Thông tư 29: Công bằng cho cả giáo viên và học sinh

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT có nhiều điều chỉnh nhằm minh bạch hóa hoạt động dạy thêm, học thêm đảm bảo quyền lợi của học sinh và giáo viên.
Nỗi niềm trước thềm Thông tư 29 Siết quản lý dạy thêm trong trường học: Minh bạch, công bằng Chuyện dạy thêm, học thêm: Làm 'nguội' vấn đề 'nóng'

Dạy thêm - đưa vào quỹ đạo hợp pháp và minh bạch

Ngày 30/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT (Thông tư 29) về quản lý dạy thêm, học thêm, có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Thông tư này thay thế Thông tư 17/2012 với nhiều điều chỉnh nhằm minh bạch hóa hoạt động dạy thêm, đảm bảo quyền lợi của học sinh và giáo viên, đồng thời kiểm soát tình trạng lạm dụng dạy thêm trong hệ thống giáo dục công lập. Việc ban hành quy định này được kỳ vọng sẽ giải quyết những bất cập tồn tại lâu nay, hướng đến một môi trường giáo dục công bằng, minh bạch và đảm bảo quyền lợi của học sinh.

Thông tư 29: Công bằng cho cả giáo viên lẫn học sinh
Từ ngày 14/2/2025, việc dạy thêm, học thêm có nhiều thay đổi. Ảnh minh họa

Dạy thêm, học thêm là một nhu cầu không chỉ xuất phát từ mong muốn nâng cao kiến thức của học sinh mà còn xuất phát từ nguyện vọng hỗ trợ của giáo viên. Tuy nhiên, thực tế trong nhiều năm qua cho thấy không ít trường hợp học sinh dù không thực sự có nhu cầu nhưng vẫn buộc phải tham gia các lớp học thêm, đặc biệt là các lớp do chính giáo viên dạy trên lớp hoặc nhà trường tổ chức. Nhiều em phải học thêm chỉ vì lo ngại bị đánh giá thấp, sợ lạc lõng so với bạn bè hoặc không muốn làm thầy cô phật lòng. Điều này không chỉ tạo ra áp lực học tập nặng nề mà còn làm ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi, vui chơi, sáng tạo của học sinh.

Quan điểm xuyên suốt của Thông tư 29 là thay đổi tư duy từ “không quản được thì cấm” sang “quản lý để đảm bảo chất lượng”. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu giáo viên cần đổi mới phương pháp giảng dạy để học sinh có thể tiếp thu đầy đủ kiến thức ngay trong giờ học chính khóa, thay vì phải tham gia thêm các lớp học bên ngoài. Đồng thời, nhà trường cần tạo điều kiện cho học sinh tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, thể thao, nghệ thuật để đảm bảo sự phát triển toàn diện.

Một trong những điểm mới quan trọng của Thông tư 29 là quy định rõ ba nhóm đối tượng có thể được tổ chức dạy thêm trong trường nhưng không được thu phí. Các nhóm này bao gồm học sinh có kết quả học tập chưa đạt yêu cầu, học sinh được bồi dưỡng tham gia các kỳ thi học sinh giỏi và học sinh ôn thi tốt nghiệp hoặc tuyển sinh. Việc miễn thu phí đối với các lớp dạy thêm này không chỉ giúp đảm bảo quyền lợi của học sinh mà còn thể hiện trách nhiệm của nhà trường trong việc hỗ trợ học sinh củng cố kiến thức.

Về vấn đề học phí dạy thêm trong nhà trường, Thông tư 29 quy định nguồn kinh phí tổ chức dạy thêm, học thêm sẽ được lấy từ ngân sách nhà nước hoặc các nguồn kinh phí hợp pháp khác, thay vì thu trực tiếp từ phụ huynh như trước đây. Quy định này nhằm loại bỏ tình trạng giáo viên mở lớp dạy thêm trong trường công lập vì mục đích tài chính, đồng thời giúp lấy lại hình ảnh trong sáng của người thầy.

