Thiết kế sinh thái thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững

Để triển khai kinh tế tuần hoàn thành công, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững, thiết kế sinh thái là công cụ góp phần tạo ra các sản phẩm bền vững.
Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững qua thiết kế sinh thái Thiết kế sinh thái: Thiếu cơ chế khuyến khích Xuất khẩu dệt may có khả năng chịu tác động sau quy định mới của EU

16% doanh nghiệp biết đến thuật ngữ "Thiết kế sinh thái"

Thiết kế sinh thái (TKST) là cách tiếp cận chủ động trong quá trình phát triển các sản phẩm hoặc dịch vụ theo hướng giảm thiểu tác động môi trường trong suốt vòng đời (từ giai đoạn lựa chọn nguyên vật liệu đến thải bỏ), tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có tác động môi trường thấp nhất có thể.

Ông Lại Văn Mạnh - Trưởng ban Kinh tế -Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường - đánh giá: Thiết kế sản phẩm phù hợp có thể giúp giảm 80% tác động môi trường trong suốt vòng đời sản phẩm.

Thiết kế sinh thái thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững
Thiết kế sản phẩm phù hợp có thể giúp giảm 80% tác động môi trường trong suốt vòng đời sản phẩm

Hiện, Việt Nam đã có hệ thống chính sách để can thiệp các khâu từ sản xuất (cải tiến quy trình để giảm tác động môi trường), tiêu dùng (khuyến khích thay đổi hành vi), thải bỏ (quản lý chất thải). Định hướng chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế sang tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn (KTTH) cũng đã được khẳng định trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030…

Tuy nhiên, TKST tại Việt Nam hiện chưa có các quy định, mô hình cụ thể. Tính đến hiện tại, chỉ có quy định về TKST mang tính định hướng được nêu trong Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030 về xây dựng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật về sản xuất bền vững, thiết kế bền vững, TKST, thiết kế để tái chế, tái sử dụng cho các ngành sản xuất…

Hiện, mới có tiêu chuẩn Việt Nam ISO 14006:2013 (Hệ thống quản lý môi trường. Hướng dẫn để hợp nhất TKST) do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này mới dừng ở mức quy định cho hệ thống quản lý môi trường tại các doanh nghiệp nhằm thực hiện TKST, chưa phải các tiêu chuẩn về phương pháp thực hiện và đánh giá TKST của sản phẩm.

Do đó, các doanh nghiệp thực hiện kinh tế tuần hoàn đều đang phải tự “dò đường đi” trong lộ trình thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Ông Hoàng Thành Vĩnh - UNDP Việt Nam cho biết: Theo kết quả khảo sát của UNDP Việt Nam thực hiện TKST tại 180 doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực dệt may, bao bì, nhựa, thực phẩm và đồ uống cho thấy, có rất ít đơn vị quan tâm đến khía cạnh phát triển sản phẩm bền vững. Trong số các doanh nghiệp phản hồi, chỉ 16% doanh nghiệp biết đến thuật ngữ “TKST”.

Liên quan đến giai đoạn thiết kế sản phẩm, 29% chỉ thực hiện gia công sản phẩm (chủ yếu thuộc nhóm ngành dệt may và bao bì), 71% có thực hiện thiết kế sản phẩm. Trong số các doanh nghiệp thực hiện thiết kế, 50% doanh nghiệp có xem xét đến các yếu tố bền vững, môi trường như sử dụng vật liệu tái chế, vật liệu có nguồn gốc tự nhiên, hữu cơ, giảm số lớp hoặc trọng lượng bao bì. Điều này cho thấy, nhận thức và nhu cầu để hướng đến thiết kế theo hướng bền vững hơn, thân thiện hơn đang ngày càng gia tăng.

3 nhóm giải pháp cho thúc đẩy thiết kế sinh thái

Theo ông Hoàng Thành Vĩnh, dựa trên kinh nghiệm quốc tế và hiện trạng tại Việt Nam, chúng tôi đã đưa ra 3 nhóm hoạt động cần triển khai trước mắt và trong trung hạn để thúc đẩy thiết kế sinh thái.

Trước hết, cần tăng cường nhận thức và nâng cao năng lực cho doanh nghiệp và các bên liên quan. Hiện, TKST thài có khá mới ở Việt Nam do vậy nhận thức về vấn đề nàu chưa đầy đủ và đồng bộ giữa các cấp, các ngành sẽ tạo ra những khác biệt trong hành động giữa các cơ quan nhà nước trong xây dựng chính sách, cũng như khoảng cách giữa mục tiêu chính sách và những thay đổi trên thực tế của cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Thiết kế sinh thái thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững
Thiết kế sản phẩm phù hợp sẽ mang lại lợi ích lâu dài về xã hội, môi trường và kinh tế. Ảnh: M.H

Đối với cơ quan nhà nước và doanh nghiệp, cần làm rõ những lợi ích lâu dài cả về môi trường và kinh tế trong việc thực hiện KTTH, TKST. Thúc đẩy tư duy về toàn bộ vòng đời sản phẩm để doanh nghiệp nhìn nhận toàn diện hơn về tác động môi trường của sản phẩm, từ đó, nhận diện nhiều cơ hội để lựa chọn các giải pháp can thiệp.

Đối với người tiêu dùng, cần thúc đẩy truyền thông nhấn mạnh vai trò của người tiêu dùng hướng tới các sản phẩm xanh và thân thiện với môi trường. Khuyến khích hành vi tiêu dùng theo các nguyên tắc của TKST (sử dụng sản phẩm có vòng đời dài hơn, tận dụng, tái chế các sản phẩm cũ, thải bỏ sản phẩm một cách có trách nhiệm…). Hướng dẫn người tiêu dùng tìm hiểu thông tin sản phẩm để đưa ra lựa chọn phù hợp với mục tiêu đặt ra.

Tiếp theo, cần xây dựng và hoàn thiện chính sách về thiết kế sinh thái. Việc xây dựng và ban hành qui định về TKST cần có lộ trình cụ thể để áp dụng cho từng nhóm sản phẩm, nên tập trung vào các nhóm sản phẩm trọng điểm. Tại Việt Nam, một số lĩnh vực nên ưu tiên thực hiện TKST bao gồm bao bì, thực phẩm và đồ uống, dệt may, đồ gia dụng, công trình xây dựng, điện tử.

Lộ trình áp dụng TKST bắt đầu từ các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn cần dẫn đầu thực hiện TKST giúp định hướng thị trường, dẫn dắt các chuỗi cung ứng và tạo lực đẩy cho sự thay đổi.

Bên cạnh các tiêu chí bắt buộc do Chính phủ quy định, cần xem xét vận hành một cơ chế thị trường để các tổ chức thu gom, tái chế và các nhà sản xuất có thể tự tổ chức TKST.

Ngoài các quy định về TKST, cần thúc đẩy và hoàn thiện các quy định về “Mua sắm công xanh”, trong đó, lồng ghép các tiêu chí đánh giá sản phẩm TKST, tiêu chí môi trường. Điều này sẽ tạo động lực để các doanh nghiệp áp dụng TKST, tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm bền vững hơn.

Cuối cùng, thúc đẩy áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, trong đó áp dụng TKST và xây dựng cơ sở dữ liệu. Theo đó, các mô hình thí điểm về KTTH, áp dụng các TKST là cơ hội để thử nghiệm và đánh giá tính khả thi của các giải pháp TKST và các tác động của TKST đến môi trường và xã hội. Đây là bước tiền đề cho quá trình triển khai, phổ biến các giải pháp về TKST và đưa ra các khuyến nghị chính sách để nhân rộng.

Việc thúc đẩy áp dụng các mô hình KTTH, trong đó đưa ra các giải pháp can thiệp từ giai đoạn thiết kế, hướng đến TKST là hết sức cần thiết”- ông Vĩnh khẳng định.

Bên cạnh đó, cần có một cơ sở dữ liệu về thực hiện KTTH, TKST, định kỳ cập nhật để chia sẻ thông tin, dữ liệu, công cụ hỗ trợ đo lường, đánh giá việc thực hiện.

Việt Nam đang trong xu thế chung về phát triển bền vững của thế giới, dù việc thể chế hóa định hướng phát triển KTTH muộn hơn so với các quốc gia phát triển. Việc ban hành các quy định về TKST cũng cần được triển khai theo các giai đoạn bảo đảm phù hợp với khả năng thích ứng của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các chính sách bổ trợ sẽ đóng vai trò không thể thiếu đối với sự thành công của thực hiện TKST tại Việt Nam, như ban hành chính sách về “Mua sắm công xanh” hay cải tiến chương trình “Nhãn sinh thái”.

