Thứ bảy 10/05/2025 01:51

Thừa Thiên Huế: Phổ biến pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử

Sở Công Thương Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị phổ biến các quy định pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử cho doanh nghiệp, cá nhân, đơn vị…

Sáng ngày 30/8, Sở Công Thương Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị phổ biến các quy định pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) cho các doanh nghiệp, cá nhân, đơn vị trên địa bàn tỉnh. Đây là hoạt động nhằm thực hiện Kế hoạch phát triển TMĐT giai đoạn 2021-2025 của tỉnh do Sở Công Thương và các sở, ngành hữu quan phối hợp tổ chức.

Quang cảnh hội nghị phổ biến pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử. Ảnh: NT

Tại hội nghị, các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh (HKD) đã được phổ biến về Nghị định 52/2013/NĐ-CP về TMĐT; Nghị định 85/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 52/2013/NĐ-CP về TMĐT; Thông tư 47/2014/TT-BCT về quản lý website TMĐT; Thông tư 59/2015/TT-BCT quy định về quản lý hoạt động TMĐT qua ứng dụng trên thiết bị di động; Các quy định về thuế và giao dịch điện tử trong hoạt động TMĐT cho DN, HTX, HKD...

Theo Sở Công Thương Thừa Thiên Huế, TMĐT đang có những bước phát triển đáng kể, trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế hiện đại khi xâm nhập vào mọi lĩnh vực kinh doanh, trở thành công cụ quan trọng cho hoạt động của DN, HTX, HKD, giúp giảm chi phí quảng bá sản phẩm, tìm kiếm thị trường, đối tác. Từ nền tảng TMĐT, nhiều hình thức mua sắm mới được phát triển mạnh mẽ, điển hình là xu hướng livestream (bán hàng phát trực tiếp) và bán hàng đa kênh đã đem lại doanh thu khổng lồ cho các nhà bán hàng chuyên nghiệp; đồng thời cũng đã mang lại tiện lợi đáng kể cho người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Lương Bảy - Phó Giám đốc Sở Công Thương Thừa Thiên Huế - cho biết, hiện nay, việc ứng dụng TMĐT vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN, HKD, HTX trong tỉnh Thừa Thiên Huế còn hạn chế. Hầu hết các DN trong tỉnh đều là DN nhỏ và vừa, chưa có người chuyên trách về công nghệ thông tin, nhiều DN xây dựng website chỉ dừng ở mức cung cấp thông tin sản phẩm, dịch vụ đang kinh doanh. DN vẫn chưa nắm được các quy định của pháp luật về kinh doanh TMĐT, giao dịch điện tử và thuế trong hoạt động TMĐT.

“Hội nghị giúp doanh nghiệp nắm vững các quy định và có thể áp dụng hiệu quả trong hoạt động TMĐT. Đồng thời, việc tuân thủ các quy định pháp lý không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng mà còn góp phần nâng cao tính cạnh tranh và phát triển bền vững của doanh nghiệp”, ông Nguyễn Lương Bảy - Phó Giám đốc Sở Công Thương - cho biết thêm.

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Thêm cơ hội ‘thực chiến’ thương mại điện tử cho sinh viên

AI giúp doanh nghiệp thương mại điện tử bứt phá

Quản chặt chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

Vì sao AI là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp thương mại điện tử?

Thái Nguyên bứt phá trên hành trình số hóa thương mại điện tử

Vá 'lỗ hổng' thương mại điện tử để nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng

Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Quảng bá sản phẩm 'made in Vietnam' trên thương mại điện tử

Định hình luật chơi mới cho thương mại điện tử Việt Nam

Trách nhiệm đơn vị dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử

Quản lý chặt các chủ thể tham gia thương mại điện tử

Tận dụng ưu đãi thuế De minimis từ Mỹ tăng xuất khẩu

Cơ bản nhất trí với đề xuất xây dựng, ban hành Luật Thương mại điện tử

Shopee - người bán: Cuộc đối thoại chính thức quanh phí PiShip

Cách thế giới thay đổi logistics trong thương mại điện tử

Không có nhân sự giỏi, thương mại điện tử khó vươn xa

Lan tỏa giá trị di sản Việt Nam qua không gian số