Tăng trưởng kinh tế năm 2025: 3 nhiệm vụ của ngành Công Thương Thông tin ngành Công Thương đáng chú ý trên các báo ngày 14/3 Ấn tượng lễ trao giải Hội thi nấu ăn Công đoàn Bộ Công Thương |
Lĩnh vực năng lượng
Trên báo Nông nghiệp Việt Nam ngày 17/3 có đăng bài: "Bộ Công Thương chỉ đạo vận hành an toàn, ổn định các nhà máy điện"
Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện số 1822/CĐ-BCT ngày 15/3/2025 về việc bảo đảm vận hành an toàn, ổn định các nhà máy điện.
Công điện nêu rõ, để bảo đảm cung ứng điện an toàn, ổn định phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống sinh hoạt của nhân dân trong năm 2025, đặc biệt là các tháng cao điểm mùa khô, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), chỉ đạo Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Tổng công ty Phát điện 1 khẩn trương khắc phục các khiếm khuyết bất thường tại Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 và Nhà máy điện Duyên Hải 1, bảo đảm các tổ máy vận hành ổn định trong thời gian sớm nhất trước ngày 30/4/2025.
![]() |
Bảo đảm cung ứng điện an toàn, ổn định phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống sinh hoạt của nhân dân trong năm 2025 |
Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn đăng tải: "Bảo đảm vận hành an toàn, ổn định các nhà máy điện"
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ban hành Công điện số 1822/CĐ-BCT về việc bảo đảm vận hành an toàn, ổn định các nhà máy điện.
Công điện nêu rõ, thời gian qua dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, các đơn vị đã xây dựng các kịch bản cung ứng điện và thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và sinh hoạt của người dân, nhất là việc chuẩn bị sản xuất điện trong thời gian cao điểm. Đồng thời, chỉ đạo đẩy mạnh kiểm tra, giám sát thường xuyên về quản lý, vận hành hệ thống điện quốc gia, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả.
Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương và nỗ lực của ngành điện, việc cung ứng điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và tiêu dùng của nhân dân trong hai tháng đầu năm 2025 đã thực hiện tốt.
Lĩnh vực xuất nhập khẩu
Trên Tạp chí Nhà đầu tư đăng tải: "Chinh phục mục tiêu xuất khẩu 454 tỷ USD"
Dù vẫn duy trì đà tăng trưởng, xuất khẩu Việt Nam đang có dấu hiệu chững lại do tác động của kinh tế toàn cầu. Với mục tiêu tăng trưởng 12%, kim ngạch xuất khẩu năm 2025 cần đạt 454 tỷ USD, đồng nghĩa với việc mỗi tháng phải tăng thêm khoảng 4 tỷ USD so với năm 2024 - một thách thức không nhỏ. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, để hiện thực hóa mục tiêu này, cần có sự vào cuộc quyết liệt từ cơ quan quản lý và nỗ lực vượt khó của doanh nghiệp.
Báo Tin tức đăng tải thông tin: "Việt Nam là thị trường cung cấp thuỷ sản lớn thứ 2 cho Brazil"
Dẫn số liệu từ Trung tâm Thương mại thế giới (ITC), Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, năm 2024, Việt Nam là thị trường cung cấp thuỷ sản lớn thứ 2 cho Brazil, chiếm 17,33% về lượng và chiếm 8,69% về trị giá trong tổng nhập khẩu thủy sản của quốc gia này.
![]() |
Việt Nam là thị trường cung cấp thuỷ sản lớn thứ 2 cho Brazil |
Lĩnh vực Phòng vệ thương mại
Trên báo Bnews đăng tải: "EU không áp thuế với thép cuộn cán nóng của Hòa Phát"
Ủy ban châu Âu (EC) vừa ban hành Thông báo đề xuất áp thuế chống bán phá giá tạm thời với một số sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC) của Ai Cập, Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam, nhập khẩu vào Liên minh châu Âu (EU). Theo thông báo này, thép cuộn cán nóng của Tập đoàn Hòa Phát không bị áp thuế chống bán phá giá tạm thời. Theo Tập đoàn Hòa Phát, kết quả trên xuất phát từ nhiều yếu tố, trong đó, thép cuộn cán nóng của Hòa Phát được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, các khâu sản xuất đều được tối ưu hóa nên có giá thành cạnh tranh. Ngoài ra, trong quá trình EU điều tra, Tập đoàn Hòa Phát đã hợp tác chặt chẽ, chủ động cung cấp đầy đủ dữ liệu liên quan cho cơ quan điều tra của EU, dữ liệu minh bạch, hệ thống rõ ràng là một trong các yếu tố góp phần vào sự thành công của Hòa Phát trong vụ kiện này.
Trang TTĐT Người quan sát đăng tải thông tin: "Một doanh nghiệp Indonesia có hành vi lẩn tránh thuế chống bán phá giá của Việt Nam"
Ngày 12/3/2025, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 662/QĐ-BCT, công bố kết quả rà soát việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía nhập khẩu. Cuộc rà soát lần này được tiến hành từ tháng 9/2024, trên cơ sở đề nghị của Hiệp hội Mía đường Việt Nam nộp vào tháng 11/2023. Kết quả điều tra xác định, Công ty PT. Kebun Tebu Mas (Indonesia) đã có hành vi lẩn tránh biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp mà Việt Nam đang áp dụng đối với đường mía từ Thái Lan. Mục tiêu là đảm bảo môi trường cạnh tranh công bằng, bảo vệ lợi ích của người nông dân trồng mía, doanh nghiệp sản xuất đường, doanh nghiệp tiêu thụ đường và người tiêu dùng. Bộ Công Thương cam kết sẽ tiếp tục sử dụng các công cụ quản lý phù hợp, giữ vững sự ổn định của ngành mía đường trong nước trước những tác động từ thị trường quốc tế.