Bên cạnh các lớp dạy miễn phí trong trường học, việc dạy thêm có thu phí bên ngoài cũng được Thông tư 29 điều chỉnh theo hướng chuyên nghiệp hóa, minh bạch hóa. Dạy thêm thu tiền là một nhu cầu có thật, không chỉ giúp học sinh tiếp cận thêm kiến thức mà còn tạo thêm thu nhập chính đáng cho giáo viên. Cũng giống như các bác sĩ được phép mở phòng khám tư, giáo viên có giấy phép hành nghề hoàn toàn có quyền mở lớp dạy thêm bên ngoài để tăng thu nhập.

Tuy nhiên, mọi hoạt động kinh doanh đều phải tuân theo quy định pháp luật, bao gồm việc đăng ký giấy phép và kê khai thu nhập để thực hiện nghĩa vụ thuế. Điều này đảm bảo sự bình đẳng giữa giáo viên với các ngành nghề khác, đồng thời giúp minh bạch hóa hoạt động dạy thêm, tránh những hệ lụy pháp lý về lâu dài.

Theo quy định tại Điều 6 của Thông tư 29, đối với học sinh tiểu học thì không được dạy thêm văn hóa, bậc THCS thì không cấm dạy thêm nhưng phải thực hiện đăng ký kinh doanh và được ngành chức năng kiểm tra, cấp phép đủ điều kiện. Giáo viên cần công khai danh sách môn học, thời lượng, địa điểm, hình thức tổ chức và mức học phí trước khi tuyển sinh. Giáo viên đang giảng dạy tại các trường công lập nếu tham gia dạy thêm bên ngoài cũng phải báo cáo với hiệu trưởng hoặc người đứng đầu đơn vị công tác.

Nỗi lo học phí và quản lý con

Một trong những mối lo lớn nhất của phụ huynh là chi phí học thêm có thể tăng lên do quy định chặt chẽ hơn đối với các trung tâm và lớp học ngoài nhà trường. Trước đây, nhiều học sinh được học thêm ngay tại trường với mức phí hợp lý. Tuy nhiên, khi các lớp học thêm phải đăng ký kinh doanh và tuân thủ quy trình quản lý nghiêm ngặt, các trung tâm có thể tăng học phí để bù đắp chi phí vận hành.

Thông tư 29: Công bằng cho cả giáo viên lẫn học sinh
Nhiều phụ huynh lo lắng việc học thêm tại các trung tâm sẽ "đội" chi phí. Ảnh minh họa

Anh Trần Thanh Tùng, phụ huynh học sinh lớp 5 tại quận Bình Thạnh (TP. Hồ Chí Minh), cho biết: Trước đây, con tôi học thêm với giáo viên trong trường với mức phí hợp lý. Theo quy định mới dạy thêm bên ngoài chắc chắn sẽ có chi phí cao hơn. Nếu không có chính sách kiểm soát mức học phí, gia đình thu nhập thấp sẽ khó có điều kiện cho con theo học.”

Thông tư 29 quy định giáo viên không được dạy thêm cho học sinh mình trực tiếp giảng dạy. Điều này đồng nghĩa với việc nếu phụ huynh muốn con học thêm với chính giáo viên đã dạy trên lớp - người đã hiểu rõ năng lực của con mình thì sẽ không thể thực hiện được.

Chị Nguyễn Thanh Hà, (quận 3, TP. Hồ Chí Minh) lo ngại: “Con tôi đang học với một cô giáo rất giỏi là giáo viên giỏi của quận, nhưng theo quy định mới, cô ấy không thể mở lớp dạy thêm cho học sinh của mình. Giờ chỉ còn vài tháng nữa là thi lớp 10, tôi biết tìm giáo viên ở đâu cho con, chưa kể tìm được nhưng không biết cháu học có hợp không nữa.”

Đối với các phụ huynh có con học tiểu học, trước đây có thể nhờ giáo viên dạy thêm ngay tại trường, sau đó đón con vào cuối buổi. Tuy nhiên, với quy định mới, các lớp học thêm không còn được tổ chức trong trường, khiến nhiều gia đình gặp khó khăn trong việc sắp xếp thời gian đón con.

