 người bị bỏng nặng phải vào viện cấp cứu. Nguyên nhân vụ việc đang được điều tra, làm rõ.
Hà Nội xử lý tài sản là đất công, trụ sở làm việc thế nào?

Hà Nội xử lý tài sản là đất công, trụ sở làm việc thế nào?

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch xử lý đất công, nhà không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả hoặc không đúng mục đích trên địa bàn.
Hà Giang thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính

Hà Giang thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính

Tỉnh Hà Giang vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 32 nhằm đánh giá thực hiện nhiệm vụ quý I; xem xét đề án sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.
Đà Nẵng: Triển lãm “Vọng” - Dấu ấn 50 năm một chặng đường

Đà Nẵng: Triển lãm “Vọng” - Dấu ấn 50 năm một chặng đường

Không gian tương tác “Vọng cảnh AR” tại Bảo tàng Đà Nẵng mở ra hướng tiếp cận mới trong hoạt động trưng bày, quảng bá di sản văn hóa địa phương.
Kỳ vọng khi sáp nhập tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn

Kỳ vọng khi sáp nhập tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn

Việc sáp nhập tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên được kỳ vọng sẽ kiến tạo một không gian phát triển mới, mang tính đột phá cho cả hai địa phương.
TP.Hồ Chí Minh: Ngầm hóa lưới điện, hiện thực hóa đô thị thông minh

TP.Hồ Chí Minh: Ngầm hóa lưới điện, hiện thực hóa đô thị thông minh

Ngầm hóa lưới điện giúp TP. Hồ Chí Minh đảm bảo an toàn cung cấp điện, nâng cao mỹ quan đô thị, phát triển hạ tầng bền vững và tạo môi trường sống hiện đại.
Sáp nhập Yên Bái và Lào Cai: Cộng hưởng lợi thế, tạo đà phát triển

Sáp nhập Yên Bái và Lào Cai: Cộng hưởng lợi thế, tạo đà phát triển

Sáp nhập Lào Cai và Yên Bái sẽ tạo động lực phát triển. Hai địa phương có lịch sử gắn bó lâu đời, điều kiện tự nhiên thuận lợi, giàu tài nguyên khoáng sản...
Yên Bái - Lào Cai: Hợp lực để bứt phá trong kỷ nguyên số

Yên Bái - Lào Cai: Hợp lực để bứt phá trong kỷ nguyên số

Yên Bái đồng loạt lấy ý kiến nhân dân về đề án sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái, bước quan trọng mở không gian phát triển mới.
Chi tiết dự kiến tên 97 xã, phường của Đồng Nai và Bình Phước sau sắp xếp

Chi tiết dự kiến tên 97 xã, phường của Đồng Nai và Bình Phước sau sắp xếp

Trung ương dự kiến hợp nhất tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước, lấy tên là Đồng Nai, dự kiến sau sắp xếp đơn vị này sẽ còn 97 xã, phường.
Hải Phòng: Tạm dừng ô tô sang Cát Bà giờ cao điểm

Hải Phòng: Tạm dừng ô tô sang Cát Bà giờ cao điểm

Ngày 23/4, TP. Hải Phòng có văn bản tạm dừng chuyên chở xe ô tô con, xe ô tô tải qua phà Đồng Bài, huyện Cát Hải, từ ngày 26/4 - 4/5; thời gian từ 9 - 13 giờ.
Thanh Hóa hoàn thành lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập xã

Thanh Hóa hoàn thành lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập xã

Tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành lấy ý kiến nhân dân về đề án sáp nhập xã, qua đó đã đạt được sự đồng thuận, thống nhất cao của cử tri và nhân dân.
Đà Nẵng giảm còn 15 phường xã, 1 đặc khu sau sắp xếp

Đà Nẵng giảm còn 15 phường xã, 1 đặc khu sau sắp xếp

Thành phố Đà Nẵng điều chỉnh số lượng đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp gồm 12 phường, 3 xã và 1 đặc khu, giảm 3 đơn vị so với phương án trước đó.
Nam Định còn bao nhiêu xã phường và tên gọi ra sao sau sắp xếp?

Nam Định còn bao nhiêu xã phường và tên gọi ra sao sau sắp xếp?

Nam Định đang đứng trước một dấu mốc lịch sử quan trọng khi tiến hành sắp xếp, sáp nhập hàng loạt đơn vị hành chính cấp xã, phường với tên gọi mới.
Hà Nội đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế ngành năm 2025

Hà Nội đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế ngành năm 2025

Thành phố Hà Nội đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP đạt và vượt 8% trong năm 2025 thông qua các giải pháp quyết liệt phát triển lĩnh vực kinh tế ngành.
Hà Nội: Xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập

Hà Nội: Xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập

UBND TP Hà Nội yêu cầu xử lý nghiêm tình trạng lợi dụng giai đoạn sáp nhập đơn vị hành chính để lấn chiếm đất đai, ao hồ, đồng ruộng và xây dựng trái phép.
Điện Biên: Cử tri đồng thuận cao với phương án sắp xếp, sáp nhập 65% cấp xã

Điện Biên: Cử tri đồng thuận cao với phương án sắp xếp, sáp nhập 65% cấp xã

Điện Biên sáp nhập giảm 84 xã, 83% cử tri đồng thuận. Bộ máy tinh gọn, hiệu quả hơn – tạo dư địa phát triển vùng biên và nâng cao chất lượng phục vụ người dân.
Mobile VerionPhiên bản di động