Hỗ trợ doanh nghiệp sớm đăng ký mã số xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc Thị trường Trung Quốc vẫn “bấp bênh” cả đầu xuất và nhập |
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho biết, trị giá nhập khẩu chủng loại hàng rau quả chế biến (mã HS 20) trong tháng 4/2022 đạt 121 triệu USD, tăng 11,2% so với tháng 4/2021. Trong 4 tháng đầu năm 2022, trị giá nhập khẩu hàng rau quả chế biến của Trung Quốc đạt 434,7 triệu USD, giảm 2% so với cùng kỳ năm 2021.
Thị trường Trung Quốc tăng nhập khẩu rau quả chế biến từ Việt Nam |
Trong 4 tháng đầu năm 2022, thị trường Trung Quốc nhập khẩu hàng rau quả chế biến chủ yếu từ các thị trường: Hoa Kỳ, Brazil, Việt Nam và Thái Lan. Trị giá nhập khẩu từ 4 thị trường này chiếm 52% tổng trị giá nhập khẩu hàng rau quả chế biến của Trung Quốc.
Trong đó, Trung Quốc giảm mạnh nhập khẩu từ thị trường cung cấp lớn nhất là Hoa Kỳ và tăng mạnh nhập khẩu từ 3 thị trường còn lại. Tốc độ tăng trưởng cao nhất trong nhập khẩu hàng rau quả chế biến là từ Brazil, đạt 58,4 triệu USD, tăng 37,2% so với cùng kỳ năm 2021; Tiếp theo là Thái Lan đạt 43,4 triệu USD, tăng 18,2%; Việt Nam đạt 55,5 triệu USD, tăng 12,8%.
Mã HS 2008 là chủng loại hàng rau quả chế biến Trung Quốc nhập khẩu nhiều nhất trong 4 tháng đầu năm 2022, đạt 184 triệu USD, giảm 24% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 42,3% tổng trị giá nhập khẩu hàng rau quả chế biến. Hoa Kỳ và Việt Nam là 2 thị trường cung cấp lớn nhất chủng loại này cho Trung Quốc.
Tiếp theo là chủng loại mã HS 2009 chiếm 34,2% tổng trị giá nhập khẩu hàng rau quả chế biến của Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm 2022, đạt 148,5 triệu USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2021. Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu mã HS 2009 từ các thị trường như: Brazil đạt 45,6 triệu USD, tăng 63,6%; Thái Lan đạt 19,3 triệu USD, tăng 128,1%; Tây Ban Nha đạt 16,4 triệu USD, tăng 48,3%; Việt Nam đạt 16,2 triệu USD, tăng 115,3% so với cùng kỳ năm 2021.