Anh Trần Quốc Bảo (quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh) có bé đang học lớp 2 chia sẻ: “Hai vợ chồng tôi đều làm văn phòng và tan ca lúc 5 giờ, nên phải đến khoảng 5h30 mới đón được con. Trong khi đó, con tôi tan học từ 4 giờ. Trước đây, con có thể học thêm ngay tại trường, nên tôi chỉ cần đón con về nhà sau giờ làm. Nhưng bây giờ, nếu con phải học ở trung tâm bên ngoài, tôi sẽ phải sắp xếp người đưa đón hoặc tốn thêm chi phí gửi con tạm thời. Điều này gây nhiều bất tiện cho gia đình tôi.”

Ngoài vấn đề đưa đón, việc quản lý con sau giờ học cũng là bài toán nan giải. Nếu không có người giám sát, trẻ có thể dành nhiều thời gian cho điện thoại, mạng xã hội hoặc chơi game thay vì học tập.

Chị Nguyễn Thu Trang (TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) bày tỏ lo lắng: “Nếu con không có lớp học thêm tại trường, tôi sợ con sẽ lơ là học tập, thay vào đó chỉ xem điện thoại hay chơi game. Tôi không thể giám sát con cả ngày vì vẫn phải đi làm.”

Giáo viên loay hoay tìm cách tiếp tục dạy thêm

Trong khi phụ huynh đau đầu với chi phí và quản lý con, nhiều giáo viên cũng chật vật thích nghi với quy định mới. Khi Thông tư 29 sắp có hiệu lực, không ít thầy cô tại TP. Hồ Chí Minh đang tìm cách đăng ký kinh doanh tại nhà hoặc daỵ học tại các trung tâm dạy thêm.

Cô Huyền Trang, giáo viên tại một trường tiểu học tại TP. Thủ Đức TP. Hồ Chí Minh bộc bạch: “Tôi và nhiều đồng nghiệp trong trường đang tạm dừng các lớp dạy thêm để chờ hướng dẫn các thủ tục pháp lý. Tuy nhiên, đáng lo ngại là nếu quá trình làm thủ tục mất nhiều thời gian sẽ ảnh hưởng đến chương trình ôn thi của các con, nhất là các lớp ôn thi chuyển cấp và ôn thi đại học".

Ngoài các thủ tục pháp lý, cô còn băn khoăn về việc đáp ứng các điều kiện về cơ sở hạ tầng, phòng cháy chữa cháy và cơ sở vật chất. Cô cho rằng, đối với điều kiện này thì rất nhiều lớp dạy thêm không đáp ứng được bởi chi phí bỏ ra "chi tiền chẵn, thu tiền lẻ".

Trong khi đó, một số giáo viên đã chủ động tìm cách thích ứng. Cô Ngọc Sang, 35 tuổi, giáo viên tiếng Anh tự do tại quận 3, đã tự đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại nhà thông qua cổng dịch vụ công. Theo cô, thủ tục khá đơn giản, chỉ cần cung cấp thông tin cá nhân, địa chỉ kinh doanh, vốn đầu tư, ngành nghề và nộp thuế.

Ngoài việc tự đăng ký kinh doanh, một số giáo viên khác đã chọn “đầu quân” cho các trung tâm dạy thêm để tiếp tục công việc của mình. Tuy nhiên, không phải trung tâm nào cũng có nhu cầu tuyển dụng hoặc sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu về thu nhập, thời gian giảng dạy mà giáo viên mong muốn.

Việc ban hành Thông tư 29 được kỳ vọng sẽ giúp dạy thêm trở thành một hoạt động hợp pháp, có kiểm soát thay vì tồn tại dưới dạng tự phát, thiếu minh bạch như trước đây. Khi dạy thêm không còn là “vùng xám”, giáo viên sẽ có cơ hội nâng cao thu nhập chính đáng, học sinh và phụ huynh cũng có thêm sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu thực tế.

Dù vậy, để Thông tư thực sự đi vào cuộc sống, ngành giáo dục cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế giám sát, đặc biệt là kiểm soát việc ép buộc học thêm trong trường công lập. Khi mọi hoạt động dạy thêm đều minh bạch, công khai, giáo dục sẽ phát triển theo hướng công bằng và bền vững hơn.

