Thủ tướng: Ngành Ngân hàng phải bảo đảm an toàn hệ thống, kiên quyết không để thiếu vốn cho nền kinh tế

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Ngân hàng Nhà nước phải bảo đảm thanh khoản thông suốt, an toàn hệ thống, kiên quyết không để thiếu vốn cho nền kinh tế.
Cung vốn cho nền kinh tế: Chính sách phải đồng bộ Thủ tướng kêu gọi các ngân hàng thương mại chia sẻ khó khăn, đóng góp tích cực hơn cho nền kinh tế, người dân và doanh nghiệp Ngành ngân hàng thúc đẩy cơ cấu lại hệ thống và xử lý nợ xấu

Điều hành chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính dành nhiều thời gian phân tích tình hình, bối cảnh của năm 2022, khi hậu quả của dịch Covid-19 chưa được khắc phục xong, sức khỏe của nền kinh tế, doanh nghiệp và các ngân hàng bị ảnh hưởng; xung đột tại Ukraine tác động sâu sắc, toàn diện tới tình hình thế giới; việc đứt gãy chuỗi cung ứng, lạm phát trên thế giới và chính sách chống lạm phát của nhiều nước tác động tới giá trị đồng tiền Việt Nam.

Thủ tướng: Ngành Ngân hàng phải bảo đảm an toàn hệ thống, kiên quyết không để thiếu vốn cho nền kinh tế
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2023

Đặc biệt, bắt đầu vào quý III/2022, tình hình càng có nhiều khó khăn, thách thức khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) liên tiếp tăng lãi suất; ở trong nước, nhiều vấn đề nội tại của nền kinh tế kéo dài nhiều năm tới lúc bộc lộ, chúng ta cương quyết xử lý các sai phạm nên không tránh khỏi tác động tới tâm lý trên các thị trường chứng khoán, trái phiếu, bất động sản, hoạt động của các ngân hàng…

Thủ tướng cho rằng, trong bối cảnh đó, chúng ta có thêm những kinh nghiệm và trưởng thành hơn qua khó khăn, thách thức; trong mọi hoàn cảnh luôn bình tĩnh, sáng suốt, bản lĩnh, nỗ lực, quyết tâm, thích ứng tình hình; đoàn kết, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan; lắng nghe ý kiến lẫn nhau trên cơ sở lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác khi khó khăn để thấu hiểu, chia sẻ, cùng nhau vượt qua.

Thủ tướng ghi nhận và biểu dương sự nỗ lực, quyết tâm cao, sự phối hợp, quyết liệt triển khai hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ đề ra và kết quả đạt được của ngành ngân hàng trong năm 2022, đóng góp tích cực và quan trọng vào những thành tựu và kết quả khá toàn diện của đất nước.

Thủ tướng nêu rõ, ngân hàng là lĩnh vực đặc thù, nhạy cảm, liên quan tới toàn dân, tới tất cả các doanh nghiệp, ngân hàng phát triển được là nhờ sự phát triển của doanh nghiệp, nhờ sự ấm no, hạnh phúc của nhân dân và ngược lại, ngân hàng phát triển cũng mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp; đây là hai mặt song song của một quá trình.

Nhấn mạnh một số kết quả nổi bật của ngành ngân hàng, Thủ tướng đánh giá, trước những diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình thế giới, đặc biệt là sức ép lạm phát tăng cao và sự lên giá của các đồng tiền chủ chốt, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt và phối hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả với chính sách tài khóa, các chính sách vĩ mô khác, góp phần kiểm soát lạm phát và duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng.

Ngành ngân hàng nỗ lực triển khai nhiều giải pháp bảo đảm cung ứng tín dụng cho nền kinh tế, đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân tháo gỡ khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh như mở rộng thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng, tập trung vốn tín dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, một số lĩnh vực ưu tiên có mức tăng tín dụng cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của hệ thống. Tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát chặt chẽ; tích cực, chủ động triển khai nhiều chính sách hỗ trợ các lĩnh vực gặp khó khăn.

Thủ tướng: Ngành Ngân hàng phải bảo đảm an toàn hệ thống, kiên quyết không để thiếu vốn cho nền kinh tế
Thủ tướng yêu cầu ngành ngân hàng phải bảo đảm an toàn hệ thống, kiên quyết không để thiếu vốn cho nền kinh tế

Đến ngày 19/12/2022, tín dụng toàn nền kinh tế đạt khoảng 11,75 triệu tỷ đồng, tăng 12,54% so với cuối năm 2021; dư nợ tín dụng đối với 23 chương trình tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội đến ngày 30/11/2022 đạt 279.732 tỷ đồng, tăng 12,81% so với năm 2021 với hơn 6,4 triệu khách hàng còn dư nợ.

Năng lực tài chính, quản trị điều hành của các tổ chức tín dụng ngày càng được tăng cường. Tích cực chỉ đạo, triển khai các phương án bổ sung vốn điều lệ để nâng cao năng lực tài chính cho các ngân hàng thương mại nhà nước và các tổ chức tín dụng khác. Các tổ chức tín dụng tích cực triển khai Basel II để đáp ứng các thông lệ quốc tế và phù hợp với điều kiện của thị trường Việt Nam. Đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, giải quyết các vấn đề tồn đọng kéo dài nhiều năm, các tổ chức tín dụng yếu kém đang được xử lý tích cực.

Ngân hàng Nhà nước chú trọng rà soát, hoàn thiện thể chế về tiền tệ và ngân hàng bảo đảm tiến độ và chất lượng: Hoàn thiện, trình Quốc hội thông qua Luật Phòng, chống rửa tiền; khẩn trương xây dựng, trình Chính phủ phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025; hoàn thiện trình Chính phủ đề nghị xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) theo hướng nâng cao bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, minh bạch hóa thị trường, chống sở hữu chéo, lợi ích nhóm để phát hiện sớm các dấu hiệu vi phạm và phòng ngừa rủi ro của các tổ chức tín dụng một cách kịp thời, hiệu quả, bảo đảm thị trường hoạt động an toàn, lành mạnh theo đúng quy luật của thị trường.

Ngành ngân hàng tiếp tục đi đầu trong chuyển đổi số, Ngân hàng Nhà nước được xếp vị trí thứ 1 về chỉ số xếp hạng an toàn thông tin mạng, thứ 2 về chỉ số thể chế số và xếp thứ 4 về chỉ số hoạt động chuyển đổi số. Công tác truyền thông chính sách có nhiều đổi mới và hiệu quả. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng đạt được nhiều kết quả nổi bật, góp phần nâng cao vai trò của Việt Nam tại các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng thẳng thắn nhìn nhận, ngành ngân hàng còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục, cố gắng hơn nữa về công tác nghiên cứu, nắm bắt tình hình để có phản ứng chính sách kịp thời; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; hỗ trợ, phối hợp giữa các chính sách, giữa các ngân hàng thương mại; hoạt động của các tổ chức tín dụng vẫn còn có rủi ro; chuyển đổi số cần nỗ lực hơn nữa…

Điều hành cân bằng, hợp lý giữa tỉ giá và lãi suất, lạm phát và tăng trưởng, lãi suất và lạm phát

Năm 2023, dự báo tình hình quốc tế, trong nước có những thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. Thủ tướng cơ bản đồng ý với báo cáo của Ngân hàng Nhà nước và ý kiến của các đại biểu về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2023, đồng thời lưu ý thêm một số nội dung trọng tâm.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước cần bám sát chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Thủ tướng: Ngành Ngân hàng phải bảo đảm an toàn hệ thống, kiên quyết không để thiếu vốn cho nền kinh tế
Thủ tướng yêu cầu ngành ngân hàng cần nỗ lực giữ vững vị trí là một trong những ngành đi đầu trong chuyển đổi số đáp ứng kịp thời các nhu cầu của nền kinh tế

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh: Mục tiêu cao nhất với ngành ngân hàng trong năm nay và năm tiếp theo là bảo đảm an ninh tiền tệ, an toàn hệ thống; bảo đảm công khai, minh bạch, phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp, các chủ thể liên quan; bảo đảm thanh khoản thông suốt của hệ thống ngân hàng trong bất cứ tình huống nào, đáp ứng nhu cầu rút tiền của người dân.

Cùng với đó, điều hành cân bằng, hợp lý giữa tỉ giá với lãi suất, giữa kiểm soát lạm phát với thúc đẩy tăng trưởng, giữa lãi suất và lạm phát, vừa bảo đảm thanh khoản, tăng trưởng tín dụng hợp lý, hiệu quả, an toàn hệ thống ngân hàng và an ninh tài chính, tiền tệ, vừa góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; kiên quyết không để thiếu vốn cho nhu cầu vốn chính đáng của người dân và doanh nghiệp.

Đồng thời, tăng cường, củng cố công tác thanh tra, giám sát; đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, gắn với xử lý nợ xấu, xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém; thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số gắn với nâng cao chất lượng dịch vụ, bảo đảm an ninh, an toàn và bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân và doanh nghiệp; chú trọng phát triển tín dụng xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Về nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chắc chắn, chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách khác nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng; điều tiết tiền tệ hợp lý, điều hành lãi suất, tỉ giá phù hợp với tình hình thị trường, diễn biến kinh tế vĩ mô và mục tiêu chính sách tiền tệ. Tăng cường năng lực phân tích, dự báo, tham mưu kịp thời, ứng phó linh hoạt với diễn biến tình hình quốc tế, trong nước, có đối sách phù hợp, hiệu quả, không để bị động, bất ngờ.

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách về tiền tệ ngân hàng để tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thúc đẩy thị trường tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng phát triển an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững, khắc phục các sơ hở, hạn chế bất cập ảnh hưởng đến an toàn hệ thống. Các ngân hàng thương mại cần tích cực tham gia công tác này bằng việc chỉ ra các khó khăn, vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách từ thực tiễn hoạt động để các cấp có thẩm quyền xử lý. Nghiên cứu, tiếp thu kinh nghiệm quốc tế phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi.

Tiếp tục triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách tín dụng góp phần hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, đổi mới sáng tạo, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ. Tiếp tục phấn đấu đi đầu trong cải cách hành chính, đặc biệt là đơn giản hóa các quy trình, thủ tục về tín dụng, ngân hàng, tạo thuận lợi cho các tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, lành mạnh, hiệu quả và doanh nghiệp, người dân tiếp cận ngày càng dễ dàng hơn dịch vụ ngân hàng với chi phí thấp hơn.

Kịp thời phối hợp với các bộ, ngành tháo gỡ các khó khăn, bất cập để triển khai có hiệu quả chương trình hỗ trợ lãi suất từ nguồn ngân sách nhà nước theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 của Chính phủ và các chương trình mục tiêu quốc gia. Sớm hoàn thiện, trình Chính phủ đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định 31/2022/NĐ-CP nhằm tháo gỡ các khó khăn, bất cập.

Tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí hoạt động để có điều kiện giảm lãi suất cho vay; tập trung tín dụng vào sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát tín dụng các lĩnh vực rủi ro. Triển khai quyết liệt, hiệu quả Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025; xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém trên cơ sở đặt lợi ích chung lên trên hết, trước hết và hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi giữa các chủ thể. Củng cố, tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, giám sát.

Ngành ngân hàng cần nỗ lực giữ vững vị trí là một trong những ngành đi đầu trong chuyển đổi số đáp ứng kịp thời các nhu cầu của nền kinh tế. Thủ tướng đã yêu cầu các cơ quan phấn đấu "phủ sóng" toàn bộ 266 thôn bản trên toàn quốc còn thiếu điện, thiếu sóng viễn thông trong năm 2023, ngành ngân hàng cũng cần nỗ lực tham gia thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các địa điểm này, cố gắng mỗi người dân có 1 tài khoản ngân hàng.

Cùng với đó, chủ động, tích cực hợp tác và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng; tranh thủ sự ủng hộ của các quốc gia, tổ chức tài chính quốc tế, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Tiếp tục thực hiện tốt công tác truyền thông, góp phần củng cố niềm tin và sự đồng thuận trong xã hội đối với chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ và điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước. Tăng cường đào tạo, nâng cao hơn nữa trình độ, năng lực, phẩm chất, đạo đức của đội ngũ nhân lực ngành ngân hàng.

Với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, nhiệm vụ đặt ra đối với ngành ngân hàng trong năm 2023 và thời gian tới là rất nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang, Thủ tướng tin tưởng rằng với sự đoàn kết, thống nhất và quyết tâm cao, ngành ngân hàng sẽ tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, nỗ lực vượt qua những khó khăn, thử thách, phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, trọng trách được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

"Miệng nói, tay làm, tai lắng nghe, đã nói phải làm, đã cam kết phải thực hiện, thực hiện có hiệu quả, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì lợi ích của ngân hàng, vì lợi ích của doanh nghiệp và người dân, để nhân dân hưởng thụ thành quả và tin tưởng vào hệ thống ngân hàng", Thủ tướng nhấn mạnh.