Để thúc đẩy TKST, các giải pháp cần đồng bộ. Ngoài chính sách và quy định, việc nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho các bên liên quan, đặc biệt là khối doanh nghiệp và việc xây dựng cơ sở dữ liệu, các mô hình tuần hoàn cần được ưu tiên triển khai trong giai đoạn 2-3 năm tới”- ông Vĩnh khuyến nghị.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thiết kế sinh thái

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Nội phê duyệt hầm chui gần 3.000 tỷ đồng

Hà Nội phê duyệt hầm chui gần 3.000 tỷ đồng

Hà Nội quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án hầm chui gần 3.000 tỷ đồng nối Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng, mở rộng kết nối giao thông khu vực.
Cây gạo 200 năm tuổi bung nở trên quê hương Nguyễn Du

Cây gạo 200 năm tuổi bung nở trên quê hương Nguyễn Du

Cây gạo hơn 200 năm tuổi trên quê hương Đại thi hào Nguyễn Du (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) bung nở đỏ rực, tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp.
Xe tải bán hàng tràn lan, chiếm lòng đường Hà Nội

Xe tải bán hàng tràn lan, chiếm lòng đường Hà Nội

Xe tải bán hàng rong nở rộ, ngang nhiên chiếm dụng lòng đường, vỉa hè, gây cản trở giao thông, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn và mất trật tự đô thị.
Dịch sởi trở lại: Đã có người lớn tử vong

Dịch sởi trở lại: Đã có người lớn tử vong

Việt Nam ghi nhận ca tử vong sởi người lớn đầu tiên trong năm nay. Bệnh nhân tử vong mắc sởi trên nền bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và đái tháo đường.
Tác chiến trong thời bình: Bản lĩnh Bộ đội Cụ Hồ cứu hộ động đất ở Myanmar

Tác chiến trong thời bình: Bản lĩnh Bộ đội Cụ Hồ cứu hộ động đất ở Myanmar

Đại tá Nguyễn Duy Minh - Phó trưởng đoàn công tác tại Myanmar đã có những chia sẻ đầy xúc động với Báo Công Thương về chuyến cứu hộ, cứu nạn động đất ở Myanmar.

Tin cùng chuyên mục

Từ xin lỗi đến... lao lý: Hành trình ngược của những quảng cáo dối lừa

Từ xin lỗi đến... lao lý: Hành trình ngược của những quảng cáo dối lừa

Thời gian qua, nhiều người bị điểm danh vì vi phạm quảng cáo, từ giảm cân “thần tốc” đến chữa bệnh “diệu kỳ”, hậu quả là lời xin lỗi và thậm chí bị khởi tố.
Vì sao Thanh Hóa, Nghệ An không trong diện sáp nhập?

Vì sao Thanh Hóa, Nghệ An không trong diện sáp nhập?

Ngày 10/4, Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ đã lý giải lý do các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An không trong diện sắp xếp đơn vị hành chính.
Đại hội Chi bộ Nhà xuất bản Công Thương nhiệm kỳ 2025-2030

Đại hội Chi bộ Nhà xuất bản Công Thương nhiệm kỳ 2025-2030

Sáng ngày 10/4/2025, Nhà xuất bản Công Thương tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025 – 2030.
Bắt đầu cấp tài khoản đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Bắt đầu cấp tài khoản đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Từ hôm nay (10/4), các trường bắt đầu cấp tài khoản đăng ký thi tốt nghiệp THPT cho học sinh lớp 12. Tuần tới, thí sinh sẽ đăng ký thử trên hệ thống.
Nhiễm khuẩn bệnh viện có thể khiến gần 3,5 triệu người tử vong

Nhiễm khuẩn bệnh viện có thể khiến gần 3,5 triệu người tử vong

Dự báo đến năm 2050, gần 3,5 triệu người có thể tử vong mỗi năm do nhiễm khuẩn bệnh viện, gấp 4,4 lần so với HIV/AIDS và các bệnh lây truyền...
Tham gia thị trường carbon: Doanh nghiệp mong muốn gì?

Tham gia thị trường carbon: Doanh nghiệp mong muốn gì?

