Thí điểm chính sách gỡ vướng về khoa học, công nghệ

Sáng 15/2, Chính phủ trình Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Thủ tướng chủ trì Hội nghị phát triển khoa học công nghệ Bộ Công Thương góp ý về Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Rà soát 'nút thắt' thể chế, phát triển khoa học - công nghệ

Tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động

Sáng 15/2/2025, tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, mục đích ban hành Nghị quyết Việc xây dựng Nghị quyết nhằm thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đề khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số thực sự trở thành động lực để hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Bên cạnh đó, các chính sách phải ưu đãi vượt trội để tháo gỡ, giúp những việc lớn chuyển động sẽ tác động đến các hoạt động khác thay đổi theo. Với tinh thần đổi mới sáng tạo, sẽ giúp Việt Nam thực hiện khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số thành công với hạ tầng số phát triển tiên tiến, công nghiệp công nghệ số Việt Nam phát triển, hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 8% trở lên năm 2025 và tăng trưởng hai con số trong các năm tiếp theo.

Bố cục dự thảo Nghị quyết gồm có 4 Chương và 19 Điều, bao gồm hai nội dung liên quan đến hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và hoạt động chuyển đổi số quốc gia.

Nêu cụ thể nội dung cơ bản của Nghị quyết, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho hay: Thứ nhất, về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, Nghị quyết quy định về cơ chế tự chủ của tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ (KH&CN) theo hướng giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức, cán bộ, tài chính, chuyên môn.

Quy định viên chức, viên chức quản lý làm việc tại tổ chức KH&CN công lập được tham gia thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp để thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Bổ sung quy định về miễn trừ trách nhiệm khi xảy ra rủi ro trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Đồng thời, quy định nguyên tắc về áp dụng khoán chi đối với nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước, bao gồm cả nội dung khoán chi đến sản phẩm cuối cùng; quy định nguyên tắc kinh phí nhà nước cấp cho nhiệm vụ KH&CN thông qua quỹ. Quy định các quỹ trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo được thành lập theo quy định của pháp luật KH&CN và từ nhiều nguồn khác nhau; về ưu đãi thuế cho hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; về phát triển công nghệ chiến lược; về tài sản hình thành từ nhiệm vụ KH&CN.

Thứ hai, nội dung về chuyển đổi số quốc gia, trong đó, đối với hoạt động chuyển đổi số quốc gia bao gồm: Nền tảng số dùng chung, chỉ định thầu cho các gói thầu.

Đối với hoạt động phát triển hạ tầng số, bao gồm: Hạ tầng 5G, cáp viễn thông kết nối quốc tế trên biển, thí điểm dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp.

Đối với hoạt động phát triển công nghiệp công nghệ số chiến lược (bán dẫn): Ngân sách trung ương hỗ trợ để xây dựng nhà máy chế tạo chip bán dẫn quy mô nhỏ.

Thứ ba, về tổ chức thực hiện, Nghị quyết quy định người đứng đầu cơ quan, đơn vị; cán bộ, công chức, viên chức tham gia xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách quy định tại Nghị quyết nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia được xem xét loại trừ, miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm nếu triển khai Nghị quyết xảy ra các hành vi, tác động tiêu cực, lợi ích nhóm, lãng phí.

Cần vượt trội, phát huy tác dụng ngay

Ông Lê Quang Huy, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH,CN&MT) nêu, Ủy ban KH,CN&MT tán thành với sự cần thiết, cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn để ban hành Nghị quyết.

Hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ
Hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ - Ảnh: Q.N

Ủy ban KH,CN&MT nhận thấy, việc ban hành các chính sách thí điểm cần dựa trên các quan điểm chủ yếu sau: Thể chế hóa những vấn đề cấp bách nêu trong Nghị quyết số 57-NQ/TW; đã chín, đã rõ, có tính khả thi, hạn chế văn bản hướng dẫn để thi hành được ngay; những chính sách chưa thực sự cấp bách, cần nghiên cứu đánh giá thêm, cần có hướng dẫn chi tiết, cụ thể thì sẽ được xem xét, đưa vào các dự thảo luật sẽ xem xét, sửa đổi trong năm 2025;

Đồng thời, cần vượt trội, phát huy tác dụng ngay, khơi thông mọi nguồn lực, có sức lan tỏa, góp phần kịp thời vào tăng trưởng kinh tế; có trọng tâm, trọng điểm; là vấn đề thực sự vướng mắc cần khẩn trương tháo gỡ; chưa có luật điều chỉnh hoặc cần quy định khác với luật hiện hành; đúng thẩm quyền của Quốc hội; thời gian thí điểm rõ ràng, cụ thể.