Ngân Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: học sinh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Company Day 2025: Bệ phóng cho sinh viên bước vào ngành dầu khí

Company Day 2025: Bệ phóng cho sinh viên bước vào ngành dầu khí

Ngày hội hướng nghiệp giúp sinh viên ngành dầu khí rèn luyện bản thân, chuẩn bị hành trang hội nhập vào môi trường làm việc chuyên nghiệp, nhiều thách thức.
Cải tạo nhà vệ sinh cho trường học vùng sâu Yên Bái

Cải tạo nhà vệ sinh cho trường học vùng sâu Yên Bái

Hơn 600 học sinh tại hai điểm trường vùng sâu huyện Văn Chấn, Yên Bái đã có nhà vệ sinh đạt chuẩn nhờ dự án cải tạo do Quỹ Toyota Việt Nam triển khai.
Thi tốt nghiệp 2025: Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt

Thi tốt nghiệp 2025: Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện số 58/CĐ-TTg về việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đầu cấp giáo dục phổ thông năm 2025.
PGS.TS Tô Văn Hòa làm Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội

PGS.TS Tô Văn Hòa làm Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội

Ngày 8/5, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức hội nghị công bố Quyết định công nhận Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Doanh nghiệp và nhà trường hợp tác đào tạo nhân lực tiết kiệm năng lượng

Doanh nghiệp và nhà trường hợp tác đào tạo nhân lực tiết kiệm năng lượng

Trung tâm Giải pháp HVAC sẽ giúp Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực tiết kiệm năng lượng.

Tin cùng chuyên mục

Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm: 28 năm chắp cánh ước mơ

Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm: 28 năm chắp cánh ước mơ

Với lối đi riêng, thấu hiểu triết lý trong giáo dục, Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm đã xây dựng một môi trường giáo dục "trưởng thành" từ sự khác biệt.
Đại học Văn Lang bị ‘tấn công’: Không thể bao biện là “bảo vệ lẽ phải”

Đại học Văn Lang bị ‘tấn công’: Không thể bao biện là “bảo vệ lẽ phải”

Sau vụ nam sinh vô lễ với cựu chiến binh, nhiều sinh viên của Đại học Văn Lang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí bị tấn công trên mạng xã hội và ngoài đời.
Học 2 buổi, ăn miễn phí: Chủ trương chạm đến triệu trái tim

Học 2 buổi, ăn miễn phí: Chủ trương chạm đến triệu trái tim

Dạy 2 buổi/ngày, không thu phí và Nhà nước hỗ trợ bữa trưa vùng biên sẽ là những chủ trương nhân văn của Đảng, chạm tới trái tim hàng triệu gia đình Việt.
Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh nhận tài trợ HVAC

Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh nhận tài trợ HVAC

Trung tâm giải pháp HVAC giúp Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh tạo bước đột phá đào tạo thực tiễn, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành kỹ thuật.
Danh sách thí sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025

Danh sách thí sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố danh sách các thí sinh được miễn thi tốt nghiệp trung học phổ thông và ưu tiên xét tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng năm 2025.
Ráo riết chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Ráo riết chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Chỉ còn khoảng hai tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, học sinh và các thầy cô đang tích cực ôn luyện, công tác chuẩn bị cũng được đẩy nhanh.
Chắp cánh nghề nghiệp cho học sinh vùng khó khăn của ngành Công Thương

Chắp cánh nghề nghiệp cho học sinh vùng khó khăn của ngành Công Thương

Giáo dục nghề nghiệp là “chiếc cầu” thoát nghèo bền vững nhưng ở vùng sâu vùng xa, chiếc cầu ấy vẫn còn dang dở nếu thiếu kết nối từ chính sách ngành.
38 trường dùng điểm thi đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa Hà Nội

38 trường dùng điểm thi đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa Hà Nội

Tính đến thời điểm hiện tại, có 38 trường đại học dùng điểm thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội để tuyển sinh năm 2025.
Thương mại điện tử: Trụ cột cho chuyển đổi số ngành Công Thương

