Thứ ba 29/04/2025 03:03

Thừa Thiên Huế: Phổ biến chuyên sâu về Hiệp định RCEP cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Các nội dung phổ biến Hiệp định RCEP gồm thương mại hàng hoá, quy tắc ứng xử, hải quan và thuận lợi hoá thương mại, các biện pháp bảo vệ an toàn thực phẩm...

Sáng ngày 28/7, Sở Công Thương Thừa Thiên Huếphối hợp với Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Đà Nẵng (VCCI) tổ chức hội thảo chuyên sâu về Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) cho hơn 40 doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hơn 40 doanh nghiệp xuất nhập khẩu được hỗ trợ sâu rộng về Hiệp định RCEP

Tại hội thảo, ông Nguyễn Diễn – Nguyên Phó Giám đốc Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Đà Nẵng trình bày chi tiết, cụ thể về RCEP, như RCEP là gì, các cam kết cơ bản của RCEP; các điểm khác biệt của RCEP so với Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định FTA ASEAN +; Những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia RCEP.

Hiệp định RCEP là Hiệp định thương mại tự do được 10 nước thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 5 nước đối tác của ASEAN là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia và New Zealand ký kết. Hiệp định RCEP chính thức khởi động đàm phán từ năm 2012, đến ngày 15/11/2020 15 nước thành viên đã ký kết RCEP. Tại Việt Nam Hiệp định RCEP có hiệu lực từ ngày 1/1/2022.

Sau khi có hiệu lực, các cơ quan quản lý nhà nước đã tích cực tuyên truyền, hỗ trợ về cơ hội và những thách thức khi tham gia hiệp định. Tuy nhiên, còn bộ một phận cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp chưa hiểu hết về vai trò, tầm quan trọng của RCEP.

Sở Công Thương Thừa Thiên Huế cho biết, đây là hội thảo nhằm cụ thể hoá kế hoạch số của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp xuất nhập khẩu nắm bắt, khai thác tối đa các cơ hội do Hiệp định RCEP đem lại.

Phát biểu tại hội thảo, bà Trần Thị Hoà - Trưởng phòng quản lý, thương mại và xuất nhập khẩu (Sở Công Thương Thừa Thiên Huế) cho biết, mặc dù Hiệp định RCEP đã có hiệu lực gần 7 tháng, tuy nhiên, đến nay nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn chưa nắm được đầy đủ các nội dung cam kết trong Hiệp định RCEP để triển khai trong quá trình hoạt động của đơn vị. Do vậy, sau hội thảo này các cơ quan, doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ phần nào rõ hơn để thực hiện, đồng thời vận dụng cơ hội cũng như thách thức khi triển khai Hiệp định RCEP.

Cũng tại hội thảo, các doanh nghiệp đã có những trao đổi, những khó khăn gặp phải khi triển khai, thực hiện Hiệp định RCEP và đã được giải đáp, cụ thể, kịp thời.

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội thống nhất còn 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Tĩnh: Khánh thành Bến số 3 Cảng quốc tế Lào - Việt

Thái Nguyên: Giám đốc Sở Công Thương livestream quảng bá đặc sản địa phương

Đà Nẵng rợp cờ đỏ sao vàng mừng ngày 30/4 lịch sử

Đại biểu tỉnh Thanh Hóa dâng hương tưởng niệm nhân kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam

Hàng loạt quán cà phê đỏ rực cờ Tổ quốc ở miền Tây

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy nhà tại Định Công

Đồng Nai kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4

Sau sắp xếp, tỉnh Hải Dương sẽ có 64 xã, phường

Lãnh đạo tỉnh Lai Châu dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ

Lào Cai đề nghị công nhận hai xã đạt nông thôn mới nâng cao

'Vùng đất lửa' Quảng Trị vươn mình thành 'thủ phủ điện gió' miền Trung

Chân dung tân Bí thư Tỉnh uỷ Lâm Đồng

Sóc Trăng phát triển vượt bậc sau 50 năm ngày giải phóng

Bắc Giang giảm tối thiểu 20% cán bộ: Đối tượng nào thuộc diện tinh giản?

Thanh Hóa: Hàng loạt địa phương thay đổi cách đặt tên xã, phường sau sắp xếp

Bà Rịa - Vũng Tàu tán thành chủ trương sáp nhập với TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Chi tiết 30 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Đà Nẵng: Phát động Tháng an toàn lao động, Tháng Công nhân năm 2025

Đà Nẵng: Tri ân nhân chứng lịch sử tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh