Thương mại Việt Nam – Campuchia hướng tới sớm đạt mục tiêu 20 tỷ USD

Việt Nam không chỉ là đối tác thương mại lớn nhất của Campuchia trong ASEAN mà còn là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Campuchia trên thế giới.
Đẩy mạnh kết nối hai nền kinh tế Việt Nam – Campuchia Việt Nam – Campuchia: Tình láng giềng tốt đẹp, bền vững lâu dài

Kim ngạch thương mại song phương đạt 4,6 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 5 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Campuchia đạt 4,6 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng từ Việt Nam sang Campuchia đạt hơn 2,116 tỷ USD, giảm 1,76% so với cùng kỳ.

Thương mại Việt Nam – Campuchia hướng tới sớm đạt mục tiêu 20 tỷ USD
Thương mại Việt Nam – Campuchia hướng tới sớm đạt mục tiêu 20 tỷ USD

Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia ghi nhận mức tăng trưởng trong 5 tháng đầu năm 2024 gồm: hàng dệt may đạt 350,333 triệu USD, tăng 1,49%; nguyên phụ liệu dệt may, da giày đạt 155,542 triệu USD tăng 27,43%; sản phẩm từ chất dẻo đạt 89,231 triệu USD tăng 40,06%; kim loại thường khác và sản phẩm đạt 59,235 triệu USD tăng 36,67%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đạt 47,563 triệu USD, tăng 45,26%; sản phẩm hóa chất đạt 46,563 triệu USD, tăng 14,39%; xơ, sợi dệt các loại đạt 42,659 triệu USD, tăng 23,13%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 18,055 triệu USD tăng 54,21%; sản phẩm từ cao su tăng 77,23%; xuất khẩu cà phê tăng 78,71%;…

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu các mặt hàng từ Campuchia 5 tháng đầu năm 2024 đạt hơn 2,472 tỷ USD, tăng 30,7% so với cùng kỳ. Các mặt hàng nhập khẩu ghi nhận mức tăng trưởng cao gồm: Hạt điều tăng 29,46%; quặng và khoáng sản khác tăng 100%; nguyên phụ liệu dệt may, da giày tăng 162,77%; nguyên phụ liệu thuốc lá tăng 117,3%; đậu tương tăng 851,61%;...

Trong những năm qua, quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước phát triển tích cực và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Về thương mại, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Campuchia tiếp tục giữ được đà tăng trưởng tích cực.

Nhằm đẩy mạnh hợp tác, hai bên đã ký Bản thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam - Campuchia giai đoạn 2019 - 2020; Biên bản ghi nhớ về phát triển và kết nối hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam - Campuchia; Biên bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực xúc tiến thương mại...

Hai bên cũng nhất trí về các nội dung Hiệp định thương mại biên giới Việt Nam - Campuchia. Thời gian qua, Việt Nam và Campuchia cũng dành những ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu cho các loại hàng hóa của doanh nghiệp hai bên.

Việt Nam hưởng thuế xuất nhập khẩu 0% đối với 26 mặt hàng khi nhập khẩu vào thị trường Campuchia. Đây là những ưu đãi đặc biệt mà Campuchia chỉ dành cho Việt Nam. Ngược lại, Việt Nam cũng dành ưu đãi đặc biệt thuế suất nhập khẩu 0% với 32 mặt hàng của Campuchia, phần lớn là nông sản.

Bên cạnh đó, hoạt động hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Campuchia được xúc tiến tích cực bằng nhiều hoạt động, như diễn đàn doanh nghiệp, hội chợ triển lãm của Việt Nam tại Campuchia, mở khu kinh tế cửa khẩu. Hai bên cũng tăng cường xây dựng hành lang pháp lý, kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động thương mại.

Với lợi thế về điều kiện địa lý, mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa nhân dân hai nước, cũng như sự tương đồng về sản phẩm hàng hóa, giao thương giữa Việt Nam và Campuchia đang có mức tăng trưởng nhanh trong thời gian vừa qua. Hiện nay, Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 2 của Campuchia trên thị trường quốc tế.

Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 2 của Campuchia trên thị trường

Theo Thương vụ Việt Nam tại Campuchia, Việt Nam và Campuchia có chung đường biên giới trên đất liền dài khoảng 1.255km đi qua 9 tỉnh của Campuchia là Ratanakiri, Mondulkiri, Kratié, Tbong Khmum, Svay Rieng, Prey Veng, Kandal, Takéo, Kampot và 10 tỉnh của Việt Nam là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang. Giữa hai nước có 11 cửa khẩu quốc tế, 10 cửa khẩu quốc gia, 25 cửa khẩu phụ và nhiều đường mòn. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để quan hệ hợp tác thương mại, kinh tế, du lịch của hai nước phát triển.