Hoàng Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thủ tướng Phạm Minh Chính

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cần mạnh dạn hơn trong việc cho vay phát triển kinh tế hợp tác xã

Cần mạnh dạn hơn trong việc cho vay phát triển kinh tế hợp tác xã

Chỉ có khoảng 2% số hợp tác xã trong cả nước tiếp cận được vốn các tổ chức tín dụng. Vì thế, các ngân hàng cần mạnh dạn hơn trong việc cho vay tới đối tượng này
Ngân hàng Bắc Á lãi trước thuế hơn 1.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp

Ngân hàng Bắc Á lãi trước thuế hơn 1.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp

Bac A Bank công bố kết quả kinh doanh năm 2023 tích cực với doanh thu hợp nhất tiếp tục tăng trưởng, thu nhập ngoài lãi khả quan và tỷ lệ nợ xấu thấp
Bac A Bank tiếp tục trợ lực giúp doanh nghiệp kinh doanh bứt tốc

Bac A Bank tiếp tục trợ lực giúp doanh nghiệp kinh doanh bứt tốc

BAC A BANK triển khai chương trình ưu đãi phí dịch vụ "Siêu ưu đãi phí - Bứt tốc kinh doanh” dành cho khách hàng doanh nghiệp.
Lực bán áp đảo thị trường, VN-Index quay đầu giảm gần 13 điểm

Lực bán áp đảo thị trường, VN-Index quay đầu giảm gần 13 điểm

Thành quả tăng điểm của phiên đầu tuần gần như bị “bay sạch” khi lực bán áp đảo khiến chỉ số VN-Index giảm 12,82 điểm, tương đương 1,08%, xuống 1.177,4 điểm.
Viglacera Hạ Long tiếp tục báo lỗ trong quý đầu năm

Viglacera Hạ Long tiếp tục báo lỗ trong quý đầu năm

Công ty CP Viglacera Hạ Long (mã CK: VHL) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2024 với kết quả không mấy khả quan khi báo lỗ ròng hơn 14,6 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Chỉ có 2 đơn vị trúng thầu 3.400 lượng vàng miếng, giá cao nhất 81,33 triệu đồng/lượng

Chỉ có 2 đơn vị trúng thầu 3.400 lượng vàng miếng, giá cao nhất 81,33 triệu đồng/lượng

Ngân hàng Nhà nước cho biết, phiên đấu thầu vàng miếng sáng 23/4 chỉ có 2 thành viên trúng thầu 34 lô, tương đương 3.400 lượng vàng.
Tăng vốn điều lệ để đảm bảo an toàn vốn và nâng cao năng lực cạnh tranh

Tăng vốn điều lệ để đảm bảo an toàn vốn và nâng cao năng lực cạnh tranh

Tăng vốn điều lệ để nâng cao năng lực cạnh tranh là mục tiêu được nhiều ngân hàng đưa ra trình cổ đông trong mùa đại hội 2024.
Mercedes-Benz phối hợp cùng Bảo hiểm Bảo Việt ra mắt chương trình bảo hành mở rộng

Mercedes-Benz phối hợp cùng Bảo hiểm Bảo Việt ra mắt chương trình bảo hành mở rộng

Mercedes-Benz Việt Nam và Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt đã ký kết hợp tác ra mắt chương trình Bảo hiểm Gia hạn Bảo hành Ô tô dành riêng cho chủ xe Mercedes-Ben
Quý 1/2024: Techcombank báo lãi 7.802 tỷ đồng, quán quân tỷ lệ CASA ở mức 40,5%

Quý 1/2024: Techcombank báo lãi 7.802 tỷ đồng, quán quân tỷ lệ CASA ở mức 40,5%

Ngân hàng TMCP Kỹ thương (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 1/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 7.802 tỷ đồng, tăng 38,7% so với cùng kỳ.
Hội thảo Giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể

Hội thảo Giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể

Ngày 24/4/2024, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo Giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể.
Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 23/4: VNM, IDC và FPT

Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 23/4: VNM, IDC và FPT

Vinamilk - VNM là "ông trùm"ngành sữa nội địa với thị phần hơn 50%, sở hữu nhiều dòng sản phẩm đa dạng như sữa, bột dinh dưỡng, sữa chua, thức uống năng lượng.
Cổ phiếu chứng khoán “thăng hoa” đẩy VN-Index tăng hơn 15 điểm

Cổ phiếu chứng khoán “thăng hoa” đẩy VN-Index tăng hơn 15 điểm

Nhóm cổ phiếu chứng khoán hút dòng tiền và đua nhau xanh tím sau thông tin hệ thống KRX của HoSE sẽ chính thức được vận hành trong ngày 2/5/2024.
Công ty Cổ phần PVI: Công bố kết quả kinh doanh ấn tượng trong Quý 1/2024 - Vượt kế hoạch được giao

Công ty Cổ phần PVI: Công bố kết quả kinh doanh ấn tượng trong Quý 1/2024 - Vượt kế hoạch được giao

PVI đã chính thức công bố báo cáo tài chính tự lập Quý 1 năm 2024. Doanh thu hợp nhất Quý 1 đạt 6.504 tỷ đồng, tăng trưởng 50% so với cùng kỳ năm trước.
Từ ngày 2/5, HoSE sẽ triển khai hệ thống giao dịch mới KRX

