Thủ tướng Chính phủ: Tuyệt đối không chủ quan trong điều hành kinh tế vĩ mô

Quan điểm định hướng chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô trong thời gian tới là tuyệt đối không được chủ quan, nắm chắc diễn biến tình hình quốc tế và trong nước.
Kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 6,5% trong năm 2022 Thủ tướng Chính phủ làm việc với các bộ, ngành nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa để phát triển

Chủ trì cuộc thảo luận với các bộ, ngành, tổ chức quốc tế và chuyên gia kinh tế về giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững diễn ra vào chiều 30/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá, thời gian qua, tình hình có nhiều khó khăn, thách thức hơn là cơ hội và thuận lợi do dịch bệnh diễn biến phức tạp ở nhiều nước; lạm phát tăng cao, đồng tiền của nhiều quốc gia mất giá; cạnh tranh chiến lược gay gắt...

Thủ tướng Chính phủ: Tuyệt đối không chủ quan trong điều hành kinh tế vĩ mô
Thủ tướng Chính phủ phát biểu khai mạc cuộc thảo luận (Ảnh VGP)

Cùng với đó, việc thay đổi định hướng chính sách ở nhiều nước làm thu hẹp thị trường, tác động đến các chuỗi cung ứng đã tác động tiêu cực đến nước ta trên nhiều lĩnh vực, nhất là xuất, nhập khẩu, giá xăng dầu, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao.

Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của người dân và doanh nghiệp, sự hỗ trợ của bạn bè, đối tác quốc tế, chúng ta đã phát huy sức mạnh của dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại trong bối cảnh khó khăn để vừa bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy quan hệ với các nước, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn về thu-chi, xuất-khập khẩu, năng lượng, lương thực-thực phẩm và lao động.

GDP quý II tăng 7,72% (tốc độ cao nhất trong 11 năm qua), góp phần quan trọng vào mức tăng 6,42% của 6 tháng đầu năm. Đến thời điểm này, chỉ số giá tiêu dùng 7 tháng tăng 2,54% so với cùng kỳ năm trước; giá xăng dầu trong nước được đưa về mức trước khi xảy ra xung đột tại Ukraine; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 432 tỷ USD…

Cũng đánh giá tích cực về tăng trưởng kinh tế Việt Nam những tháng đầu năm, bà Hà Thị Kim Nga, chuyên gia kinh tế cao cấp, đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng: Kinh tế Việt Nam phục hồi rất mạnh mẽ và trên diện rộng, thành tích tiêm chủng xuất sắc giúp Việt Nam mở cửa trở lại các hoạt động. Việt Nam cũng đã dự trữ ngoại hối khá đầy đủ để triển khai các chính sách vĩ mô.

“IMF đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 từ mức 6% trước đây lên 7%; đồng thời giữ nguyên mức dự báo lạm phát với Việt Nam trong năm 2022” – bà Hà Thị Kim Nga thông tin.

Ông Andrew Jeffries - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết: Triển vọng phát triển kinh tế và lạm phát tại châu Á đang trở nên tồi tệ hơn, nhưng các số liệu vẫn cho thấy Việt Nam có triển vọng phục hồi rất tốt; dự báo Việt Nam tăng trưởng 6,5% trong năm nay và 6,7% trong năm sau.

Tương tự, ông Shimizu Akira - Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) khẳng định, Việt Nam đang phục hồi rất nhanh và vững chắc sau dịch Covid-19 trong bối cảnh thế giới nhiều bất ổn.

Bà Dorsati Madani - chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới (WB) khẳng định, kinh tế và môi trường vĩ mô tại Việt Nam khá tốt, quá trình phục hồi đi đúng hướng, nhu cầu trong nước phục hồi, ngành sản xuất trong nước tăng trưởng tốt. Theo đó kỳ vọng, Việt Nam có thể tăng trưởng hơn 7%, lạm phát khoảng 3,8% trong năm 2022; tin rằng nền kinh tế Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển, trong đó có việc thúc đẩy các gói hỗ trợ kinh tế, các dự án đầu tư công đang được triển khai – được đánh giá là rất phù hợp với kinh tế số, phát triển xanh, hướng tới mô hình phát triển mới bền vững hơn và mục tiêu trở thành đất nước phát triển trong vài chục năm tới.