Mặc dù Campuchia có cảng container biển quốc tế, nhưng trong quan hệ buôn bán với Việt Nam, hàng hóa chủ yếu được vận chuyển qua cửa khẩu trên bộ và một số qua đường sông. Lượng hàng hóa giao nhận với Việt Nam qua cảng biển rất ít, không đáng kể.

Sở dĩ giao nhận qua biên giới được áp dụng phổ biến vì tổng mức cước vận chuyển thấp. Cửa khẩu đường bộ được thông quan hàng hóa nhiều nhất là Mộc Bài Tây Ninh và Tịnh Biên của An Giang. Cửa khẩu đường sông có hai cửa khẩu là cửa khẩu Vĩnh Xương tỉnh An Giang và cửa khẩu Thường Phước tỉnh Đồng Tháp.

Với đà tăng trưởng quy mô thương mại khả quan trong những tháng đầu năm nay, Việt Nam không chỉ là đối tác thương mại lớn nhất của Campuchia trong ASEAN mà còn là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Campuchia trên thế giới.

Theo ông Nguyễn Huy Tăng - Đại sứ Việt Nam tại Campuchia, trong năm 2024 và những năm tiếp theo, Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác toàn diện với Campuchia. Trong đó có hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư và du lịch, vốn là những lĩnh vực trọng tâm được lãnh đạo hai nước hết sức quan tâm.

Việt Nam và Campuchia sẽ tiếp tục phối hợp triển khai thực hiện các hiệp định, biên bản ghi nhớ mà hai bên đã ký kết như: Hiệp định Thương mại biên giới giữa hai nước, thỏa thuận Thúc đẩy thương mại song phương giai đoạn 2023 – 2024. Bản ghi nhớ về hợp tác du lịch giai đoạn 2023 - 2028. Bên cạnh đó, giới đầu tư và kinh doanh của hai nước sẽ xúc tiến tìm kiếm những cơ hội tốt để đầu tư, trao đổi thương mại trong năm 2024 và những năm tiếp theo.

Mới đây, tại buổi tiếp Ủy viên Ban Thường vụ Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Tổng Thư ký Ban Dân vận Trung ương, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công tác Công cộng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Campuchia Hun Many diễn ra chiều 5/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Việt Nam và Campuchia cần tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác kinh tế, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập kinh tế sâu rộng, hiệu quả ở mỗi nước và phát triển các lĩnh vực mới như kinh tế số, kinh tế xanh; tiếp tục thúc đẩy kết nối hai nền kinh tế, thương mại, đầu tư, kết nối giao thông, cùng hướng tới mục tiêu sớm đạt 20 tỷ USD kim ngạch thương mại song phương.

Sáng 11/7, Chủ tịch nước Tô Lâm dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội, thăm cấp Nhà nước tới Lào và Campuchia. Chuyến thăm diễn ra từ ngày 11-13/7 theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni.

Đây là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Tô Lâm kể từ khi nhậm chức. Việc Chủ tịch nước thăm Lào và Campuchia trong chuyến công tác đầu tiên này có ý nghĩa rất to lớn, thể hiện thông điệp rất quan trọng của Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng như của cá nhân Chủ tịch nước. Dự kiến, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ hội đàm, hội kiến và tiếp xúc với tất cả các lãnh đạo cấp cao của Lào và Campuchia.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết, đây là dịp thuận lợi để lãnh đạo cấp cao hai nước cùng rà soát các thỏa thuận cấp cao, những lĩnh vực hợp tác quan trọng và đề ra phương hướng hợp tác thời gian tới.

Chuyến thăm chắc chắn sẽ tạo xung lực mới nhằm phát triển sâu sắc hơn, toàn diện hơn và mạnh mẽ hơn mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào và quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài Việt Nam - Campuchia...

Ngoài ra, chuyến thăm sẽ đánh dấu một giai đoạn phát triển mới trong quan hệ Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, hợp tác hiệu quả, tôn trọng lợi ích của nhau, góp phần củng cố tin cậy chiến lược, làm sâu sắc hơn quan hệ với hai nước, tăng cường đoàn kết giữa Việt Nam - Lào - Campuchia và khối ASEAN.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thương vụ Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Loạt chỉ tiêu tăng trưởng 2 con số của ngành Công Thương

Loạt chỉ tiêu tăng trưởng 2 con số của ngành Công Thương

Năm 2024, hàng loạt các chỉ tiêu quan trọng về công nghiệp, thương mại đều đạt mức tăng trưởng 2 con số, đóng góp lớn vào thành tích chung của cả nước.
Thương mại Việt Nam – Thuỵ Điển tăng trưởng 11,8%

