Bộ Công Thương góp ý về Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

Bộ Công Thương vừa có ý kiến góp ý về hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, gửi Bộ Khoa học và Công nghệ.
Tạo xung lực, khí thế mới cho phát triển khoa học, công nghệ Bộ Công Thương ban hành kế hoạch hành động thực hiện đột phá phát triển khoa học, công nghệ Bộ Công Thương lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện - hệ thống lưới điện

Thể chế hoá các chủ trương về phát triển khoa học, công nghệ

Trả lời đề nghị của Bộ Khoa học và Công nghệ tại văn bản số 5111/BKHCN-PC ngày 19/12/2024 về việc góp ý hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, sau khi nghiên cứu dự thảo và các tài liệu kèm theo, Bộ Công Thương có ý kiến như sau: Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo đã hướng tới thể chế hoá các chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013.

khoa học công nghệ
Hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ - Ảnh minh họa

Đồng thời, đưa vào những nội dung mới phù hợp với xu hướng phát triển của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên thế giới cũng như yêu cầu thực tiễn tại Việt Nam. Bộ Công Thương cơ bản nhất trí với phần lớn các quy định trong dự thảo.

Để đảm bảo tính khả thi sau khi Luật được ban hành, Bộ Công Thương đề nghị đơn vị chủ trì soạn thảo tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện, bổ sung những nội dung cụ thể như sau: Đề nghị nhanh chóng nghiên cứu và bổ sung các quy định nhằm thể chế hoá các chủ trương, định hướng, mục tiêu và nhiệm vụ được nêu tại Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Nêu cụ thể những nội dung đề nghị sửa đổi bổ sung tại dự thảo Luật, Bộ Công Thương cho hay, về giải thích từ ngữ tại Điều 3, đề nghị tiếp tục nghiên cứu, xem lại các thuật ngữ trong Luật để đảm bảo rõ nghĩa và có khả năng phân định một cách tường minh trong thực tiễn triển khai các quy định có liên quan: nghiên cứu ứng dụng, phát triển công nghệ, triển khai thực nghiệm.

Đồng thời, đề nghị chỉnh sửa Khoản 4, Điều 3 từ “4. Nghiên cứu cơ bản là công việc thực nghiệm hoặc lý thuyết được thực hiện chủ yếu để có được tri thức mới về bản chất của các hiện tượng và các sự kiện có thể quan sát được, mà không định trước phải có ngay ứng dụng hay lợi ích cụ thể” thành “4. Nghiên cứu cơ bản là công việc thực nghiệm hoặc lý thuyết được thực hiện chủ yếu để có được tri thức mới về bản chất của các hiện tượng và các sự kiện, mà không định trước phải có ngay ứng dụng hay lợi ích cụ thể”.

Đề nghị xem xét xem lại 2 thuật ngữ “sản xuất thực nghiệm” và “đổi mới sáng tạo”. Theo dự thảo hiện tại, có sự trùng lặp về bản chất giữa hai loại hoạt động này; thuật ngữ “nghiên cứu và phát triển” cần được bổ sung và làm rõ nghĩa làm cơ sở cho các khái niệm có liên quan như “tổ chức khoa học và công nghệ và tổ chức thực hiện chức năng nghiên cứu và phát triển".

Đề nghị xem lại quy định tại khoản 13, trong đó, việc sử dụng 2 đối tượng (gồm trường đại học và viện nghiên cứu) không đại diện cho toàn bộ các chủ thể nghiên cứu theo quy định của Luật này.

Ngoài ra, đề nghị có bổ sung định nghĩa cho thuật ngữ “tổ chức thúc đẩy đổi mới sáng tạo” để đảm bảo rõ nghĩa cho thuật ngữ “hệ thống đổi mới sáng tạo"; đề nghị rà soát nội dung của dự thảo để bổ sung trong Điều 3 các định nghĩa cho các thuật ngữ có liên quan, ví dụ như: khoa học mở và khái niệm “Nhà khoa học đầu ngành” để có cơ sở vận dụng khái niệm “Nhà khoa học đầu ngành" trong Luật này.

Tại Điều 4: Đề nghị rà soát lại để đảm bảo sự phù hợp, thống nhất với các quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tại Điều 6: Đề nghị quy định rõ “sản phẩm bị cấm” được quy định tại khoản 1 thuộc thẩm quyền ban hành của cơ quan nào hoặc được tham chiếu tới những quy định nào để làm căn cứ áp dụng.

Tại Điều 7, đề nghị bổ sung quy định về việc Chính phủ quy định chi tiết liên quan tới nội dung này, trong đó cần làm rõ về thẩm quyền, tiêu chí đánh giá, phương thức xác định các vấn đề như: Nguyên nhân khách quan, quy trình quy định về nghiên cứu khoa học; đề nghị bổ sung việc giải thích thuật ngữ “nghiên cứu khoa học”. Trong khi, tại Điều 3 chỉ đề cập tới các thuật ngữ như: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng...

