Thị trường hàng hoá hôm nay 31/3: Giá dầu tăng gần 2% và đạt mức cao nhất hơn 2 tuần

Thị trường hàng hoá hôm nay 31/3, giá dầu thô WTI tăng 1,92% lên 74,37 USD/thùng, dầu Brent tăng 1,3% lên 78,6 USD/thùng, đạt mức cao nhất hơn 2 tuần.
Thị trường hàng hoá hôm nay 28/3: Giá dầu WTI tăng 5,13% lên 72,81 USD/thùng; Giá nông sản phục hồi Thị trường hàng hoá hôm nay 29/3: Giá dầu WTI tăng lên mức 73,2 USD/thùng; giá đậu tương tăng phiên thứ 3 Thị trường hàng hóa hôm nay 30/3: Giá dầu thô WTI giảm về 72,97 USD; Cà phê Arabica thấp nhất 2 tháng

Thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa hôm qua 30/03, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới lấy lại đà tăng sau phiên suy yếu nhẹ trước đó. Tuy nhiên, đà tăng khiêm tốn thể hiện qua mức tăng nhẹ 0,19% lên 2.281 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở đạt gần 3.900 tỷ đồng.

Thị trường hàng hoá hôm nay 31/3: Giá dầu tăng gần 2% và đạt mức cao nhất hơn 2 tuần

Giá dầu tăng trở lại trước lo ngại nguồn cung

Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 3 ngày 31/03, giá dầu tăng trở lại và đạt mức cao nhất hơn 2 tuần, trong bối cảnh những gián đoạn từ nguồn cung phía khu vực Iraq và kỳ vọng nhu cầu phục hồi tại Trung Quốc hỗ trợ cho giá. Giá dầu WTI kết phiên với mức tăng 1,92% lên 74,37 USD/thùng. Dầu Brent tăng 1,3% lên 78,6 USD/thùng.

Những sự bất đồng giữa Baghdad và khu vực bán tự trị Kurdistan tiếp diễn đã làm ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu dầu thô. Iraq đã buộc phải dừng xuất khẩu khoảng 450.000 thùng dầu thô mỗi ngày, tương đương 0,5% nguồn cung dầu toàn cầu, từ khu vực Kurdistan thông qua một đường ống chạy từ các mỏ dầu đến cảng Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, các nhà phân tích của Citigroup cho biết những thay đổi tại Iraq có thể sớm dẫn đến một giải pháp chính trị bền vững, ước tính rằng lưu lượng đường ống có thể tăng 200.000 thùng/ngày.

Những gián đoạn từ phía nguồn cung dầu từ Iraq đã bù đắp cho việc sản lượng dầu thô của Nga đã giảm khoảng 300.000 thùng/ngày trong 3 tuần đầu tiên của tháng 3, thấp hơn mức cắt giảm mục tiêu 500.000 thùng/ngày, yếu tố đã khiến giá suy yếu nhẹ trong phiên sáng. Theo tính toán của Reuters, tổng xuất khẩu các loại dầu thô từ Nga trong tháng 4 tại cảng Novorossiisk của Nga sẽ tăng 26% so với kế hoạch tháng 3.

Thị trường hàng hoá hôm nay 31/3: Giá dầu tăng gần 2% và đạt mức cao nhất hơn 2 tuần

Bên cạnh gián đoạn nguồn cung từ phía Iraq, yếu tố khác cũng hỗ trợ cho giá là kỳ vọng nhu cầu gia tăng tại quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới Trung Quốc. Nhà sản xuất dầu khí hàng đầu châu Á, PetroChina cho biết mức tiêu thụ nhiên liệu tinh chế của Trung Quốc trong năm nay có khả năng tăng 3% so với mức trước đại dịch COVID năm 2019. Dự đoán về việc nhu cầu nhiên liệu sẽ dần phục hồi trong nước, gã khổng lồ dầu khí này đã đặt mục tiêu tăng sản lượng lọc dầu thêm 1,3 triệu thùng/ngày trong năm nay, cao hơn 6,6% so với năm 2022.

Các nhà phân tích của FGE giá dầu có thể sẽ dao động quanh mức 75-85 USD/thùng trong những tháng tới với điều kiện tình hình trên thị trường tài chính ổn định.

