Thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)

Sáng 19/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) với tỷ lệ 96,03%.
Bỏ thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền cấp xã 7 đột phá trong quy trình xây dựng pháp luật Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong kỷ nguyên mới

Rút ngắn thời gian xây dựng, ban hành văn bản

Sáng 19/2, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Kết quả biểu quyết cho thấy, có 459/461 đại biểu Quốc hội (ĐBQH) có mặt tham gia biểu quyết tán thành với việc thông qua Luật này, chiếm tỷ lệ 96,03%.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng

Trước khi tiến hành biểu quyết, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).

Về tham vấn chính sách, một số ý kiến đề nghị rà soát quy định về hoạt động tham vấn chính sách bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan của Quốc hội; quy định rõ cơ quan lập đề xuất chính sách có trách nhiệm chủ trì tổ chức tham vấn; nghiên cứu xác định rõ đối tượng tham vấn để bảo đảm tính khả thi.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, tham vấn chính sách là quy định mới được bổ sung vào quy trình xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết nhằm bảo đảm chính sách của dự án được xây dựng có chất lượng, giải quyết hiệu quả những vấn đề thực tiễn đặt ra, hướng tới mục tiêu cao nhất là nâng cao chất lượng của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành, sớm đưa chủ trương, đường lối của Đảng vào cuộc sống.

Tuy nhiên, do đây là vấn đề mới, việc tổ chức thực hiện cần được quy định hợp lý để bảo đảm tính khả thi, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan có liên quan và không làm ảnh hưởng đến tính khách quan, độc lập của cơ quan thẩm tra.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng, tiếp thu ý kiến của các ĐBQH, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát, chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng cơ quan lập đề xuất chính sách có trách nhiệm tổ chức tham vấn chính sách; chủ thể được tham vấn là Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội và Bộ, cơ quan ngang Bộ.

Đồng thời, cơ quan lập đề xuất chính sách có trách nhiệm mời các chủ thể, như đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách, đại diện tổ chức xã hội nghề nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học… tham dự hội nghị tham vấn theo yêu cầu của cơ quan được tham vấn.

Về xây dựng, ban hành VBQPPL của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Một số ý kiến đề nghị việc xây dựng dự án luật trong mọi trường hợp đều phải thực hiện quy trình xây dựng và đánh giá tác động chính sách...; đối với dự án không phải thực hiện quy trình xây dựng chính sách thì trong quá trình soạn thảo vẫn phải đánh giá tác động chính sách; đồng thời, trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý nếu bổ sung chính sách mới thì phải đánh giá bổ sung tác động chính sách; đề nghị hồ sơ dự án phải có Báo cáo đánh giá tác động chính sách.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, chính sách có vai trò rất quan trọng, quyết định nội dung của dự thảo VBQPPL; do đó, đối với các trường hợp không phải thực hiện quy trình xây dựng chính sách nhưng để soạn thảo VBQPPL thì cơ quan soạn thảo vẫn phải xác định các chính sách lớn của văn bản để quy phạm hóa, chuyển hóa thành ngôn ngữ pháp lý. Chính sách đó cần phải được đánh giá tác động để làm căn cứ xác định tính hợp lý, hiệu quả, khả thi.

Tuy nhiên, nếu quy định “cứng” trường hợp dự án không phải thực hiện quy trình xây dựng chính sách mà vẫn phải có “Báo cáo đánh giá tác động chính sách” thì cũng không thực sự hợp lý, vì việc xây dựng Báo cáo này đòi hỏi tuân theo quy trình chặt chẽ, thiết kế nhiều phương án chính sách, đánh giá ưu điểm, hạn chế của từng phương án để lựa chọn sẽ làm chậm tiến độ xây dựng, ban hành văn bản.

Do đó, để vừa phúc đáp được yêu cầu rút ngắn thời gian xây dựng, ban hành văn bản, đồng thời vẫn bảo đảm làm rõ tác động chính sách để có cơ sở xem xét, quyết định về dự án, tiếp thu ý kiến ĐBQH, dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng đối với dự án không thuộc trường hợp phải thực hiện quy trình xây dựng chính sách thì cơ quan trình vẫn phải đánh giá và nêu rõ tác động của chính sách trong bản thuyết minh dự kiến quy phạm hóa chính sách (khoản 2 Điều 27) và đây là tài liệu bắt buộc phải có trong hồ sơ dự án gửi phản biện xã hội, lấy ý kiến, thẩm định, thẩm tra, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội (các điều 33, 34, 37, 39); đồng thời, bổ sung quy định trước khi biểu quyết thông qua, nếu bổ sung chính sách mới thì cơ quan trình có trách nhiệm đánh giá tác động của chính sách đó (khoản 3 Điều 29).

