Gần 1.200 doanh nghiệp phải cung cấp thông tin phục vụ kiểm kê khí nhà kính
Môi trường 02/01/2023 16:06 Theo dõi Congthuong.vn trên
77% doanh nghiệp thừa nhận tạo phát thải khí nhà kính |
Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020, sắp tới, 1.192 doanh nghiệp thuộc nhiều ngành, lĩnh vực sẽ phải cung cấp số liệu hoạt động, thông tin liên quan phục vụ kiểm kê khí nhà kính của cơ sở theo hướng dẫn của bộ quản lý lĩnh vực trước ngày 31/3/2023.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg về Danh mục, lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính.
Theo lộ trình thực hiện báo cáo kiểm kê, 1.192 cơ sở thuộc 6 lĩnh vực gồm năng lượng, giao thông vận tải, xây dựng, các quá trình công nghiệp, nông - lâm nghiệp và sử dụng đất, chất thải sẽ phải cung cấp số liệu hoạt động, thông tin liên quan phục vụ kiểm kê KNK năm 2022 vào đầu năm 2023. Công việc này tiếp tục được thực hiện hằng năm.
![]() |
Các doanh nghiệp sản xuất điện nằm trong diện phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính |
Từ năm 2024 trở đi, doanh nghiệp sẽ tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở, xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở định kỳ 2 năm một lần, gửi Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để thẩm định để gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Ông Phạm Văn Tấn-Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu - Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết: "Doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính giai đoạn 2026 - 2030. Từ năm 2027, doanh nghiệp sẽ phải gửi báo cáo kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đến Bộ chủ quản và Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đây là căn cứ để Nhà nước phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính cũng như cập nhật, điều chỉnh danh mục cơ sở phát thải lớn 2 năm một lần".
Ở cấp cơ sở, doanh nghiệp cần xác định phạm vi các nguồn phát thải và phương pháp kiểm kê khí nhà kính cho các nguồn phát thải, hấp thụ khí nhà kính từ các hoạt động của cơ sở.
Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Xây dựng đã tổ chức đợt tập huấn đầu tiên cho doanh nghiệp trong lĩnh vực xi măng về phương pháp kiểm kê, báo cáo.
Cũng theo ông Phạm Văn Tấn, nguyên tắc quan trọng nhất trong kiểm kê khí nhà kính là tính minh bạch, với các tài liệu chỉ rõ nguồn dữ liệu, các giả định, quy trình và phương pháp luận được sử dụng. Số liệu hoạt động cho từng hoạt động phát thải, hấp thụ khí nhà kính cấp cơ sở được căn cứ theo hướng dẫn của Nghị định thư toàn cầu về khí nhà kính và được quy định tại Thông tư quy định kỹ thuật theo lĩnh vực do Bộ quản lý lĩnh vực ban hành.
Riêng đối với kỳ kiểm kê khí nhà kính lần đầu cho năm cơ sở 2022, Bộ quản lý lĩnh vực sẽ ban hành công văn hướng dẫn các cơ sở thuộc phạm vi quản lý thu thập và cung cấp các số liệu trước ngày 31/1/2023.
Về thẩm định, tại Việt Nam hiện nay, Trung tâm Phát triển các-bon thấp thuộc Cục Biến đổi khí hậu là một trong những đơn vị đủ điều kiện thực hiện các hoạt động đo đạc, báo cáo và thẩm định (MRV) kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Các phương pháp này đảm bảo tính chính xác, minh bạch trên cơ sở quy định của Liên hợp quốc và Việt Nam.
Doanh nghiệp giảm phát thải đều có cơ hội tham gia thị trường các-bon trong nước và thực hiện các dự án trao đổi tín dụng trong nước và quốc tế. Trên thế giới, đến nay đã có 46 quốc gia và 35 vùng lãnh thổ đã áp dụng các công cụ định định giá các-bon (trong đó có thị trường các-bon) với sự tham gia của hàng chục ngàn tập đoàn, doanh nghiệp lớn. Nguồn thu năm 2020 lên khoảng 50 tỉ USD và đặc biệt đã quản lý được khoảng 13 tỉ tấn CO2, tương đương khoảng 23% tổng phát thải toàn cầu.
Theo khoản 1, Điều 6 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn, các cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính bao gồm cơ sở phát thải hằng năm ≥ 3.000 tấn CO2 tương đương; Nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất công nghiệp có tổng tiêu thụ năng lượng ≥ 1.000 tấn dầu tương đương (TOE); Công ty kinh doanh vận tải hàng hóa có tổng tiêu thụ nhiên liệu hằng năm ≥ 1,000 TOE; Tòa nhà thương mại có tổng tiêu thụ năng lượng hằng năm ≥ 1.000 TOE; Cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động hằng năm ≥ 65.000 tấn.
Việt Nam dự kiến sẽ thí điểm vận hành sàn giao dịch tín chỉ các-bon từ năm 2025 và vận hành chính thức từ năm 2028 nhằm kết nối, trao đổi tín chỉ các-bon trong nước với thị trường các-bon khu vực và thế giới.
Dự kiến tháng 3/2023 một hội thảo tập huấn về phương pháp kiểm kê khí nhà kính, lập báo cáo sẽ tiếp tục được diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh cho các đơn vị, cơ sở sản sản xuất, chế biến thực phẩm. |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Hà Nội ô nhiễm không khí kéo dài đến giữa tháng 2, mưa phùn tiếp diễn

Điện khí hoá và giảm phát thải là ưu tiên toàn cầu trong năm 2023

Miền Bắc sắp chuyển nồm ẩm, kèm mưa phùn rải rác

Từ chiều tối mùng 2 Tết: Miền Bắc đón đợt rét đậm, rét hại

Thời tiết Miền Bắc dịp Tết Nguyên đán như thế nào?
Tin cùng chuyên mục

Diễn đàn "Phát thải ròng bằng 0 (Net Zero 2050): Từ cam kết đến hành động"

Thời tiết miền Bắc đang ấm dần lên, Hà Nội mưa nhỏ và sương mù

Thái Nguyên: Một trại lợn xả thải bừa bãi, trăm người dân phải chịu đựng

Miền Trung sắp đón mưa lớn trên diện rộng, nguy cơ ngập úng ở khu vực đô thị

Thi công Sân bay Long Thành gây ô nhiễm bụi vượt hơn 18 lần cho phép

Bài 2: Cần hài hòa phát triển đô thị với giữ “lá phổi xanh”

Phát triển đô thị xanh bền vững ở Hà Nội: Bài 1: Báo động tình trạng “lá phổi xanh” bị bức tử

Xuất hiện mưa tuyết trên đỉnh núi Fansipan

Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Trao giải Liên hoan phim môi trường toàn quốc lần thứ 8

Quản lý tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Mức xử phạt hành vi vi phạm trách nhiệm tái chế sản phẩm như thế nào?

Đồng Nai: Phát hiện cơ sở đốt trái phép hàng chục tấn chất thải nguy hại

Sớm xử lý tro bay phát sinh ở Nhà máy đốt rác phát điện Cần Thơ

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai công tác năm 2023

BASF Việt Nam giúp học sinh tìm hiểu về môi trường với hai thí nghiệm online mới

Hoa Kỳ công bố hợp đồng trị giá 29 triệu USD để xử lý dioxin tại Sân bay Biên Hòa

Xây dựng thị trường các bon rừng ở Việt Nam: Vẫn thiếu khung pháp lý

Nâng cao năng lực giảm phát thải nhà kính ngành xi măng trước quy định CBAM của châu Âu vào năm 2023