Nhiều doanh nghiệp khẳng định, thị trường carbon tại Việt Nam tuy mới nhưng có tiềm năng rất lớn, để khai thác được cần phải có khung pháp lý hoàn chỉnh.
Đề xuất quy định mới về sổ bảo hiểm xã hội điện tử

Đề xuất quy định mới về sổ bảo hiểm xã hội điện tử

Bộ Nội vụ đề xuất sổ bảo hiểm xã hội điện tử sẽ được liên kết với tài khoản định danh điện tử (VNeD) mức độ 2 và có giá trị pháp lý như bản giấy.
Đề xuất thành lập Ủy ban điều tra cán bộ, công chức

Đề xuất thành lập Ủy ban điều tra cán bộ, công chức

Tại dự thảo Luật Cán bộ, Công chức (sửa đổi), Bộ Nội vụ đề xuất Việt Nam cần nghiên cứu cơ chế thành lập Ủy ban điều tra cán bộ, công chức.
Bàn giải pháp phát triển thị trường carbon Việt Nam

Bàn giải pháp phát triển thị trường carbon Việt Nam

Tại Diễn đàn thị trường carbon Việt Nam tổ chức sáng 10/4, các chuyên gia công bố nhiều thông tin và bàn giải pháp nhằm phát triển thị trường quan trọng này.
Thời tiết hôm nay 10/4: Mưa đá tại Tây Bắc Bộ

Thời tiết hôm nay 10/4: Mưa đá tại Tây Bắc Bộ

Thời tiết hôm nay 10/4, Tây Bắc Bộ chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Thời tiết biển hôm nay 10/4/2025: Vịnh Bắc Bộ sương mù nhẹ

Thời tiết biển hôm nay 10/4/2025: Vịnh Bắc Bộ sương mù nhẹ

Dự báo thời tiết biển hôm nay 10/4/2025, trường gió trên hầu khắp các vùng biển có cường độ yếu, Vịnh Bắc Bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác.
Hai Bộ trưởng ở bên ông Trump khi viết bài đặc biệt nhất

Hai Bộ trưởng ở bên ông Trump khi viết bài đặc biệt nhất

Hai Bộ trưởng Tài chính và Thương mại Hoa Kỳ đã ở bên ông Trump khi ông viết tuyên bố thương mại đặc biệt, gây chấn động thị trường toàn cầu.
Tổng thống Mỹ hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày với Việt Nam và 74 nước

Tổng thống Mỹ hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày với Việt Nam và 74 nước

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố tạm dừng áp thuế trong 90 ngày và áp mức thuế 10% với hơn 75 quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Khi ngôn ngữ thành hung khí tấn công người giữ kỷ cương

Khi ngôn ngữ thành hung khí tấn công người giữ kỷ cương

Không phải gậy gộc hay đá ném, mà chính livestream, từ ngữ độc địa, đang trở thành thứ hung khí nguy hiểm nhất giáng vào danh dự lực lượng thực thi công vụ.
Bộ Xây dựng: 5 chủ đầu tư chậm giải ngân khoảng 3.360 tỷ đồng

Bộ Xây dựng: 5 chủ đầu tư chậm giải ngân khoảng 3.360 tỷ đồng

Hết tháng 3/2025, Bộ Xây dựng giải ngân đạt tỷ lệ 9,98% - cao hơn bình quân cả nước, tuy nhiên có 5 chủ đầu tư chậm giải ngân khoảng 3.360 tỷ đồng.
Hai quyết sách

Hai quyết sách 'nức lòng dân' của Tổng Bí thư Tô Lâm

Chỉ trong thời gian ngắn, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đưa ra hai quyết sách khiến người dân vui mừng, đó là miễn học phí, sắp tới là miễn viện phí.
Hoa hậu quảng cáo sai sự thật, truy trách nhiệm sàn thương mại điện tử

Hoa hậu quảng cáo sai sự thật, truy trách nhiệm sàn thương mại điện tử

Vụ việc liên quan đến hoa hậu bán hàng qua thương mại điện tử cho thấy khoảng trống pháp luật, khi các nền tảng số chưa kiểm soát trách nhiệm người nổi tiếng.
Nhân rộng đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Nhân rộng đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao mang lại những lợi ích rõ rệt cả về kinh tế lẫn môi trường và sẽ được nhân rộng sau 1 năm triển khai thực hiện thí điểm.
Làng nghề trăm tuổi

Làng nghề trăm tuổi 'chuyển mình': Giữ hồn xưa, tìm hướng xuất khẩu

Để tìm hướng đi mới cho nghề đan đó, nghệ nhân làng nghề đan đó Thủ Sỹ đã chuyển dịch làm du lịch nông thôn, đồng thời đang tìm hướng xuất khẩu cho sản phẩm.
Vi mạch - bán dẫn: Ngành

Vi mạch - bán dẫn: Ngành 'hot', học phí cũng… 'nóng'!

Không chỉ là ngành học đang rất "hot" trong mùa tuyển sinh 2025, mức học phí của ngành vi mạch - bán dẫn cũng "nóng" không kém.
Mobile VerionPhiên bản di động