Chuyện dạy thêm, học thêm: Làm 'nguội' vấn đề 'nóng'

Càng gần đến thời điểm Thông tư số 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về dạy thêm học thêm có hiệu lực- ngày 14/2/2025, câu chuyện này càng trở nên “nóng”.
Đưa dạy thêm, học thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện Đại biểu Quốc hội: Cần có cơ chế quản lý đối với việc dạy thêm, học thêm Siết quản lý dạy thêm trong trường học: Minh bạch, công bằng

Khoảng cách cả thập kỷ giữa hai bản thông tư

Cách đây 12 năm, vấn đề dạy thêm học thêm được điều chỉnh bằng Thông tư số 17/2012/TT-BGDDT (ngày 16/5/2012) của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Khoảng thời gian kéo dài đến 12 năm để cho ra đời được những quy định mới về dạy thêm, học thêm đã đủ cho thấy cơ quan soạn thảo đã trăn trở, tính toán để những quy định mới sẽ chính thức có hiệu lực trong tuần tới có thể “gỡ” được một câu chuyện liên quan trực tiếp đến các thày cô, các vị phụ huynh cùng hàng triệu học sinh.

Cũng cần thẳng thắn thừa nhận rằng, việc dạy thêm học thêm chưa bao giờ hết "nóng" không phải là mới mẻ gì với giáo dục. Việc tồn tại cái “nóng” đó qua nhiều năm nay cũng chẳng phải là một chuyện vui vẻ từ góc độ nhà quản lý lẫn các bậc phụ huynh cùng những ai quan tâm đến sự thăng tiến của nền giáo dục nước nhà.

Xét trên những góc độ đó thì việc những quy định mới được xây dựng trong Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT khó có thể mang được vai trò “cây đũa thần” để giải quyết tận gốc vấn đề dạy thêm học thêm.

Tuy nhiên xét một cách công bằng, những quy định mới của Thông tư 29 đã cố gắng trong việc tạo dựng và bảo vệ hình ảnh cao quý, thậm chí mang tính tôn nghiêm cho nhà giáo Việt Nam, theo đánh giá của ông Phạm Ngọc Thưởng- Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cùng đó giúp hình thành khả năng tự học, xây dựng xã hội học tập suốt đời; học thêm không ảnh hưởng đến học chương trình phổ thông chính khóa trong nhà trường như không cắt xén, trùng lắp; phù hợp lợi ích của học sinh, không ép buộc học sinh học thêm bất cứ hình thức nào.

Chuyện dạy thêm, học thêm: Làm 'nguội' vấn đề 'nóng'
Việc dạy thêm, học thêm cần được bảo đảm đúng các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ảnh minh họa.

Điểm lớn nhất của Thông tư 29 là lời giải đáp dứt khoát cho vấn đề không cấm nhà giáo dạy thêm mà chỉ cấm những hoạt động dạy thêm không đúng quy định. Cùng đó điểm mới rất đáng chú ý xuyên suốt các quy định của Thông tư 29 là hướng mạnh tới người học, theo đó dạy thêm học thêm phải phù hợp với lợi ích của học sinh.

Làm tốt hơn công tác truyền thông

Những ngày qua, càng gần đến ngày Thông tư 29 có hiệu lực không ít phụ huynh bỗng bị xâm chiếm bởi những thông tin cho rằng sẽ phải dừng chuyện dạy thêm, rằng con mình sẽ không được học thêm dẫn đến không ít sự lo lắng, rồi chạy đôn chạy đáo để tìm thày tìm cô cốt sao bảo đảm cái liên tục của các lớp dạy thêm cho con em mình.

Phụ huynh đã vậy, với các thày cô nhiều người cũng “tâm trạng” với những quy định mới sẽ được Bộ cho áp dụng. Nhỏ thì từ chỗ tổ chức lớp dạy thêm vốn đơn giản thì nay phải làm sao để cho “chuẩn chỉnh” hơn. Lớn hơn thì quyền lợi của mình sẽ được giải quyết như thế nào nhất là khi có thêm sự có mặt của các trung tâm mang tính trung gian.

Thực tế này cho thấy lý ra cần phải làm tốt hơn công tác truyền thông về những nội dung của Thông tư 29 với một vấn đề liên quan, thậm chí là “đụng chạm” đến quyền lợi của nhiều đối tượng như dạy thêm học thêm.