Về cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập (Điều 4), Ủy ban KH,CN&MT đề nghị làm rõ nội hàm của quy định “được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở mức độ cao nhất” để thống nhất cách hiểu. Có ý kiến cho rằng, quy định cơ chế tự chủ về tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền của Chính phủ, do đó, không cần quy định trong dự thảo Nghị quyết.

Về chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (Điều 6), đề nghị làm rõ cơ quan nào quyết định cho tổ chức, cá nhân được miễn trách nhiệm dân sự; cần quy định để xác định được tổ chức, cá nhân đã làm, đã nỗ lực hết sức, đã thực hiện đầy đủ quy trình, quy định nhưng vẫn xảy ra rủi ro.

Về cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước để triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ (Điều 7), đề nghị làm rõ quy định này thuộc thẩm quyền của Chính phủ hay của Quốc hội; sự khác nhau giữa quy định này với khoản 2 Điều 60, khoản 3 Điều 61 Luật KHCN. Có ý kiến đề nghị cho phép các tổ chức KH&CN thành lập quỹ KH&CN.

Về áp dụng khoán chi trong triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước (Điều 8), Ủy ban KH,CN&MT nhận thấy quy định này là phù hợp với tính chất của hoạt động KHCN. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, nội dung này thuộc thẩm quyền của Chính phủ; đề nghị đánh giá kỹ vướng mắc trong thực hiện khoán chi đối với nhiệm vụ KHCN thời gian qua.

Về quyền quản lý, sử dụng, sở hữu tài sản trang bị để triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước và quyền, quản lý, sử dụng, sở hữu đối với kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước (Điều 9), có ý kiến đề nghị rút ngắn thời gian 5 năm vì quá dài để thu hồi ngân sách nhà nước khi không tổ chức triển khai ứng dụng kết quả nhiệm vụ KHCN, có thể gây lãng phí, nhất là bối cảnh công nghệ thay đổi nhanh chóng.

Về đầu tư, thuê, mua sắm, đấu thầu phục vụ hoạt động chuyển đổi số (Điều 13), Ủy ban KH,CN&MT đề nghị nghiên cứu giới hạn các dự án, gói thầu cụ thể được áp dụng chỉ định thầu; làm rõ cơ sở quy định thời gian thí điểm về đầu tư, thuê, mua sắm, đấu thầu phục vụ hoạt động chuyển đổi số chỉ áp dụng giai đoạn 2025-2026.

Về hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp tham gia phát triển nhanh hạ tầng mạng 5G (Điều 14), đề nghị có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn hỗ trợ; làm rõ căn cứ quy định mức hỗ trợ; cân nhắc quy định này vì doanh nghiệp có thể tự đầu tư, có thể sử dụng Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích hỗ trợ các doanh nghiệp này.

Về chính sách hỗ trợ dự án công nghiệp công nghệ số chiến lược có tính chất đặc biệt (Điều 17), Ủy ban KH,CN&MT đề nghị cân nhắc vì chính sách này hiện đang được quy định ở dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, để phát huy hiệu quả thì cần có thời gian đủ dài; làm rõ căn cứ xác định mức hỗ trợ tối đa; không quy định tên Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội trong Nghị quyết; bổ sung quy định đầu tư từ ngân sách trung ương để xây dựng các phòng thí nghiệm bán dẫn dùng chung.