Trong khi đó, theo Reuters, 5 đại biểu từ phía Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) cho rằng nhóm có thể sẽ tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu hiện có tại cuộc họp vào đầu tuần sau. Một đại biểu cho biết các hạn chế của người Kurd và việc giảm giá gần đây không đủ quan trọng để ảnh hưởng đến lộ trình chính sách chung của OPEC+ cho năm 2023.

Ở một diễn biến khác, giá khí tự nhiên giảm 3,66% xuống 2,1 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh trong ngày hôm qua. Sản lượng khí đốt trung bình ở 48 bang của Mỹ đã tăng lên 98,6 tỷ feet khối cho đến nay trong tháng 3, tăng từ mức 98,1 tỷ feet khối vào tháng Hai. Trong khi đó, thời tiết được dự báo tiếp tục ấm hơn cho đến giữa tháng 4 làm giảm nhu cầu sưởi ấm của các hộ gia đình. Dự báo từ Reuters cho biết nhu cầu khí đốt tại Mỹ sẽ giảm từ 110,6 tỷ xuống 103,5 tỷ feet khối vào tuần tới. Điều này đã gây áp lực tới giá khí.

Dầu WTI có thể bứt phá khỏi vùng 80 USD/thùng

Theo MXV, những gián đoạn trong ngắn hạn đối với nguồn cung đang hỗ trợ cho đà phục hồi của giá dầu, trong khi triển vọng nhu cầu tích cực tại quốc gia nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới là Trung Quốc sẽ là yếu tố hỗ trợ cho giá trong dài hạn. Dầu WTI hiện đang ở vùng giá rất quan trọng, việc bứt phá qua ngưỡng 75 USD/thùng có thể khiến cho giá dầu tiếp tục thiết lập các mức cao hơn ở vùng 80 USD/thùng. Tuy nhiên, rủi ro tăng trưởng kinh tế chậm tại khu vực châu Âu và Bắc Mỹ nhiều khả năng cũng sẽ khiến cho đà phục hồi của giá dầu diễn tiến chậm hơn, ít nhất là trong đầu quý II, trước khi bước vào nhịp tăng đáng kể vào nửa cuối năm.

Thị trường hàng hoá hôm nay 31/3: Giá dầu tăng gần 2% và đạt mức cao nhất hơn 2 tuần

Trên thị trường nội địa, tại kỳ điều hành giá gần nhất ngày 21/3, giá bán lẻ xăng dầu đã được liên bộ Công Thương - Tài chính công bố điều chỉnh giảm. Theo đó, giá xăng RON 95 giảm 780 đồng, xuống 23.038 đồng/lít; xăng E5 RON 92 giảm 784 đồng, xuống 22.020 đồng/lít. Tương tự, giá dầu diesel giảm 1.200 đồng, bán ra ở mức 19.302 đồng/lít; dầu hỏa giảm 1.253 đồng, xuống 19.462 đồng/lít; dầu mazut giảm 800 đồng, bán ra là 14.479 đồng/kg. Giới chuyên gia nhận định, dự báo tại kỳ điều hành tới đây, giá xăng trong nước có thể tăng nhẹ trong khi giá dầu diesel đi ngang. Tuy nhiên, mức thay đổi vẫn tùy thuộc vào giá dầu thế giới từ nay đến trước kỳ điều hành và việc chi dùng quỹ bình ổn giá (BOG).

Đồng USD suy yếu hỗ trợ giá kim loại quý

Sắc xanh áp đảo trên bảng giá kim loại với điểm sáng thuộc về nhóm kim loại quý. Giá bạc tăng 2,23% lên 23,99 USD/ounce, và giá bạch kim cũng tăng 2% lên 996,9 USD/ounce.

