Thứ năm 15/05/2025 14:59

Bình Dương: Hơn 2.250 tỷ đồng dự trữ hàng hóa Tết Nguyên đán Giáp Thìn

Sở Công Thương Bình Dương đã có kế hoạch chuẩn bị hàng hóa phục vụ giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, trị giá hơn 2.250 tỷ đồng.

Hơn 2.250 tỷ đồng dự trữ hàng hóa Tết

Thực hiện Chỉ thị số 13/CT-BCT ngày 30/10/2023 của Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, ngành Công Thương tỉnh Bình Dương đã có kế hoạch triển khai dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán. Việc này nhằm góp phần thực hiện chủ trương bình ổn giá cả thị trường và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Bình Dương lên kế hoạch chuẩn bị khoảng hơn 2.250 tỷ đồng dự trữ hàng hoá thiết yếu phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, bà Phan Thị Khánh Duyên - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Dương - cho biết: Dự báo, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng thực phẩm của người dân sẽ tăng trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Giáp Thìn. Đáp ứng nhu cầu này, Sở đã có kế hoạch chuẩn bị hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân những tháng cuối năm 2023, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và cả năm 2024.

Theo đó, các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân trong dịp này cả năm 2024, bao gồm 5 nhóm hàng hóa, gồm: Lương thực (gạo, nếp…); thực phẩm công nghệ (đường, sữa, bột ngọt, dầu ăn, nước chấm, nước giải khát, mì gói, bánh mứt, kẹo…); thực phẩm tươi sống (thịt gia súc, gia cầm, trứng gà, trứng vịt, rau củ, quả…) và thực phẩm chế biến (giò lụa, lạp xưởng, xúc xích....); mặt hàng xăng dầu; thuốc trị bệnh cho người. Tổng giá trị hàng hóa dự trữ khoảng trên 11.602 tỷ đồng (không tính xăng dầu, thuốc trị bệnh, trong đó giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 khoảng 2.258 tỷ đồng.

Bà Phan Thị Khánh Duyên - cho biết: Để chuẩn bị triển khai kế hoạch này, Sở Công Thương đề nghị doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường tham gia đăng ký tổng số lượng, giá trị dự trữ hàng hóa thiết yếu bình ổn thị trường trong cả năm 2024; mức dự trữ hàng hóa thiết yếu bình ổn thị trường giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn (từ ngày 1/12/2023 đến hết ngày 1/3/2024). Hiện có 17 doanh nghiệp, hệ thống siêu thị đăng ký tham gia tham gia chương trình bình ổn thị trường, dự trữ hàng hóa thiết yếu năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn.

Sở cũng đề nghị các doanh nghiệp tham gia chương trình đảm bảo số lượng, chất lượng hàng hóa theo kế hoạch đã đăng ký; chủ động ký kết hợp đồng hàng hóa với nhà cung cấp để kịp thời đảm bảo dự trữ hàng hóa phục vụ thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 (từ ngày1/12/2023 đến hết ngày 1/3/2024). Đồng thời đề nghị các doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường, xây dựng kế hoạch bình ổn thị trường mặt hàng thịt heo, tránh xảy ra tình trạng tăng giá, mất kiểm soát dịp cuối năm; cam kết đảm bảo số lượng và thực hiện bán theo đúng giá bình ổn đã đăng ký.

Đặc biệt, nhằm đảm bảo chuỗi cung ứng, lưu thông hàng hóa, hệ thống phân phối trên địa bàn tỉnh (siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ truyền thống), Sở Công Thương yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, cửa hàng cung ứng và chế biến lương thực thực phẩm phải được vận hành liên tục, ổn định.

Ngoài ra, Sở Công Thương cũng đề nghị các doanh nghiệp hoạt động thương mại, các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa thiết yếu tham gia chương trình bình ổn thị trường bằng hình thức tổ chức bán hàng lưu động hoặc tham gia các Phiên chợ vui, chương trình đưa hàng Việt nông thôn.

