Thiếu nhân lực kiểm kê khí nhà kính, gần 1.700 doanh nghiệp sản xuất gặp khó
Quan sát - Bình luận 06/02/2023 09:29 Theo dõi Congthuong.vn trên
Gần 1.200 doanh nghiệp phải cung cấp thông tin phục vụ kiểm kê khí nhà kính Bộ Công Thương: Hỗ trợ doanh nghiệp trong giảm phát thải khí nhà kính |
Nhằm làm rõ những thuận lợi, khó khăn trong công tác này, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Tăng Thế Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương).
![]() |
Ông Tăng Thế Hùng cho rằng hiện nay DN đang gặp khó khăn trong về nguồn nhân lực để phục vụ công tác kiểm kê khí nhà kính |
Thưa ông, đến nay, các doanh nghiệp đã có những phản hồi và triển khai nhiệm vụ cung cấp thông tin, số liệu nhằm phục vụ kiểm kê khí nhà kính trên như thế nào?
Theo đó, tại Phụ lục II thuộc Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục các cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính có gần 1700 cơ sở thuộc ngành Công Thương. Cụ thể, quy định tại khoản 3, điều 11 Nghị định số 06/2022/NĐ-CP về giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn, Bộ Công Thương có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở thuộc phạm vi quản lý cho năm 2022, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở trước ngày 1/12/2023
Các cơ sở thuộc đối tượng tại Điều 5 Nghị định số 06/2022/NĐ-CP đã được cụ thể hóa tại Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg có trách nhiệm cung cấp số liệu hoạt động, thông tin liên quan phục vụ kiểm kê khí nhà kính của cơ sở của năm trước kỳ báo cáo theo hướng dẫn của bộ quản lý lĩnh vực trước ngày 31/ 3, kể từ năm 2023.
Đây là nội dung rất mới, lần đầu tiên triển khai thực hiện ở Việt Nam. Ngoài ra, nguồn lực về tài chính và chuyên gia đối với nội dung kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở cho số lượng lớn trong bối cảnh hiện nay rất hạn chế.
![]() |
Để hấp thụ khí nhà kính những năm qua ngành than không ngừng nỗ lực trồng nhiều cây xanh |
Hiện, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững đang phối hợp với nhà tài trợ nước ngoài để tìm kiếm các hỗ trợ kỹ thuật giúp Bộ Công Thương triển khai hoạt động thu thập, xử lý số liệu phục vụ kiểm kê khí nhà kính theo quy định của pháp luật.
Dự kiến, trong thời gian tới, sẽ nghiên cứu và phát biểu mẫu thu thập số liệu và sẽ phối hợp với các Sở Công Thương, doanh nghiệp cùng tính toán kiểm kê khí nhà kính cho từng cơ sở đảm bảo khách quan, minh bạch và đạt độ chính xác cao theo thực trạng của doanh nghiệp.
Bộ Công Thương đã có hướng dẫn và hỗ trợ DN như thế nào để thực hiện quy định trên, thưa ông?
Trong khuôn khổ các hỗ trợ quốc tế, Bộ Công Thương đã tổ chức hoạt động đào tạo, tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về kiểm kê khí nhà kính ở một số quốc gia, khu vực và hướng dẫn của quốc tế như Nghị định thư về khí nhà kính, hướng dẫn kiểm kê quốc gia về khí nhà kính của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu.
Thông qua các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, năm 2020 - 2021, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững đã tổ chức tập huấn cho một số ngành và triển khai thí điểm tính toán thiết lập hệ thống đo đạc, báo cáo và thẩm tra kết quả giảm phát thải khí nhà kính cho lĩnh vực nhiệt điện đốt than. Qua đó, từng bước giúp các doanh nghiệp tiếp cận và làm quen với các bước tính toán và năng lực xử lý số liệu trong việc kiểm kê khí nhà kính tại cơ sở công nghiệp.
Ông có thể cho biết những khó khăn, vướng mắc mà DN gặp phải trong quá trình thực hiện là gì?
Đây là năm đầu tiên triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về biến đổi khí hậu. Do đó, những khó khăn trước mắt có thể nhận thấy là nguồn lực cho các hoạt động và năng lực về chuyên môn của doanh nghiệp còn hạn chế, đặc biệt đối với doanh nghiệp trong nước chưa quen với việc thu thập, xử lý số liệu, tính toán kiểm kê khí nhà kính tại cơ sở.
Các khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện sẽ được phát hiện thêm trong quá trình triển khai thực hiện từ năm 2023 trở đi và sẽ rút ra bài học kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện năng lực chuyên môn cũng như khung pháp lý về vấn đề này.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Kinh tế biển và sự phát triển của thương mại Việt Nam

Nhân lực cho ngành công nghiệp hỗ trợ: Làm sao để cung đáp ứng cầu?

Sẵn sàng đổi mới - Hướng tới tương lai: Xuyên suốt hành trình thương mại đối ngoại

Dự báo lạm phát 2023 và những giải pháp thực hiện

Thỏa thuận xanh châu Âu tác động gì đến hàng hóa xuất khẩu sang EU?
Tin cùng chuyên mục

Ông Bùi Ngọc Bảo: Hai bộ đã làm tròn trách nhiệm, vấn đề là ở nghị định

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Đề cương về văn hoá Việt Nam tạo ra sức mạnh tổng hợp cho quốc gia

PGS.TS Ngô Trí Long: Điều chỉnh sớm giá xăng dầu là hài hoà, hợp lý

TS. Lê Đăng Doanh đánh giá cao Bộ Công Thương trong điều hành giá xăng dầu

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú: Bộ Công Thương đã chủ động, linh hoạt trong điều hành giá xăng dầu

Những đóng góp của ngành Công Thương trong mô hình xã hội XHCN cho đến toàn cầu hóa hội nhập quốc tế

Tiến sĩ Võ Trí Thành: Năm 2022, ngành Công Thương đã vững tay chèo, vượt qua “sóng cả”

Việt Nam hoàn toàn có thể đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% trong năm 2023

5 áp lực với mục tiêu kiểm soát lạm phát 4,5% trong năm 2023

PGS.TS Ngô Trí Long: Bình ổn giá năng lượng là yếu tố giúp ổn định kinh tế vĩ mô

TS. Nguyễn Minh Phong: Bình ổn giá xăng dầu năm 2022 mang lại hiệu quả tích cực cho kinh tế vĩ mô

Nỗ lực kiềm chế đà tăng của giá xăng dầu là yếu tố quan trọng nhất kiềm chế đà tăng lạm phát!

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Có thể xem xét điều chỉnh giá điện ở mức phù hợp

TS. Võ Trí Thành: Tháo "ngòi nổ" trái phiếu để gỡ nghẽn dòng tiền

Thực thi Hiệp định CPTPP: Doanh nghiệp chủ động hơn trong cải thiện năng lực cạnh tranh

Gần 2 năm thực thi Hiệp định UKVFTA: Xuất khẩu từ Việt Nam sang Vương quốc Anh tăng trưởng tích cực

Xuất khẩu vào EU, doanh nghiệp cần đổi mới chính mình

Doanh nghiệp cần chủ động tận dụng tốt hơn cơ hội từ Hiệp định EVFTA

Đồng Nai: Phát hiện cơ sở tái chế phế liệu tàng trữ khối lượng “ khủng” chất thải rắn nguy hại