Nâng cao hiệu quả hoạt động lập pháp

Có ý kiến đề nghị trong quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL của Quốc hội cần bổ sung các quy định nhằm phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của ĐBQH.

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) với tỷ lệ 96,03%
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) với tỷ lệ 96,03%

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy ý kiến của ĐBQH là xác đáng, nhất là trong điều kiện đổi mới mạnh mẽ quy trình lập pháp của Quốc hội theo hướng chủ yếu thông qua luật, nghị quyết tại một kỳ họp.

Vì vậy, tiếp thu ý kiến của ĐBQH, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát, bổ sung tối đa trong dự thảo Luật các quy định cụ thể nhằm tạo điều kiện để ĐBQH, các Đoàn ĐBQH tham gia từ sớm vào quy trình xây dựng, ban hành luật thông qua việc tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng chính sách, tổ chức soạn thảo văn bản; tổ chức Hội nghị ĐBQH chuyên trách để thảo luận, cho ý kiến về dự án luật, nghị quyết trước khi các cơ quan chính thức trình dự án…, như quy định tại khoản 1 Điều 30, khoản 3 Điều 33, khoản 1 Điều 37, khoản 1 Điều 38 của dự thảo Luật.

Có ý kiến đề nghị quy định dự án luật cần được xem xét, thông qua tại 2 kỳ họp như quy định của Luật hiện hành, không nên bó hẹp việc xem xét, thông qua tại một kỳ họp mà giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định căn cứ vào tính chất của từng dự án; bổ sung tiêu chí áp dụng đối với dự án thông qua theo quy trình một kỳ họp hay nhiều kỳ họp.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, quy trình lập pháp theo dự thảo Luật đã được thay đổi theo hướng cơ quan trình chủ động xây dựng, trình dự án ở bất kỳ thời điểm nào trong năm; trường hợp sau khi xem xét, cho ý kiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng dự án luật đã được chuẩn bị kỹ, có chất lượng tốt, có thể trình Quốc hội xem xét, thông qua tại một kỳ họp Quốc hội thì sẽ sắp xếp đưa vào Chương trình kỳ họp; trường hợp dự án còn nhiều vấn đề, chưa đạt yêu cầu để trình Quốc hội thông qua thì chưa đưa vào Chương trình kỳ họp để các cơ quan tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện.

Đối với dự thảo luật, nghị quyết dự kiến được thông qua tại một kỳ họp nhưng chưa được thông qua thì theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định lùi thời điểm thông qua để tiếp tục hoàn thiện, trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp tiếp theo hoặc trình lại. Dự thảo Luật đã thiết kế cụ thể trình tự xem xét, thông qua dự thảo luật, nghị quyết tại các điều 39, 40, 41 theo quy trình tại một kỳ họp và kỳ họp tiếp theo, bảo đảm chặt chẽ.

Việc đổi mới theo hướng này nhằm bảo đảm chất lượng của việc soạn thảo các dự án trình Quốc hội, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động lập pháp, đẩy nhanh tiến độ ban hành luật, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Về trách nhiệm xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền của Đảng trong xây dựng, ban hành VBQPPL (Điều 67): Một số ý kiến đề nghị quy định giao cơ quan trình có trách nhiệm báo cáo, xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền của Đảng về các vấn đề lớn, quan trọng, còn có ý kiến khác nhau trong dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết để phù hợp với định hướng đổi mới là cơ quan trình chịu trách nhiệm đến cùng đối với dự án do mình trình.

Các ý kiến khác đề nghị không quy định cụ thể trách nhiệm xin ý kiến các cơ quan có thẩm quyền của Đảng trong Luật mà thực hiện theo Quy định số 178-QĐ/TW của Bộ Chính trị.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng cho hay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, việc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật là nguyên tắc xuyên suốt trong quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL.

Tuy nhiên, đây là nội dung thuộc trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng nên thực hiện theo quy định của Đảng thì sẽ phù hợp hơn. Do đó, tiếp thu ý kiến của các vị ĐBQH, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý nội dung này trong dự thảo Luật theo hướng chỉ quy định chung trách nhiệm xin ý kiến và dẫn chiếu đến văn bản của Đảng (Điều 67).