Sự suy yếu của đồng USD vẫn là yếu tố chính hỗ trợ cho giá của các mặt hàng kim loại quý. Chỉ số Dollar Index đã giảm về 102,14 điểm, mức đóng của thấp nhất kể từ đầu tháng 2 tới nay. Bên cạnh đó, GDP quý IV của Mỹ được công bố hôm qua chỉ tăng 2,6%, thấp hơn so với cả tăng trưởng của quý III cũng như ước tính của các nhà phân tích trước đó. Thông tin này làm phản ánh những áp lực nhất định mà nền kinh tế phải gánh chịu khi mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã liên tục tăng lãi suất trong vòng một năm qua. Lo ngại tăng trưởng kinh tế kém và nguy cơ suy thoái đã khiến cho dòng tiền phân bổ vào thị trường kim loại quý.

Giá bạc hiện đang ở mức cao nhất trong gần hai tháng, còn giá bạch kim đang tìm cách khôi phục lại mức 1000 USD/ounce. Trong khi giá vàng luôn neo ở mức cao gần 2000 USD/ounce, dòng tiền hướng sang thị trường bạc, do định giá của kim loại này hiện đang hấp dẫn hơn. Bên cạnh vai trò trú ẩn, giá kim loại quý cũng tăng khi mà Ngân hàng Trung ương Mexico và Ngân hàng Trung ương Nam Phi, hai quốc gia sản xuất bạc và bạch kim lớn nhất thế giới đã tiến hành tăng lãi suất. Động thái này làm cho chi phí khai thác và sản xuất kim loại quý tăng lên cùng với tỷ giá của các đồng Peso (Mexico) và đồng Rand (Nam Phi) so với đồng USD.

Thị trường hàng hoá hôm nay 31/3: Giá dầu tăng gần 2% và đạt mức cao nhất hơn 2 tuần

Đối với nhóm kim loại cơ bản, xu hướng đi ngang vẫn duy trì, khi mà giá đồng đóng cửa gần như không đổi, chỉ nhích nhẹ 0,12% lên 4,09 USD/pound. Sự suy yếu của đồng bạc xanh không mang lại nhiều hỗ trợ đáng kể với giá đồng, bởi dòng tiền trên thị trường tài chính yếu cùng với triển vọng mờ mịt.

Mới đây, các công ty sản xuất đồng tại Peru, nhà xuất khẩu đồng lớn thứ hai thế giới, đang kỳ vọng tăng sản lượng trong năm 2023, do hoạt động khai thác và vận chuyển được phục hồi sau các cuộc biểu tình lớn vào đầu năm nay. Dữ liệu điện từ cơ quan điện lực tư nhân COS của Peru, cho thấy hoạt động tại các mỏ hàng đầu của Peru đã ổn định kể từ đầu tháng 3. Peru đã sản xuất khoảng 2,44 triệu tấn đồng vào năm ngoái, tăng 4,8% so với năm 2021 và rất gần với mức tối đa trước đại dịch Covid-19.

Sắc xanh tiếp tục duy trì trên thị trường quặng sắt, với mức giá đóng cửa tăng 2,02% lên 125,33 USD/tấn. Các nhà phân tích tại China International Capital Corporation và Viện Nghiên cứu dữ liệu Jiangsu Fushi của Trung Quốc mới đưa ra dự báo sản lượng quặng sắt của Trung Quốc có thể đạt khoảng 290 triệu tấn trong năm 2023, mức cao nhất trong 8 năm. Sản lượng được dự báo tăng mạnh trong bối cảnh nền kinh tế dần khôi phục sau khi nước này dỡ bỏ các biện pháp hạn chế COVID-19 và đặc biệt là khi hoạt động khai thác tại một số mỏ mới sắp đi vào hoạt động. Dù tăng, nhưng giá quặng sắt vẫn duy trì khoảng đi ngang từ 120 – 130 USD trong vòng hai tháng qua.

Sáng nay, chỉ số quản lý thu mua (PMI) sản xuất và phi sản xuất của Trung Quốc sẽ được công bố. Số liệu này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới giá của các mặt hàng kim loại cơ bản.

