Thủ tướng: Rà soát các mỏ, chấn chỉnh tình trạng tư nhân 'găm hàng, đội giá' vật liệu

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khắc phục ngay tình trạng mỏ vật liệu xây dựng cấp cho tư nhân, sau đó Nhà nước phải mua lại với giá cao để thực hiện các dự án.
Thủ tướng: Để GDP tăng 8%, phấn đấu tăng trưởng công nghiệp, xây dựng đạt khoảng 9,5% Thủ tướng chỉ đạo tăng cường truyền thông chính sách, báo chí phải phản ánh những bất cập, vướng mắc Thủ tướng: Mở rộng hợp tác kinh tế, tận dụng FTA để tạo bứt phá tăng trưởng 8% năm 2025

Chiều 9/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì họp phiên thứ 16 của Ban Chỉ đạo.

Nghịch lý mỏ vật liệu giao cho tư nhân, Nhà nước phải mua lại giá cao

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện tăng trưởng từ 8% là tập trung nguồn lực hoàn thiện kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại, khơi thông và sử dụng hiệu quả đầu tư công.

Lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, kích hoạt mọi nguồn lực khác. Trong đầu tư công, thì đầu tư cho các công trình giao thông chiếm tỉ trọng lớn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì họp phiên thứ 16 của Ban Chỉ đạo - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì họp phiên thứ 16 của Ban Chỉ đạo. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trong năm 2025, phải hoàn thành mục tiêu cả nước có ít nhất 3.000 km cao tốc và 1.000 km đường ven biển, cơ bản thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng qua Lạng Sơn tới Cà Mau; cơ bản hoàn thành sân bay Long Thành, nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, cảng Lạch Huyện…

Một số dự án giao thông dự kiến hoàn thành năm 2027 nhưng có thể nỗ lực hoàn thành sớm hơn nếu có thời cơ, điều kiện thuận lợi.

Thủ tướng cũng nhắc lại yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương hoàn tất việc phân bổ toàn bộ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2025, hoàn thành trước 15/3.

Trường hợp không phân bổ đúng hạn, Chính phủ sẽ thu hồi số vốn ngân sách Trung ương chưa phân bổ để bố trí cho các dự án khác cần vốn đẩy nhanh tiến độ và kiểm điểm, xử lý trách nhiệm; phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên năm 2025 so với dự toán năm để tập trung cho dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Người đứng đầu Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương rà soát các dự án; báo cáo các khó khăn, vướng mắc cần tiếp tục giải quyết, nhất là nguyên vật liệu cho các dự án giao thông trọng điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long; công tác giải phóng, bàn giao mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật; thủ tục, tình hình thi công các dự án.

Thủ tướng nêu một nghịch lý không thể chấp nhận là các mỏ đất, mỏ đá là tài sản của Nhà nước lại rơi vào tay tư nhân rồi khi Nhà nước cần thì phải mua lại với giá cao vì bị “găm hàng, đội giá”. Thủ tướng yêu cầu phải chấn chỉnh tình trạng này, việc cấp mỏ phải thực hiện cấp theo dự án; phải kiểm tra việc này.

Thủ tướng cũng chỉ đạo phải tích cực di dời các công trình kỹ thuật; yêu cầu phải cam kết thời hạn hoàn thành các dự án; nếu có vướng mắc thì phải tháo gỡ, trên tinh thần “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ tiến độ, rõ sản phẩm”.

12 dự án giao thông gặp khó khăn

Theo Bộ Xây dựng, tại phiên họp lần thứ 15 ngày 6/12/2024, Thủ tướng Chính phủ đã giao 33 nhiệm vụ cho các bộ, ngành và địa phương trong đó tập trung vào tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh thủ tục chuẩn bị đầu tư các dự án.

Đến nay, các đơn vị đã hoàn thành 22 nhiệm vụ đúng thời hạn yêu cầu, trong đó có một số nhiệm vụ quan trọng.

Phiên họp được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến giữa đầu cầu trụ sở Chính phủ với 44 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang có các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải trên địa bàn.
Phiên họp được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến giữa đầu cầu trụ sở Chính phủ với 44 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang có các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải trên địa bàn. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về tình hình triển khai các dự án đường bộ cao tốc có kế hoạch hoàn thành năm 2025 để đạt mục tiêu cả nước có 3.000 km đường bộ cao tốc, hiện nay, Bộ Xây dựng, các địa phương và Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đang triển khai thi công 28 dự án/dự án thành phần với tổng chiều dài khoảng 1.188 km, dự kiến hoàn thành vào năm 2025.

Trong đó, có 16 dự án với tổng chiều dài 786 km đang triển khai bám sát kế hoạch hoàn thành trong năm 2025. Nhiều dự án có điều kiện thuận lợi sẽ phấn đấu rút ngắn thời gian thi công từ 3 đến 6 tháng so với hợp đồng (trong đó, Bộ Xây dựng 14 dự án/760 km, các địa phương 2 dự án/26 km).