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan rà soát, tiếp thu tối đa ý kiến của các đại biểu Quốc hội để hoàn thiện dự thảo Luật cả về nội dung và kỹ thuật lập pháp. Dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý có 9 chương và 72 điều, bảo đảm bám sát, thể chế hóa đầy đủ định hướng đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Kết luận số 119-KL/TW của Bộ Chính trị cũng như yêu cầu đổi mới tư duy xây dựng pháp luật; bảo đảm đồng bộ, thống nhất với nội dung sửa đổi, bổ sung của các luật được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp này.
Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sửa đổi, bổ sung Luật Quảng cáo mới: Gọi tên trách nhiệm người có ảnh hưởng

Sửa đổi, bổ sung Luật Quảng cáo mới: Gọi tên trách nhiệm người có ảnh hưởng

Luật sửa đổi nhằm siết chặt quảng cáo xuyên biên giới, quy trách nhiệm người nổi tiếng khi quảng cáo sai lệch, tăng quyền tự chủ tài chính cho cơ quan báo chí.
Đại biểu Quốc hội lên tiếng về người nổi tiếng quảng cáo sai

Đại biểu Quốc hội lên tiếng về người nổi tiếng quảng cáo sai

Cần siết trách nhiệm pháp lý với người nổi tiếng, KOL quảng cáo sai sự thật; minh bạch thông tin sản phẩm để bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn mở rộng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Liên bang Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn mở rộng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Liên bang Nga

Tổng Bí thư hội kiến Chủ tịch Đảng nước Nga Thống nhất Dmitry Medvedev, tái khẳng định nền tảng hữu nghị, tin cậy chính trị và quyết tâm thúc đẩy quan hệ 2 nước
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Trung Quốc tạo thuận lợi cho nông sản Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Trung Quốc tạo thuận lợi cho nông sản Việt Nam

Thủ tướng mong muốn tăng cường hợp tác khoa học, công nghệ và mở rộng thương mại, đặc biệt tạo thuận lợi cho nông sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc.
Thủ tướng chỉ rõ động lực tăng trưởng mới cho Bà Rịa - Vũng Tàu

Thủ tướng chỉ rõ động lực tăng trưởng mới cho Bà Rịa - Vũng Tàu

Thủ tướng yêu cầu Bà Rịa - Vũng Tàu thúc đẩy động lực tăng trưởng mới, tận dụng tối đa lợi thế về dầu khí, dịch vụ, du lịch để phát triển kinh tế bền vững.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại nông, lâm, thủy sản Việt Nam - Hoa Kỳ

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại nông, lâm, thủy sản Việt Nam - Hoa Kỳ

Sáng 9/5/2025, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp tổ chức Hội nghị Thúc đẩy thương mại mặt hàng nông, lâm, thủy sản giữa Việt Nam - Hoa Kỳ.
68 bộ đội Cụ Hồ sải bước trên Quảng trường Đỏ, nơi Bác đứng 68 năm trước

68 bộ đội Cụ Hồ sải bước trên Quảng trường Đỏ, nơi Bác đứng 68 năm trước

68 quân nhân Việt Nam tham gia duyệt binh ở Quảng trường Đỏ, nơi đúng 68 năm trước Bác Hồ dự duyệt binh với ánh mắt trăn trở.
Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng: Nên hay không?

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng: Nên hay không?

Sau khi nghe các Đại biểu Quốc hội nêu quan điểm về đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng xăng, Bộ Tài chính đã có ý kiến giải trình cụ thể.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị thúc đẩy thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị thúc đẩy thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Chiều ngày 08/5/2025, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị thúc đẩy thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ.
Đạo luật mới tạo hành lang xây dựng Chiến lược nghiên cứu và phát triển AI quốc gia

Đạo luật mới tạo hành lang xây dựng Chiến lược nghiên cứu và phát triển AI quốc gia

Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số được Quốc hội thảo luận với kỳ vọng tạo hành lang pháp lý cho AI, tài sản số, thúc đẩy ngành công nghệ nền tảng.
Thông tin mới nhất về sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện

Thông tin mới nhất về sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện

Chính phủ sẽ cho ý kiến về báo cáo tình hình thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính, sáp nhập tỉnh và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung: Chưa đủ cơ sở khoa học để quy kết nước ngọt gây béo phì

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung: Chưa đủ cơ sở khoa học để quy kết nước ngọt gây béo phì