Thủ tướng Chính phủ: Tuyệt đối không chủ quan trong điều hành kinh tế vĩ mô
Đại diện nhiều bộ, ngành tham dự cuộc thảo luận (Ảnh VGP)

Giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô những tháng cuối năm

Tuy nhiên, bên cạnh những đánh giá tích cực, một số tổ chức quốc tế đã chỉ ra một số điểm hạn chế nội tại của nền kinh tế trong nước, như: Nợ xấu toàn ngành ngân hàng ở mức cao; cơ cấu tín dụng tiềm ẩn rủi ro, nhất là tín dụng bán lẻ và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp gia tăng nhanh chóng. Trong khi đó, tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công kéo dài nhiều năm chưa có chuyển biến đáng kể, các dự án lớn, hạ tầng quan trọng, việc chậm giải ngân ảnh hưởng đến huy động các nguồn vốn, uy tín quốc gia, giảm niềm tin của nhà đầu tư, nhà tài trợ và người dân, có nguy cơ “đội vốn” gây lãng phí, thất thoát và kém hiệu quả.

Đặc biệt, độ mở nền kinh tế Việt Nam đang ở mức cao, khi tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 200% GDP, dễ bị tổn thương trước các biến động từ bên ngoài; khu vực đầu tư nước ngoài đang chi phối độ mở của nền kinh tế, trong khi đó khu vực kinh tế trong nước lại thiên về hướng nội, kết nối kém với khu vực đầu tư nước ngoài nói riêng và các chuỗi cung ứng toàn cầu nói chung.

Cùng với đó, áp lực răng giá ngày càng gia tăng khi lạm phát từ bên ngoài đã bắt đầu ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất trong nước, nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đã xuất hiện người dân hạn chế đầu tư mở rộng sản xuất, tái đàn, tái vụ do giá phân bón, thức ăn chăn nuôi tăng cao

Liên quan đến vấn đề này, bà Dorsati Madani, chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới cho rằng, thách thức hiện nay của Việt Nam là bảo đảm cân bằng giữa phục hồi kinh tế và kiểm soát lạm phát, đòi hỏi hết sức linh hoạt và nhanh nhạy khi điều phối chính sách tài chính và tiền tệ.

Phát biểu tại cuộc làm việc, nhiều chuyên gia trong và ngoài nước cũng thống nhất cho rằng, lạm phát tại Việt Nam chủ yếu là do chi phí đẩy, trong đó nguyên nhân chủ yếu do giá xăng dầu từ tác động trên thế giới. Đây là điểm cần lưu ý khi triển khai các giải pháp, với khuyến nghị cần kiểm soát chặt chẽ giá cả các mặt hàng liên quan tới giá xăng dầu, nhất là các mặt hàng giảm giá chậm so với giá xăng dầu.

Đặc biệt, tình hình kinh tế thế giới những tháng tới đây dự báo có nhiều diễn biến khó lường, lạm phát gia tăng tại nhiều quốc gia trên thế giới có thể tác động đến nền kinh tế trong nước. Do đó, các ý kiến đều nhấn mạnh, ổn định kinh tế vĩ mô là yếu tố quan trọng mà Việt Nam cần quan tâm trong thời điểm này.

Trước những khó khăn đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, Chính phủ xác định tình hình tiếp tục có khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi, do đó tuyệt đối không được chủ quan, lơ là. Thời gian tới, Việt Nam cần tiếp tục phối hợp hài hòa, hợp lý, đồng bộ, chặt chẽ, linh hoạt, hiệu quả giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác. Trong đó, thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt, chắc chắn, hiệu quả; thực hiện chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, bảo đảm hiệu quả. Phát triển thị trường vốn, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững.