Phạm vi điều chỉnh Nghị quyết trên quy định về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ chỉ tiêu tài chính từ ngân sách nhà nước, hoạt động của tổ chức và nhân lực trong tổ chức KH&CN công lập, thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu và hoạt động KH&CN trong doanh nghiệp, công nghệ chiến lược; cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư, đấu thầu, tài chính và thử nghiệm có kiểm soát cho chuyển đổi số quốc gia, phát triển hạ tầng số, công nghiệp công nghệ số chiến lược để tháo gỡ vướng mắc tạo cơ chế, chính sách vượt trội trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng mong muốn Hungary hỗ trợ đào tạo nhân lực điện hạt nhân

Thủ tướng mong muốn Hungary hỗ trợ đào tạo nhân lực điện hạt nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh mong muốn Hungary hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực vận hành nhà máy điện hạt nhân.
Kiện toàn công tác kiểm tra, giám sát tại Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể

Kiện toàn công tác kiểm tra, giám sát tại Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể

Chiều 19/3, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương đã tổ chức Hội nghị lần thứ nhất nhiệm kỳ 2020-2025.
Việt Nam - Hungary: Tận dụng tốt hơn EVFTA, tạo thuận lợi cho nông, thủy sản

Việt Nam - Hungary: Tận dụng tốt hơn EVFTA, tạo thuận lợi cho nông, thủy sản

Lãnh đạo hai nước Việt Nam - Hungary thống nhất phối hợp chặt chẽ, tận dụng tối đa cơ hội từ Hiệp định EVFTA, tạo thuận lợi cho hàng nông, thủy sản của hai bên.
Triển khai Chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025

Triển khai Chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025

Ngày 19/3/2025, tại Trụ sở Trung ương Đảng diễn ra Hội nghị triển khai Chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025.
Trí tuệ nhân tạo: Trợ thủ đắc lực giúp Quốc hội đưa ra quyết sách

Trí tuệ nhân tạo: Trợ thủ đắc lực giúp Quốc hội đưa ra quyết sách

Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ trở thành trợ thủ đắc lực giúp Quốc hội xem xét, đưa ra những quyết sách chính xác hơn.

Tin cùng chuyên mục

Hoa Kỳ nằm trong top 10 nước doanh nghiệp Việt Nam đầu tư lớn nhất

Hoa Kỳ nằm trong top 10 nước doanh nghiệp Việt Nam đầu tư lớn nhất

Nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam đánh giá thị trường Hoa Kỳ là điểm đến đầu tư hấp dẫn, quan trọng và đã mở rộng hoạt động tại thị trường này.
Rà soát một số nội dung của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Rà soát một số nội dung của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Dự án Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả do Bộ Công Thương xây dựng, Thủ tướng đề nghị rà soát để phạm vi, đối tượng điều chỉnh rộng hơn.
Vĩnh Phúc: Cần nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ trước khi sáp nhập

Vĩnh Phúc: Cần nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ trước khi sáp nhập

Sáng 19/3, tại buổi làm việc, Trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương Trần Lưu Quang yêu cầu Vĩnh Phúc nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ trước khi sáp nhập tỉnh.
Chính phủ họp sửa Luật Năng lượng nguyên tử và một số luật quan trọng

Chính phủ họp sửa Luật Năng lượng nguyên tử và một số luật quan trọng

Chính phủ đang thảo luận sửa đổi Luật Năng lượng nguyên tử, mở đường cho phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam và một số luật quan trọng khác.
Chính phủ họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3/2025

Chính phủ họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3/2025

Sáng 19/3, tại Hà Nội, Chính phủ đã họp Phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2025.
Doanh nghiệp Hoa Kỳ muốn đầu tư vào ngành năng lượng, bán dẫn, logistics tại Việt Nam

Doanh nghiệp Hoa Kỳ muốn đầu tư vào ngành năng lượng, bán dẫn, logistics tại Việt Nam

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ bày tỏ mong muốn, sẵn sàng đầu tư, mở rộng đầu tư tại Việt Nam trong ngành năng lượng, công nghiệp bán dẫn, chuyển đổi số, logistics...
Thanh Hóa có bao nhiêu xã trước khi bỏ cấp huyện, nhập cấp xã?

Thanh Hóa có bao nhiêu xã trước khi bỏ cấp huyện, nhập cấp xã?