Thêm nữa là thời điểm Thông tư 29 có hiệu lực (ngày 14/2/2025) trùng với thời điểm giữa học kỳ II, khi mà việc tăng cường bổ trợ kiến thức được tăng tốc tối đa, nhất là với các học sinh cuối cấp thì đây là thời điểm để thày cô “chốt” các kiến thức để bước vào các kỳ thi vốn được gọi là “sinh tử”. Đây là điểm cần được có các hướng dẫn cụ thể để tránh tạo ra các thiệt thòi cho các học sinh, nhất là học sinh lớp 9 và 12.

Trong Công điện 10/CĐ-TTg ngày 7/2/2025, Thủ tướng Chính phủ đã lưu ý việc thực hiện nghiêm quy định về dạy thêm, học thêm; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy định.
Quang Lộc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tin cùng chuyên mục

Giáo dục đổi thay từ một quyết sách nhân văn

Giáo dục đổi thay từ một quyết sách nhân văn

Đạo đức giá bao nhiêu?

Đạo đức giá bao nhiêu?

Bê bối sữa giả: Hơn 500 tỷ trục lợi từ niềm tin người tiêu dùng

Bê bối sữa giả: Hơn 500 tỷ trục lợi từ niềm tin người tiêu dùng

Thực phẩm bẩn tràn lan: Vai trò người tiêu dùng ở đâu?

Thực phẩm bẩn tràn lan: Vai trò người tiêu dùng ở đâu?

Vụ việc MC Quyền Linh và

Vụ việc MC Quyền Linh và 'khoảng trống' trong văn hóa ứng xử

Sẽ có cây sen Việt Nam vững vàng trong kỷ nguyên số

Sẽ có cây sen Việt Nam vững vàng trong kỷ nguyên số

Hãy để mỗi món quà là một dấu ấn Hà Nội

Hãy để mỗi món quà là một dấu ấn Hà Nội

Không thể xuyên tạc quan hệ tốt đẹp Việt – Trung: ‘Vừa là đồng chí vừa là anh em’

Không thể xuyên tạc quan hệ tốt đẹp Việt – Trung: ‘Vừa là đồng chí vừa là anh em’

Từ kẹo Kera tới sữa giả 500 tỷ đồng: Tội ác không thể dung thứ!

Từ kẹo Kera tới sữa giả 500 tỷ đồng: Tội ác không thể dung thứ!

Cây gạo ở Hà Nam bị chặt và lỗ hổng quản lý văn hoá

Cây gạo ở Hà Nam bị chặt và lỗ hổng quản lý văn hoá

Cần xác minh, xử lý nghiêm sự ngông cuồng, lệch chuẩn của Lê Việt Hùng

Cần xác minh, xử lý nghiêm sự ngông cuồng, lệch chuẩn của Lê Việt Hùng

Sốt đất Hà Nội quay lại: Hồi chuông cảnh báo từ ‘bóng ma’ 2008

Sốt đất Hà Nội quay lại: Hồi chuông cảnh báo từ ‘bóng ma’ 2008

Cậu bé cứu bạn: Lan tỏa cảm xúc đẹp trong cộng đồng

Cậu bé cứu bạn: Lan tỏa cảm xúc đẹp trong cộng đồng

Đi bộ sang đường sai luật: Thói quen nhỏ, hiểm họa lớn

Đi bộ sang đường sai luật: Thói quen nhỏ, hiểm họa lớn

Đề thi Văn từ sách giáo khoa: Thay đổi chóng  mặt, học sinh hoang mang

Đề thi Văn từ sách giáo khoa: Thay đổi chóng mặt, học sinh hoang mang

AI trong xuất khẩu: Lời giải cho bài toán hội nhập số

AI trong xuất khẩu: Lời giải cho bài toán hội nhập số

Nghệ sĩ với quảng cáo: Sức hút và rủi ro pháp lý

Nghệ sĩ với quảng cáo: Sức hút và rủi ro pháp lý

Bảo tàng đông kín dịp lễ: Lịch sử vẫn luôn có sức hút

Bảo tàng đông kín dịp lễ: Lịch sử vẫn luôn có sức hút

Chuyện huyện Tương Dương bị đòi nợ: Cần minh bạch, trách nhiệm và giám sát

Chuyện huyện Tương Dương bị đòi nợ: Cần minh bạch, trách nhiệm và giám sát

Cần lên án hành động cợt nhả, xem thường Quốc tang

Cần lên án hành động cợt nhả, xem thường Quốc tang