Thương mại điện tử: Trụ cột cho chuyển đổi số ngành Công Thương

Thương mại điện tử ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chuyển đổi số ngành Công Thương, đòi hỏi nhân lực chất lượng cao và chiến lược đào tạo đồng bộ.
Tháng 5/2025: Nhiều chính sách mới hỗ trợ trẻ em, học sinh

Tháng 5/2025: Nhiều chính sách mới hỗ trợ trẻ em, học sinh

Nhiều chính sách hỗ trợ trẻ em và học sinh có hiệu lực từ ngày 1/5/2025, giúp các bậc cha mẹ giảm gánh nặng chi phí, thực hiện định hướng ưu tiên cho giáo dục.
Phó Thủ tướng lưu ý gì về kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông?

Phó Thủ tướng lưu ý gì về kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông?

Phó Thủ tướng Lê Thành Long lưu ý, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 có một số điểm mới, cần nhận thức, xác định rõ trong các văn bản chỉ đạo để có giải pháp sát hơn.
Ngành giáo dục đào tạo bước vào chặng đường mới

Ngành giáo dục đào tạo bước vào chặng đường mới

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, mở hướng mới cho ngành giáo dục.
Môn Lịch sử dẫn đầu lựa chọn của sĩ tử trong kỳ thi THPT năm 2025

Môn Lịch sử dẫn đầu lựa chọn của sĩ tử trong kỳ thi THPT năm 2025

Ngoài Toán và Ngữ văn là 2 môn thi bắt buộc, Lịch sử là môn lựa chọn được các thí sinh đăng ký nhiều nhất với gần 500.000 trong hơn 1,16 triệu thí sinh.
Hơn 1,1 triệu thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2025

Hơn 1,1 triệu thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2025

Đến 17h ngày 28/4, hệ thống đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 ghi nhận tổng số 1.165.289 thí sinh đăng ký dự thi.
Hôm nay, ngày cuối đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2025

Hôm nay, ngày cuối đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2025

Hôm nay, 28/4 là ngày cuối cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo mở hệ thống quản lý thi để thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025.
Sáp nhập tỉnh, sách giáo khoa cần điều chỉnh linh hoạt

Sáp nhập tỉnh, sách giáo khoa cần điều chỉnh linh hoạt

Việc sáp nhập tỉnh đòi hỏi sách giáo khoa phải được hiệu chỉnh linh hoạt, tránh thay mới toàn bộ, giúp tiết kiệm chi phí và duy trì sự ổn định trong giáo dục.
Tìm ra Quán quân giải đua xe năng lượng trời Cao Thắng

Tìm ra Quán quân giải đua xe năng lượng trời Cao Thắng

Xe đua đội King-Lớp Cao đẳng Điện-Điện tử 24C Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng đã đoạt quán quân cuộc thi đua xe năng lượng trời (Solar E-car Challenge 2025).
Việt Nam giành 6 huy chương Vàng tại Olympic Toán học Turkmenistan

Việt Nam giành 6 huy chương Vàng tại Olympic Toán học Turkmenistan

Sáng 26/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, 6 thí sinh của Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic giao lưu Toán học Turkmenistan lần thứ 2 đều giành huy chương Vàng.
Thời tiết biển hôm nay 26/4/2025: Nam Biển Đông có mưa, dông

Thời tiết biển hôm nay 26/4/2025: Nam Biển Đông có mưa, dông

Dự báo thời tiết biển hôm nay 26/4/2025, gió trên các vùng biển có cường độ ít thay đổi. Khu vực Nam Biển Đông có mưa rào và dông vài nơi.
Trại hè nở rộ: Nhiều lựa chọn không gian trải nghiệm cho trẻ

Trại hè nở rộ: Nhiều lựa chọn không gian trải nghiệm cho trẻ

Trại hè không chỉ giúp trẻ em giải trí, rèn luyện kỹ năng, mà còn là dịp để khám phá sở thích và phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần.
Mobile VerionPhiên bản di động