Thủ tướng Chính phủ cũng khẳng định, quan điểm định hướng chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô trong thời gian tới là tuyệt đối không được chủ quan, nắm chắc diễn biến tình hình quốc tế, trong nước, tăng cường năng lực phân tích, dự báo và kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo điều hành, sử dụng chủ động, linh hoạt và phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các công cụ chính sách để thực hiện ưu tiên kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm các cân đối lớn, củng cố và phát triển các loại trường vốn, thị trường bất động sản một cách an toàn, lành mạnh, hiệu quả và bền vững, góp phần hỗ trợ, thúc đẩy phục hồi nhanh và phát triển bền vững, kiểm soát dịch bệnh, dự báo được rủi ro, nâng cao khả năng chống chịu và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Nguyễn Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tăng trưởng kinh tế (GDP)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam - Hoa Kỳ: Thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Việt Nam - Hoa Kỳ: Thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Phó Thủ tướng đánh giá cao Giáo sư Thomas Vallely đã có nhiều đóng góp trong thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, trong đó có phát triển nguồn nhân lực, giáo dục.
Khai thác cát trái phép tại một số địa phương vẫn diễn biến phức tạp

Khai thác cát trái phép tại một số địa phương vẫn diễn biến phức tạp

Cử tri và nhân dân tiếp tục bày tỏ sự lo lắng về tình trạng khai thác cát trái phép ở Hà Nội và một số địa phương diễn biến phức tạp.
Thủ tướng: Việt Nam kiên quyết không chấp nhận mô hình "tăng trưởng trước, dọn dẹp sau"

Thủ tướng: Việt Nam kiên quyết không chấp nhận mô hình "tăng trưởng trước, dọn dẹp sau"

Sáng 19/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2024.
Nâng cao trách nhiệm giải trình của cơ quan, tổ chức, cá nhân

Nâng cao trách nhiệm giải trình của cơ quan, tổ chức, cá nhân

Hoạt động giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có ý nghĩa quan trọng để nâng cao trách nhiệm giải trình của cơ quan, tổ chức.
Cải thiện môi trường kinh doanh để "giữ chân" nhà đầu tư

Cải thiện môi trường kinh doanh để "giữ chân" nhà đầu tư

Không chỉ đánh giá cao môi trường đầu tư Việt Nam, nhiều nhà đầu tư quốc tế còn bày tỏ mong muốn được tiếp tục rót vốn vào Việt Nam trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên

Khai mạc Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên

Sáng 19/3, tại Hà Nội, chương trình Diễn đàn DN Việt Nam thường niên và gặp gỡ cộng đồng DN FDI sẽ chính thức diễn ra với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ.
Việt Nam - Uzbekistan: Thúc đẩy hợp tác về thương mại và các ngành công nghiệp mũi nhọn

Việt Nam - Uzbekistan: Thúc đẩy hợp tác về thương mại và các ngành công nghiệp mũi nhọn

Thủ tướng đề nghị hai nước tăng cường hợp tác trong các ngành công nghiệp mũi nhọn như dầu khí, nông nghiệp để bảo đảm an ninh năng lượng và an ninh lương thực.
Thúc đẩy thực chất hợp tác song phương giữa Việt Nam - Uzbekistan

Thúc đẩy thực chất hợp tác song phương giữa Việt Nam - Uzbekistan

Chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Uzbekistan tới Việt Nam là dịp để hai bên củng cố, thúc đẩy thực chất hợp tác song phương trên các lĩnh vực thế mạnh.
Rà soát, bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không cần thiết, không khả thi

Rà soát, bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không cần thiết, không khả thi

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2024.
Phải chặt đứt đường dây lừa “việc nhẹ lương cao”

Phải chặt đứt đường dây lừa “việc nhẹ lương cao”

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh phải chặt đứt đường dây dùng chiêu "việc nhẹ lương cao", không để tiếp tục dụ dỗ, lôi kéo thanh thiếu niên.
Làm rõ thực trạng, đề xuất nhiều giải pháp đối với các vấn đề chất vấn

Làm rõ thực trạng, đề xuất nhiều giải pháp đối với các vấn đề chất vấn

Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các đại biểu Quốc hội đánh giá cao phần trả lời chất vấn, tán thành và ghi nhận các giải pháp, các cam kết của các vị Bộ trưởng.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Công tác ngoại giao kinh tế sẽ tập trung vào 6 trọng tâm

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Công tác ngoại giao kinh tế sẽ tập trung vào 6 trọng tâm