Trước khi tinh gọn bộ máy hành chính bỏ cấp huyện, nhập cấp xã, tỉnh Thanh Hóa có hệ thống đơn vị hành chính xã, phường khá lớn.
Tổng Bí thư đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Tổng Bí thư đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Tổng Bí thư đề nghị các doanh nghiệp Hoa Kỳ tăng cường và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, đặc biệt là các lĩnh vực mà Hoa Kỳ có thế mạnh.
Nhiều doanh nghiệp bang California (Hoa Kỳ) quan tâm phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp bang California (Hoa Kỳ) quan tâm phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Ngày càng nhiều doanh nghiệp bang California (Hoa Kỳ) quan tâm và mong muốn hợp tác kinh doanh cùng Việt Nam, nhất là ở lĩnh vực phát triển năng lượng tái tạo.
Từ 100 USD tới đòn bẩy con rồng kinh tế

Từ 100 USD tới đòn bẩy con rồng kinh tế

Những thông điệp, chỉ đạo mạnh mẽ của Tổng Bí thư Tô Lâm đối với kinh tế tư nhân sẽ tạo thêm đòn bẩy thần kỳ, giúp đất nước trở thành con rồng, con hổ kinh tế.
Sau tinh gọn bộ máy, cần nghiên cứu nghị quyết đặc thù để Tuyên Quang bứt phá

Sau tinh gọn bộ máy, cần nghiên cứu nghị quyết đặc thù để Tuyên Quang bứt phá

Theo Chủ tịch Quốc hội, tới đây sau khi tiến hành sắp xếp ổn định, cần phải nghiên cứu nghị quyết đặc thù cho Tuyên Quang để địa phương phát triển đi lên.
Bộ Chính trị thông báo kết quả kiểm tra Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình

Bộ Chính trị thông báo kết quả kiểm tra Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình

Sáng 18/3, Đoàn kiểm tra số 1920 của Bộ Chính trị đã chủ trì Hội nghị thông báo kết quả kiểm tra đối với Ban thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình.
Thủ tướng: Mới có 30% doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số

Thủ tướng: Mới có 30% doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ, một trong những hạn chế hiện nay là mới có 30% doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số vào sản xuất kinh doanh.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kiến nghị giải pháp đảm bảo nguồn điện bền vững

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kiến nghị giải pháp đảm bảo nguồn điện bền vững

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất phát triển năng lượng tái tạo, hoàn thiện hạ tầng truyền tải, đảm bảo điện ổn định cho trung tâm dữ liệu.
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: 31 tỉnh chưa đồng bộ hoàn toàn dữ liệu đất đai

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: 31 tỉnh chưa đồng bộ hoàn toàn dữ liệu đất đai

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết, có 31/63 tỉnh, thành dù đã vận hành hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai nhưng chưa đảm bảo đồng bộ hoàn toàn.
Bộ Nội vụ thông tin mới nhất về tinh gọn bộ máy

Bộ Nội vụ thông tin mới nhất về tinh gọn bộ máy

Bộ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh, tinh gọn bộ máy hành chính, giảm đầu mối giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tạo nền tảng phát triển bền vững.
Bộ Công an thí điểm sàn giao dịch dữ liệu quốc gia

Bộ Công an thí điểm sàn giao dịch dữ liệu quốc gia

Bộ Công an sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, triển khai một số công nghệ, sản phẩm dữ liệu cốt lõi như sàn giao dịch dữ liệu quốc gia.
Thủ tướng: Không để

Thủ tướng: Không để 'rừng thủ tục' cản trở người dân, doanh nghiệp

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính, cắt giảm thủ tục rườm rà, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Thủ tướng chỉ đạo thanh tra các lĩnh vực gây thất thoát, lãng phí lớn

Thủ tướng chỉ đạo thanh tra các lĩnh vực gây thất thoát, lãng phí lớn

Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo tăng cường thanh tra, xử lý nghiêm các sai phạm để chống lãng phí, đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính, tài sản công.
Chính phủ họp phiên thứ nhất Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

Chính phủ họp phiên thứ nhất Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

Sáng 18/3, tại trụ sở Chính phủ đã diễn ra Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, Đề án 06.
Mobile VerionPhiên bản di động