Tuy nhiên, 12 dự án với tổng chiều dài 402 km còn gặp khó khăn về giải phóng mặt bằng, nguồn vật liệu xây dựng cần phải quyết liệt, tập trung tháo gỡ, tổ chức thi công "3 ca, 4 kíp" mới có thể hoàn thành trong năm 2025 (trong đó Bộ Xây dựng 3 dự án/129 km, các địa phương 9 dự án/273 km).

Vào các ngày 15/12/2024 và ngày 13/2/2025, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với các bộ, địa phương, chỉ đạo tập trung tháo gỡ vướng mắc về nguồn vật liệu để cung ứng cho các dự án trọng điểm khu vực phía Nam, nêu rõ các tồn tại về thủ tục cấp phép khai thác vật liệu đều thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương và đã chỉ đạo các địa phương tập trung giải quyết từng công việc với thời gian hoàn thành cụ thể.

Tuy nhiên, đến nay một số địa phương vẫn chưa hoàn thành thủ tục cấp phép khai thác mỏ vật liệu, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án.

Ngày 6/3/2025, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng các bộ, ngành đã trực tiếp làm việc với các địa phương để chỉ đạo giải quyết; các địa phương đã cam kết sẽ hoàn thiện thủ tục để cấp phép trước ngày 10/3/2025 cũng như đẩy nhanh các thủ tục để bảo đảm đủ nguồn cung ứng cát, đá cho các dự án theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ.

Nguyên Thảo
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thủ tướng Phạm Minh Chính

Tin cùng chuyên mục

Bộ Quốc phòng lấy ý kiến sửa đổi 11 luật về lĩnh vực quân sự, quốc phòng

Bộ Quốc phòng lấy ý kiến sửa đổi 11 luật về lĩnh vực quân sự, quốc phòng

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đất nước phát triển thì người dân phải được hưởng thành quả

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đất nước phát triển thì người dân phải được hưởng thành quả

Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Việt Nam tuân thủ Luật Biển để phát triển kinh tế biển bền vững

Việt Nam tuân thủ Luật Biển để phát triển kinh tế biển bền vững

Chủ tịch nước: Việt Nam - Sri Lanka phấn đấu kim ngạch song phương đạt 1 tỷ USD

Chủ tịch nước: Việt Nam - Sri Lanka phấn đấu kim ngạch song phương đạt 1 tỷ USD

Nghị quyết 68:

Nghị quyết 68: 'Kim chỉ nam' tạo động lực phát triển kinh tế tư nhân

Chú trọng việc sắp xếp các tổ chức vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Chú trọng việc sắp xếp các tổ chức vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Toàn văn Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Toàn văn Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Cử tri mong có chính sách hỗ trợ cho cán bộ phải đi làm xa sau sáp nhập

Cử tri mong có chính sách hỗ trợ cho cán bộ phải đi làm xa sau sáp nhập

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Tổng thống Sri Lanka

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Tổng thống Sri Lanka

Kinh tế khởi sắc song cần siết kỷ luật ngân sách, thúc đẩy đầu tư công

Kinh tế khởi sắc song cần siết kỷ luật ngân sách, thúc đẩy đầu tư công

Thủ tướng: Công nghiệp khởi sắc, thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Thủ tướng: Công nghiệp khởi sắc, thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Tổng Bí thư Tô Lâm lên đường thăm Liên bang Nga, Kazakhstan, Azerbaijan và Belarus

Tổng Bí thư Tô Lâm lên đường thăm Liên bang Nga, Kazakhstan, Azerbaijan và Belarus

Thủ tướng nhắc 8 bộ, 11 địa phương chậm công khai thủ tục hành chính

Thủ tướng nhắc 8 bộ, 11 địa phương chậm công khai thủ tục hành chính

Quốc hội khai mạc kỳ họp lịch sử, tạo đột phá thể chế, dẫn lối kỷ nguyên số hóa

Quốc hội khai mạc kỳ họp lịch sử, tạo đột phá thể chế, dẫn lối kỷ nguyên số hóa

Tổng Bí thư chỉ đạo đổi mới: Ca sĩ, họa sĩ lên bục giảng

Tổng Bí thư chỉ đạo đổi mới: Ca sĩ, họa sĩ lên bục giảng

Đoàn đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đoàn đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng 5/5, khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Sáng 5/5, khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Việt Nam và Sri Lanka: Tăng cường gắn kết, tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại

Việt Nam và Sri Lanka: Tăng cường gắn kết, tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương sớm trình nội dung về chương trình kích cầu nội địa

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương sớm trình nội dung về chương trình kích cầu nội địa