Lĩnh vực Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng
Trên Báo Tuổi trẻ đăng tải: "Bảo vệ người tiêu dùng trên mạng"
Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam (15/3) là sự kiện thường niên do Bộ Công Thương phát động. Chủ đề Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025 là 'Thông tin minh bạch - Tiêu dùng trách nhiệm'.
Chủ đề hành động nhằm nâng cao ý thức bảo vệ người tiêu dùng trước những rủi ro, thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi.
Ðặc biệt, hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính; đồng thời bảo đảm quyền cơ bản của người tiêu dùng, nhất là quyền được tiếp cận thông tin một cách minh bạch, an toàn.
Người tiêu dùng có thể tự bảo vệ mình khi mua sắm online bằng cách chủ động nâng cao hiểu biết về an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, lựa chọn nền tảng mua sắm, đơn vị vận chuyển an toàn, khi phát hiện dấu hiệu lừa đảo cần báo ngay cho cơ quan công an để kịp thời xử lý…
Tại VNreview đăng thông tin: "Apple lại sắp bị "sờ gáy" vì cạnh tranh không lành mạnh"
Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường (Competition and Markets Authority - CMA) của Vương quốc Anh đã công bố báo cáo cuối cùng liên quan đến cuộc điều tra về trình duyệt di động và trò chơi đám mây. Theo Margot Daly, Chủ tịch nhóm điều tra độc lập của CMA, báo cáo cho thấy "cạnh tranh giữa các trình duyệt di động khác nhau không hoạt động tốt và điều này đang kìm hãm sự đổi mới ở Vương quốc Anh".
Bước tiếp theo đã được tiến hành - CMA đã mở các cuộc điều tra vào tháng 1 để xem xét liệu có nên chỉ định Apple và Google là có vị thế thị trường chiến lược (strategic market status - SMS) theo chế độ cạnh tranh thị trường kỹ thuật số mới của Vương quốc Anh hay không. Các cuộc điều tra SMS dự kiến sẽ kết thúc "vào cuối năm nay".
Theo Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số, Cạnh tranh và Người tiêu dùng (Digital Markets, Competition, and Consumers Act) có hiệu lực vào tháng 1 năm nay, CMA có thể - nếu được bảo đảm - áp đặt các yêu cầu về hành vi ràng buộc về mặt pháp lý hoặc các biện pháp can thiệp ủng hộ cạnh tranh đối với các công ty được chỉ định là có SMS.
Nếu Apple và/hoặc Google được chỉ định có SMS, thì CMA "nên xem xét áp dụng các biện pháp can thiệp thích hợp", báo cáo cho biết, bao gồm "các biện pháp có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của các trình duyệt khác bằng cách cung cấp các tính năng mới, sáng tạo cho người tiêu dùng, cũng như cho phép người dùng chủ động chọn trình duyệt di động ưa thích của họ".
Điều này rõ ràng là về Apple nhiều hơn Google, với việc nhà sản xuất iPhone và iPad không cho phép các công cụ trình duyệt (browser engine) khác ngoài WebKit được Safari sử dụng để cung cấp năng lượng cho bất kỳ trình duyệt di động cạnh tranh nào. Tình hình hoàn toàn khác trên Android. Về phần mình, CMA đã quyết định rằng không cần hành động gì thêm liên quan đến trò chơi đám mây (đây là phần khác của cuộc điều tra).
Cuộc điều tra của CMA kết thúc bằng báo cáo hôm nay đã được mở vào năm 2021, và vì một số lý do, phải mất gần bốn năm để đi đến những kết luận rất hiển nhiên này.
Lĩnh vực Hội nhập kinh tế quốc tế
Báo Đầu tư đăng tải: "Bộ Công Thương đang hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ phê duyệt Hiệp định CEPA"
Đây là thông tin được Bộ Công Thương chia sẻ liên quan đến tình hình đàm phán, ký kết các FTA của Việt Nam.
Cụ thể, đối với 2 FTA đã ký kết thời gian gần đây, gồm: Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện giữa Việt Nam và UAE (CEPA), được ký kết ngày 28/10 năm ngoái, hiện nay Bộ Công Thương đang tổng hợp ý kiến các bộ, ngành có liên quan để hoàn thiện bộ hồ sơ để trình Chính phủ phê duyệt CEPA để hiệp định sớm có hiệu lực.
Còn Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Israel (VIFTA), ký kết 7/2023. Tại Nghị quyết số 190/NQ-CP ngày 14/10/2024, Chính phủ đã ấn định thời điểm có hiệu lực của VIFTA là ngày 15/10/2024. Đối với Israel, Israel đã có Công hàm số EI.01.24/1/111 thông báo thời điểm có hiệu lực của Hiệp định VIFTA là ngày 17/11/2024.
Sau khi lấy ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Tờ trình Chính phủ, Bộ Công Thương đã có Tờ trình Chính phủ số 1562/TTr-BCT ngày 3/3/2025 trình Chính phủ về việc sửa đổi thời điểm có hiệu lực của hiệp định này.
Với loạt FTA đang đàm phán, gồm: Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Khối EFTA, cập nhật tiến độ mới nhất, Bộ Công Thương cho hay, cuối năm ngoái, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã ký thư gửi 4 Bộ trưởng các nước EFTA đề nghị sớm tổ chức Phiên đàm phán thứ 17 để thúc đẩy quá trình đàm phán với các nước EFTA với mục tiêu sớm kết thúc đàm phán hiệp định này.