Tại phiên thảo luận ngày 09/5, đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung cho rằng chưa nên vội vàng đánh thuế nước ngọt vì thiếu chứng cứ khoa học rõ ràng.
Đại biểu Lê Hoàng Anh: Chính sách thuế nước ngọt phải đủ mạnh để không đánh đổi bằng sinh mệnh

Đại biểu Lê Hoàng Anh: Chính sách thuế nước ngọt phải đủ mạnh để không đánh đổi bằng sinh mệnh

Đại biểu Lê Hoàng Anh khẳng định chính sách thuế nước ngọt cần đủ mạnh để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, không thể vì tăng trưởng ngắn hạn mà đánh đổi sinh mệnh.
Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm gian lận xuất xứ, ép giá nông sản

Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm gian lận xuất xứ, ép giá nông sản

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm gian lận xuất xứ, ép giá, thao túng, đưa tin gây nhiễu loạn nhằm bảo đảm ổn định thị trường và uy tín hàng Việt.
Rượu, bia, thuốc lá được đề xuất tăng thuế từ năm 2027

Rượu, bia, thuốc lá được đề xuất tăng thuế từ năm 2027

Dự thảo Luật sửa đổi thuế tiêu thụ đặc biệt hướng tới kiểm soát hành vi tiêu dùng gây hại, bảo vệ sức khỏe cộng đồng nhưng không làm gián đoạn chuỗi cung ứng.
TRỰC TIẾP: Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

TRỰC TIẾP: Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Báo Công Thương sẽ tiếp sóng trực tiếp Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại ngày 9/5 tại Quảng trường Đỏ (Moscow).
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Nga: Đẩy mạnh hợp tác năng lượng, dầu khí, hạt nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Nga: Đẩy mạnh hợp tác năng lượng, dầu khí, hạt nhân

Việt Nam và Nga nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác, thúc đẩy các dự án chung trong lĩnh vực năng lượng, công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao.
Sửa Luật Quy hoạch: Cấp tỉnh sẽ làm quy hoạch thế nào?

Sửa Luật Quy hoạch: Cấp tỉnh sẽ làm quy hoạch thế nào?

Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Chính phủ đề xuất sửa Luật Quy hoạch nhằm gỡ điểm nghẽn, thúc đẩy tăng trưởng, mở rộng phân quyền cho địa phương.
Luật Doanh nghiệp sửa đổi: Minh bạch để Việt Nam không lọt ‘sách Đen FATF’

Luật Doanh nghiệp sửa đổi: Minh bạch để Việt Nam không lọt ‘sách Đen FATF’

Cải cách Luật Doanh nghiệp nhằm siết kỷ cương pháp lý, minh bạch sở hữu doanh nghiệp và gìn giữ uy tín kinh tế quốc gia.
Tổng Bí thư Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm chính thức Liên bang Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm chính thức Liên bang Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của Nga.
Chủ tịch nước Lương Cường trao quyết định bổ nhiệm 3 Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước

Chủ tịch nước Lương Cường trao quyết định bổ nhiệm 3 Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước

Chiều 8/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm các Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước.
Khánh thành Phòng lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngành Dầu khí Việt Nam - Azerbaijan

Khánh thành Phòng lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngành Dầu khí Việt Nam - Azerbaijan

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly đã tham dự Lễ khánh thành Phòng Lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngành Dầu khí Việt Nam - Azerbaijan.
Hoạt động ngoại giao của Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long tại Kazakhstan

Hoạt động ngoại giao của Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long tại Kazakhstan

Từ ngày 5 - 7/5/2025, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đã tham gia đoàn công tác cấp cao của Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm cấp nhà nước Cộng hòa Kazakhstan.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam sẵn sàng hợp tác với Azerbaijan trong lĩnh vực năng lượng, khai khoáng

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam sẵn sàng hợp tác với Azerbaijan trong lĩnh vực năng lượng, khai khoáng

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, Việt Nam sẵn sàng đầu tư vào các mỏ dầu tại Azerbaijan, tiếp tục nhập khẩu sản phẩm dầu mỏ và khí hóa lỏng.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Sẽ có ưu đãi riêng cho Trung tâm Tài chính quốc tế

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Sẽ có ưu đãi riêng cho Trung tâm Tài chính quốc tế

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, Trung tâm Tài chính quốc tế với ưu đãi thuế kỳ vọng trở thành điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư toàn cầu.
Mobile VerionPhiên bản di động