Bình ổn thị trường gắn với đảm bảo an sinh xã hội

Nhằm bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hóa, bà Duyên cho biết, ngay từ tháng 9/2023, Sở đã phối hợp cùng các sở ngành có liên quan, UBND huyện, thị xã, thành phố và các doanh nghiệp đăng ký tham gia bình ổn thị trường xây dựng, tham mưu UBND tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch Bình ổn thị trường hàng hóa thiết yếu năm 2024 và trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn.

Được biết, Sở Công Thương vừa trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Bình ổn thị trường, dự trữ hàng hóa thiết yếu năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 (từ ngày 1/12/2023 đến ngày 1/3/2024) trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Kế hoạch có nhiều nội dung trọng tâm nhằm đảm cân đối cung - cầu hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.

Theo đó, các nhóm hàng bình ổn thị trường là sản phẩm được sản xuất trong nước gắn kết chặt chẽ với thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Hàng hóa phải có nguồn gốc, xuất xứ, đảm bảo an toàn thực phẩm, đạt tiêu chuẩn về chất lượng, giá cả phù hợp; có nguồn cung dồi dào, ổn định, đảm bảo cân đối cung cầu và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh, kể cả trong trường hợp xảy ra biến động thị trường. Về giá cả luôn giảm từ 5 - 10% so với giá thị trường theo từng thời điểm.

Bên cạnh mục tiêu đảm bảo cân đối cung cầu, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và ổn định giá cả, theo UBND tỉnh Bình Dương, chương trình bình ổn thị trường năm nay, đặt ra mục tiêu tăng cường thực hiện các giải pháp bảo đảm chăm lo đời sống và an sinh xã hội cho người lao động có thu nhập thấp tại các khu, cụm công nghiệp và các xã vùng nông thôn nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.

Trong đó, ưu tiên thực hiện các chương trình đưa hàng Việt, hàng hóa bình ổn thị trường về các khu, cụm công nghiệp, các xã vùng nông thôn phục vụ người lao động. Cùng với đó, tăng cường tổ chức hỗ trợ hàng hóa, vật chất cho các đối tượng chính sách xã hội; hỗ trợ phương tiện, quà tặng cho người lao động về quê hoặc ở lại tỉnh Bình Dương ăn Tết.

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Bình Dương

Tin cùng chuyên mục

Quảng Bình: Gỡ vướng trong giải phóng mặt bằng

Nghệ An: Khai mạc Hội chợ kết nối sản phẩm ba miền

Hà Nội bố trí đất ở để xóa nhà tạm, dột nát

Hà Nội tăng cường tuần tra, xử lý nghiêm vi phạm giao thông

Lào Cai: Đẩy mạnh phân cấp gắn với triển khai chính quyền 2 cấp

Tỉnh Hưng Yên sau sáp nhập dự kiến có 104 xã, phường

Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sóc Trăng: Cần hơn 61.500 tỷ đồng để đầu tư hệ thống cảng biển

Cà Mau sẽ tổ chức bắn pháo hoa nhân ngày sinh Bác Hồ

Thanh Hóa: Bí thư xã, phường mới phải có cao cấp lý luận chính trị

Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh chinh phục thị trường Trung Đông

Lâm Đồng đẩy nhanh kiện toàn bộ máy sau sáp nhập

Những hình ảnh ấn tượng đêm khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2025

Mãn nhãn 'đại tiệc' pháo hoa trên bầu trời Hải Phòng

Chủ tịch nước Lương Cường: Hải Phòng có cơ hội to lớn, đi đầu cả nước trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Hải Phòng: Hào hùng 70 năm giải phóng và đón nhận danh hiệu “Thành phố Anh hùng”

Hà Nội triển khai giải pháp cung ứng điện mùa cao điểm

Chùm ảnh: Hải Phòng khánh thành Bến cảng Container quốc tế vốn đầu tư gần 7.000 tỷ đồng

TRỰC TIẾP: Khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2025

Ý tưởng xây dựng khu công nghiệp kiểu mẫu Việt - Hàn tại Hà Nội