Lê Na
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giá thép hôm nay 29/5: Giá thép chạm ngưỡng thấp nhất 3 năm qua

Giá thép hôm nay 29/5: Giá thép chạm ngưỡng thấp nhất 3 năm qua

Giá thép hôm nay 29/5 ghi nhận giá thép trong nước lao dốc phiên thứ 7, giá thép tại Trung Quốc chạm ngưỡng thấp nhất 3 năm qua và dự báo tiếp tục ảm đạm.
Tỷ giá USD hôm nay 29/5: Đồng USD tiếp tục đà tăng; thị trường chờ đợi tin mới từ Fed và Nhà Trắng

Tỷ giá USD hôm nay 29/5: Đồng USD tiếp tục đà tăng; thị trường chờ đợi tin mới từ Fed và Nhà Trắng

Tỷ giá USD hôm nay 29/5, tỷ giá USD trên thế giới và trong nước tăng.
Giá cà phê hôm nay, ngày 29/5: Giá cà phê chấm dứt đà tăng kỉ lục?

Giá cà phê hôm nay, ngày 29/5: Giá cà phê chấm dứt đà tăng kỉ lục?

Giá cà phê hôm nay, ngày 29/5 ở thị trường trong nước dao động từ 60.500 – 61.100 đồng/kg, giá cà phê thế giới duy trì đi ngang so với tuần trước.
Giá tiêu hôm nay 29/5: Giữ mức giảm nhẹ, cao nhất tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Giá tiêu hôm nay 29/5: Giữ mức giảm nhẹ, cao nhất tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Giá tiêu hôm nay 29/5 ổn định. Đây cũng là giai đoạn giá tiêu duy trì mức giảm nhẹ trong 2 tuần qua. Lực mua yếu do trị giá đồng USD tăng cao.
Giá xăng dầu hôm nay 29/5: OPEC+ mâu thuẫn về điều chỉnh nguồn cung

Giá xăng dầu hôm nay 29/5: OPEC+ mâu thuẫn về điều chỉnh nguồn cung

Giá xăng dầu hôm nay 29/5, dầu thô tăng nhẹ trong bối cảnh thị trường thế giới mong chờ sự hồi phục với nhiều tin tức hỗ trợ, đặc biệt là nguồn cung từ OPEC+.

Tin cùng chuyên mục

Giá lúa gạo hôm nay 29/5: Xuất khẩu gạo ghi nhận điểm sáng, giá và lượng đều tăng cao

Giá lúa gạo hôm nay 29/5: Xuất khẩu gạo ghi nhận điểm sáng, giá và lượng đều tăng cao

Giá lúa gạo hôm nay 29/5 tại Đồng bằng sông Cửu Long giữ giá ổn định, riêng giá gạo xuất khẩu đạt mức tăng cao từ tháng 4 đến nay.
Giá vàng hôm nay 29/5: Vàng thế giới sẽ tiếp tục giảm?

Giá vàng hôm nay 29/5: Vàng thế giới sẽ tiếp tục giảm?

Giá vàng hôm nay 29/5, giá vàng trong nước ổn định, với giá vàng JSC hiện đang ở mức 67,05 triệu đồng/lượng (bán ra).
Giá vàng hôm nay 28/5: Vàng SJC hiện ở mức 67,05 triệu đồng

Giá vàng hôm nay 28/5: Vàng SJC hiện ở mức 67,05 triệu đồng

Giá vàng hôm nay 28/5, giá vàng trong nước tiếp tục giảm nhẹ, với giá vàng JSC hiện đang ở mức 67,05 triệu đồng/lượng (bán ra).
Tỷ giá USD hôm nay 28/5: Đồng USD tăng giá tuần thứ ba liên tiếp

Tỷ giá USD hôm nay 28/5: Đồng USD tăng giá tuần thứ ba liên tiếp

Tỷ giá USD hôm nay 28/5, tỷ giá USD trên thế giới và trong nước tăng. Đàm phán trần nợ công của Mỹ có triển vọng tích cực.
Giá thép hôm nay 28/5: Giá thép trong nước giảm sâu, bao giờ ngành thép hết khó?

Giá thép hôm nay 28/5: Giá thép trong nước giảm sâu, bao giờ ngành thép hết khó?