Từ ngày 2/5, HoSE sẽ triển khai hệ thống giao dịch mới KRX

Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HoSE) vừa thông báo tới các công ty chứng khoán về kế hoạch chuyển đổi hệ thống giao dịch mới KRX.
Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 22/4/2024: Xuất hiện ngân hàng tăng mạnh gần 1 điểm phần trăm lãi suất

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 22/4/2024: Xuất hiện ngân hàng tăng mạnh gần 1 điểm phần trăm lãi suất

Tổng hợp lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 22/4/2024, lãi suất tiết kiệm 22/4 giảm lãi suất huy động, lãi suất thấp, ngân hàng BIDV, VCB, VIB, MB, VietinBank.
Nỗi sợ vay mượn ngăn cản phụ nữ khởi nghiệp

Nỗi sợ vay mượn ngăn cản phụ nữ khởi nghiệp

Nhu cầu khởi nghiệp, tự chủ tài chính của phụ nữ khá lớn. Tuy nhiên, họ gặp khó khăn về tiếp cận nguồn vốn, áp lực trả nợ, thiếu hụt kiến thức kinh doanh.
Ngân hàng Nhà nước giảm mạnh giá tham chiếu trong phiên đấu thầu vàng ngày mai

Ngân hàng Nhà nước giảm mạnh giá tham chiếu trong phiên đấu thầu vàng ngày mai

Sau thông báo hủy phiên đấu thầu vàng sáng nay 22/4, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục có động thái mới, giảm giá tham chiếu xuống còn 80,70 triệu đồng/lượng.
Lo ngại quy định về cấp tín dụng tối đa vượt giới hạn sẽ nảy sinh vướng mắc

Lo ngại quy định về cấp tín dụng tối đa vượt giới hạn sẽ nảy sinh vướng mắc

Góp ý Dự thảo Quyết định về cấp tín dụng tối đa vượt giới hạn, VCCI lo ngại sẽ nảy sinh nhiều vướng mắc khi thực hiện quy định.
Nóng: Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu vàng miếng SJC, chuyển sang ngày mai 23/4

Nóng: Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu vàng miếng SJC, chuyển sang ngày mai 23/4

Do không có đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu và chuyển tiền đặt cọc đúng quy định nên Ngân hàng Nhà nước đã hủy thông báo đấu thầu vàng miếng SJC.
VIB: Doanh thu tăng 8%, lợi nhuận quý 1 đạt hơn 2.500 tỷ đồng

VIB: Doanh thu tăng 8%, lợi nhuận quý 1 đạt hơn 2.500 tỷ đồng

VIB công bố kết quả kinh doanh quý 1 năm 2024 với kết quả tích cực, bảng tổng kết tài sản vững mạnh và hiệu quả hoạt động duy trì trong top đầu ngành
Chứng khoán tuần từ 22-26/4: Thị trường chưa có dấu hiệu khởi sắc

Chứng khoán tuần từ 22-26/4: Thị trường chưa có dấu hiệu khởi sắc

Thị trường trải qua tuần giao dịch “đen tối” với 4 phiên nhưng cả 4 phiên đều giảm. Chốt tuần VN-Index đóng cửa tại mốc 1.174 điểm, giảm tới 101,75 điểm (-8%).
Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 22/4: SSI, REE và DXG

Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 22/4: SSI, REE và DXG

Năm 2024, SSI đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất 8.112 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 3.398 tỷ đồng, cao nhất trong lịch sử hoạt động, vượt năm "hoàng kim" 2021.
Xử lý nợ xấu để gia tăng hiệu quả hoạt động

Xử lý nợ xấu để gia tăng hiệu quả hoạt động

Giải quyết và “kìm chân” nợ xấu là mục tiêu được các ngân hàng chú trọng trong năm 2024 nhằm gia tăng hiệu quả kinh doanh, đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng.
"Phép màu kinh tế" Trung Quốc dành cho Việt Nam là gì?

"Phép màu kinh tế" Trung Quốc dành cho Việt Nam là gì?

Theo chuyên gia, các quốc gia như Việt Nam đang trở thành những trung tâm sản xuất hàng đầu trong quá trình dịch chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc.
Tăng trưởng CASA hỗ trợ tăng lợi nhuận của ngân hàng

Tăng trưởng CASA hỗ trợ tăng lợi nhuận của ngân hàng

Tiền gửi không kỳ hạn (CASA) vẫn là một trong những mảng quan trọng đóng góp vào lợi nhuận của các ngân hàng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động