Trên cơ sở tin cậy chính trị được củng cố, tăng cường, trong thời gian tới, Bộ Ngoại giao đã đặt ra 6 trọng tâm trong công tác ngoại giao kinh tế.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng Tổng thống Nga Vladimir Putin

Thay mặt Đảng, Nhà nước Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Thư chúc mừng Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Huy động nguồn lực tạo chuyển biến đột phá cho phát triển văn hoá

Huy động nguồn lực tạo chuyển biến đột phá cho phát triển văn hoá

Chương trình Mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 có nhiệm vụ huy động các nguồn lực tạo chuyển biến đột phá cho phát triển văn hoá.
Doanh nghiệp Đan Mạch mong muốn đầu tư cảng biển container nước sâu lớn và hiện đại ở Việt Nam

Doanh nghiệp Đan Mạch mong muốn đầu tư cảng biển container nước sâu lớn và hiện đại ở Việt Nam

Đại diện doanh nghiệp Đan Mạch bày tỏ mong muốn tìm hiểu cơ hội đầu tư để xây dựng các cảng biển container nước sâu lớn nhất và hiện đại ở Việt Nam.
Bộ Ngoại giao đang triển khai đàm phán với 80 nước về miễn thị thực song phương

Bộ Ngoại giao đang triển khai đàm phán với 80 nước về miễn thị thực song phương

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, Bộ Ngoại giao đang triển khai đàm phán với 80 nước về miễn thị thực song phương.
Phát biểu của Tổng Bí thư về công tác nhân sự rất khách quan, có tính định hướng

Phát biểu của Tổng Bí thư về công tác nhân sự rất khách quan, có tính định hướng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu: “Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng".
Báo chí cần tiếp tục phản ánh sâu sắc, sinh động hơi thở, nhịp đập của cuộc sống

Báo chí cần tiếp tục phản ánh sâu sắc, sinh động hơi thở, nhịp đập của cuộc sống

Các cơ quan báo chí bám sát thực tiễn sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước, các vấn đề thời sự, phản ánh sâu sắc, sinh động hơi thở, nhịp đập của cuộc sống.
Bộ trưởng Bộ Tài chính nói về chi phí định mức trong tính giá xăng dầu

Bộ trưởng Bộ Tài chính nói về chi phí định mức trong tính giá xăng dầu

Trả lời chất vấn về chi phí định mức trong tính giá xăng dầu, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, Bộ chấp nhận các chi phí thực tế hợp lý của DN đầu mối.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có tân Tổng giám đốc

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có tân Tổng giám đốc

Ngày 18/3, Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã có Quyết định bổ nhiệm ông Lê Ngọc Sơn giữ chức vụ Tổng giám đốc Tập đoàn.
Đường mía nhập khẩu từ Lào, có phải chịu hạn ngạch thuế quan?

Đường mía nhập khẩu từ Lào, có phải chịu hạn ngạch thuế quan?

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài Chính, đại biểu Quốc hội nêu, mặt hàng đường mía nhập khẩu có xuất xứ từ Lào, có thuộc mặt hàng chịu hạn ngạch thuế quan hay không?
Chiều nay 18/3, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sẽ trả lời chất vấn Quốc hội

Chiều nay 18/3, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sẽ trả lời chất vấn Quốc hội

Chiều nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành chất vấn Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về công tác bảo hộ công dân;giải pháp chống tiêu cực trong hoạt động ngoại giao.
Cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Tư duy nhất quán về sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Tư duy nhất quán về sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Ngày 18/3, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng tổ chức Hội nghị trực tuyến học tập, tuyên truyền cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Sẽ siết chặt hoạt động của các công ty kiểm toán

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Sẽ siết chặt hoạt động của các công ty kiểm toán

Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục siết chặt hoạt động của các công ty kiểm toán để kiểm tra lại một số bộ hồ sơ, nếu có sai phạm sẽ xử lý nghiêm.
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Cấm tư vấn sai, dùng các thủ đoạn để bán bảo hiểm

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Cấm tư vấn sai, dùng các thủ đoạn để bán bảo hiểm

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, luật nghiêm cấm việc các cán bộ bảo hiểm tư vấn sai, hoặc tranh giành, lôi kéo, dùng các thủ đoạn để bán bảo hiểm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động