Giá thép hôm nay 28/5 ghi nhận giá thép trong nước giảm phiên thứ 7, giảm sâu nhất 510.000đ/tấn. Dự báo ngành thép vẫn khó qua cơn “bĩ cực”.
Giá lúa gạo hôm nay 28/5: Giá gạo xuất khẩu tăng

Giá lúa gạo hôm nay 28/5: Giá gạo xuất khẩu tăng

Giá lúa gạo hôm nay 28/5 tại Đồng bằng sông Cửu Long giữ giá ổn định, riêng giá gạo xuất khẩu tăng.
Giá xăng dầu hôm nay 28/5: Ghi nhận tuần tăng thứ hai

Giá xăng dầu hôm nay 28/5: Ghi nhận tuần tăng thứ hai

Giá xăng dầu hôm nay 28/5, thị trường thế giới ghi nhận tuần tăng thứ hai với mức tăng 1,6-1,7%.
Giá tiêu hôm nay 28/5: Giảm nhẹ tại Đông Nam bộ

Giá tiêu hôm nay 28/5: Giảm nhẹ tại Đông Nam bộ

Giá tiêu hôm nay 28/5 đi ngang tại khu vực Tây Nguyên và giảm nhẹ tại Đông Nam bộ.
Giá heo hơi hôm nay 28/5: Ghi nhận mức cao nhất 61.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 28/5: Ghi nhận mức cao nhất 61.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 28/5 đi ngang trên diện rộng và dao động trong khoảng 55.000 - 61.000 đồng/kg. Vậy, heo hơi tuần tới có tiếp đà tăng giá?
Giá heo hơi hôm nay 27/5: Giảm nhẹ 1.000 đồng/kg tại một vài địa phương

Giá heo hơi hôm nay 27/5: Giảm nhẹ 1.000 đồng/kg tại một vài địa phương

Giá heo hơi hôm nay 27/5 đi ngang tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên, giảm nhẹ 1.000 đồng/kg tại một vài địa phương khu vực miền Bắc và miền Nam.
Giá vàng hôm nay 27/5: Vàng SJC ảm đạm phiên cuối tuần, giảm còn 67,05 triệu đồng

Giá vàng hôm nay 27/5: Vàng SJC ảm đạm phiên cuối tuần, giảm còn 67,05 triệu đồng

Giá vàng hôm nay 27/5, giá vàng trong nước tiếp tục giảm nhẹ, với giá vàng JSC hiện đang ở mức 67,05 triệu đồng/lượng (bán ra).
Tỷ giá USD hôm nay 27/5: Đồng USD phủ sắc xanh trong những ngày qua

Tỷ giá USD hôm nay 27/5: Đồng USD phủ sắc xanh trong những ngày qua

Tỷ giá USD hôm nay 27/5, tỷ giá USD trên thế giới và trong nước tăng.
Thị trường hàng hoá hôm nay 27/5 và nhìn lại tuần qua: Giá dầu giảm phiên cuối tuần; Cà phê giảm giá

Thị trường hàng hoá hôm nay 27/5 và nhìn lại tuần qua: Giá dầu giảm phiên cuối tuần; Cà phê giảm giá

Thị trường hàng hoá hôm nay 27/5 và nhìn lại tuần qua, giá dầu đột ngột giảm phiên cuối tuần; Cà phê và kim loại cùng xu hướng giảm giá.
Giá tiêu hôm nay 27/5: Quay đầu tăng giá sau chuỗi ngày giảm

Giá tiêu hôm nay 27/5: Quay đầu tăng giá sau chuỗi ngày giảm

Giá tiêu hôm nay 27/5 lấy lại đà tăng giá nhẹ sau những chuỗi ngày giảm giá.
Giá thép hôm nay 27/5: Thép trong nước giảm tiếp phiên thứ 7

Giá thép hôm nay 27/5: Thép trong nước giảm tiếp phiên thứ 7

Giá thép hôm nay 27/5 ghi nhận thép trong nước giảm phiên thứ 7. Sau 7 đợt giảm giá liên tiếp, thép trong nước đang ở mức 14.360 - 15.500 đồng/kg.
Giá xăng dầu hôm nay 27/5: Dầu thô hồi phục nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 27/5: Dầu thô hồi phục nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 27/5, thị trường thế giới ghi nhận mức tăng nhẹ khi các tín hiệu từ cuộc họp tiếp theo của OPEC+ chưa rõ ràng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động