Thương mại Việt Nam – Thuỵ Điển tăng trưởng 11,8%

11 tháng năm 2024, Thương mại Việt Nam – Thuỵ Điển ghi nhận mức tăng trưởng 11,8%, phản ánh sự phục hồi tích cực trong quan hệ thương mại giữa hai nước.
Lạng Sơn: Năm 2024, xuất nhập khẩu tăng trưởng 27,6%

Lạng Sơn: Năm 2024, xuất nhập khẩu tăng trưởng 27,6%

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tất cả các loại hình qua cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2024 ước đạt 66,4 tỷ USD, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm trước.
Công bố 10 sự kiện logistics Việt Nam năm 2024

Công bố 10 sự kiện logistics Việt Nam năm 2024

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) vừa công bố 10 sự kiện logistics Việt Nam năm 2024.
Số lượng C/O ưu đãi được cấp năm 2024 tăng 18%

Số lượng C/O ưu đãi được cấp năm 2024 tăng 18%

Theo Cục Xuất nhập khẩu, số lượng C/O ưu đãi được cấp giai đoạn từ 2020 đến nay tăng trung bình khoảng 20% mỗi năm. Dự kiến, năm 2024 tăng 18% so với năm ngoái.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo vaccine thú y

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo vaccine thú y

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo các loại vaccine thú y, trong đó phải kể đến vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi.
Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Thứ trưởng Phan Thị Thắng chỉ đạo, công tác phát triển thị trường châu Á-châu Phi cần tập trung vào những thị trường trọng tâm, trọng điểm, còn nhiều tiềm năng.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Chiều 27/12, tại Lạng Sơn, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024.
Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Sáng 27/12, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Cục Xuất nhập khẩu cần đưa ra cả mục tiêu và giải pháp trong hoạt động nhập khẩu. Nhập khẩu để phục vụ xuất khẩu khác với nhập khẩu để tiêu dùng trong nước.
Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Năm 2024, ngành nông nghiệp đạt kỷ lục cả ở xuất khẩu nông sản và xuất siêu. Song những cảnh báo mới đây từ thị trường nhập khẩu là tin kém vui cho ngành này.
Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt ra mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 10-12% so với năm 2024. Cán cân thương mại tiếp tục có xuất siêu ở mức trên 20 tỷ USD.
Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

11 tháng 2024, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc đạt trên 1,25 triệu tấn, trị giá 2,07 tỷ USD, giảm 15,5% về lượng, nhưng tăng 5,5% về trị giá so với cùng kỳ.
Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Nếu xuất khẩu hàng hoá năm 2025 đạt mức tăng trưởng 12%/năm, mỗi tháng, kim ngạch xuất khẩu phải tăng tương ứng 4 tỷ USD. Đây là con số không hề nhỏ.
Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Với kim ngạch 44 tỷ USD, tăng trưởng gần 11% so với năm 2023, Việt Nam có khả năng vượt Bangladesh đứng vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may.
Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Sau năm 2024 với nhiều điểm sáng, năm 2025, hoạt động xuất khẩu hàng hoá phấn đấu tăng khoảng 12% so với năm 2024.
Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Năm 2024, xuất khẩu gạo đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị. Giá gạo xuất khẩu gạo bình quân cũng đạt mức cao nhất từ trước tới nay với trên 600 USD/tấn.
Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam - Ấn Độ vượt mốc 15 tỷ USD, tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột trong hợp tác kinh tế giữa hai nước.
EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

EU tạm thời tăng tần suất kiểm tra sầu riêng của Việt Nam tại biên giới từ 10% lên 20%.
Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Xuất khẩu thủy sản 2024 đạt mức kỷ lục 10 tỷ USD, giữ vững vị trí xuất khẩu thủy sản thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Na Uy, thị trường bao phủ cả 5 châu lục.
Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

Xuất nhập khẩu năm 2024 đạt mức kỷ lục chưa từng có trong 40 năm đổi mới. “Trái ngọt” thu được từ sự nỗ lực của doanh nghiệp, sự đồng hành của Bộ Công Thương.
PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Đà tăng trưởng xuất nhập khẩu 2024 rất lớn, dự báo sang năm 2025, ‘mưa thuận, gió hòa’, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam có thể vượt con số 1.000 tỷ USD.
Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

UBND tỉnh Quảng Bình chỉ đạo các sở, ngành liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, bảo đảm tính minh bạch trong hoạt động xuất nhập khẩu.
EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Ngày 20/12, Ủy ban châu Âu (EC) đã đăng thông báo ban hành lệnh cấm sử dụng bisphenol A (BPA), trong các vật liệu tiếp xúc với thực phẩm và đồ uống.
Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương luôn chú trọng triển khai giải pháp khơi thông thị trường ngoài nước nhằm chống lãng phí nguồn lực, nâng cao kết quả xuất nhập khẩu.
Mobile VerionPhiên bản di động