Cần làm rõ phạm vi của các nghiên cứu phải thông qua Hội đồng đạo đức

Tại Điều 8, khoản 1, Bộ Công Thương cho rằng, cần làm rõ phạm vi của các nghiên cứu phải thông qua Hội đồng đạo đức do tính ứng dụng của các công nghệ (ví dụ công nghệ sinh học) là rất rộng rãi. Ngoài ra, nghiên cứu có nhiều giai đoạn, tương ứng với những kết quả đầu ra theo quy định của Luật, nếu theo quy định hiện nay, có thể dẫn tới kìm hãm sự phát triển của các nghiên cứu liên quan tới con người trong khi vấn đề cần kiểm soát là khả năng tác động tiêu cực tới con người ở kết quả khi được đưa vào áp dụng, triển khai thực tế.

Khoa học và công nghệ
Nghiên cứu khoa học và công nghệ trong doanh nghiệp - Ảnh: Quỳnh Nga

Cùng với đó, cân nhắc chỉnh sửa Khoản 2, Điều 8 từ “2. Việc nghiên cứu, phát triển các hệ thống tự động có khả năng thay thế con người trong một số công việc phải đảm bảo lấy con người làm trung tâm và đặt dưới sự kiểm soát của con người" thành “2. Việc nghiên cứu, phát triển các hệ thống tự động, trí tuệ nhân tạo có khả năng thay thế con người trong một số công việc phải đảm bảo lấy con người làm trung tâm và đặt dưới sự kiểm soát của con người".

Tại khoản 2, thuật ngữ “lấy con người làm trung tâm” rất khó trở thành tiêu chí đánh giá, không mang tính quy phạm pháp luật. Tại khoản 3, đề nghị có quy định chung về liêm chính trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và việc tuân thủ đối với các tổ chức và cá nhân có hoạt động này thay vì quy định các tổ chức tại ban hành các quy định.

Tại Điều 9, Bộ Công Thương đề nghị bổ sung giải thích đối với thuật ngữ “khoa học mở”, “nghiên cứu mở”, “mô hình khoa học mở”. Khoản 2, với các kết quả từ hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo sử dụng ngân sách nhà nước thì các quy định liên quan tới chia sẻ dữ liệu, định dạng chuẩn, cơ sở hạ tầng và khả năng truy cập, tái sử dụng cần được Luật quy định cụ thể để đảm bảo việc thực thi trên thực tế thay vì quy định “khuyến khích” như dự thảo.

Tại Điều 10, Bộ Công Thương nêu, các quy định từ Điều này có thể chưa thống nhất và phù hợp với các Luật khác. Vì vậy, tại Điều 4, cần bổ sung quy định áp dụng pháp luật đối với cùng một vấn đề quy định tại Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo không bị điều chỉnh bởi các Luật khác được ban hành trước hoặc sau thời điểm Luật này có hiệu lực.

Đề nghị bổ sung quy định Chính phủ quy định chi tiết nội dung này. Đây là vấn đề mới, phức tạp cần có các quy định cụ thể về thẩm quyền, trình tự thủ tục, trách nhiệm của các bên có liên quan để đảm bảo tính khả thi và hiệu lực, hiệu quả của quy định này.

Mặt khác, tại Điều 11, Bộ Công Thương đề nghị rà soát lại khoản 1 để tránh trùng lặp ý, nội dung; tại khoản 3, đề nghị giao Chính phủ quy định chung về nội dung này để áp dụng có tính thống nhất đối với Hợp đồng khoa học và công nghệ ở các cấp, chủ thể quản lý khác nhau.

Tại Điều 15: Đề nghị bổ sung quy định về việc Chính phủ quy định chi tiết nội dung này do một số nội dung mới cần có quy định cụ thể để hướng dẫn áp dụng đảm bảo khả thi sau khi Luật ban hành. Ví dụ như: quy định về việc cử cá nhân tham gia điều hành doanh nghiệp, được “ưu tiên giao” nhiệm vụ khoa học và công nghệ, nhiệm vụ đổi mới sáng tạo ...

Đề nghị làm rõ nội dung “nắm bắt nhu cầu doanh nghiệp” bao gồm những thông tin và dữ liệu gì; thuật ngữ này không đảm bảo rõ nghĩa để áp dụng. Rà soát lại quy định tại khoản 1 và khoản 6 để đảm bảo tránh trùng lặp.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sáp nhập xã, phường: Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường: Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư.
Loạt sao Việt quảng cáo sai sự thật: Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự

Loạt sao Việt quảng cáo sai sự thật: Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo luật sư, hành vi quảng cáo sai sự thật sản phẩm của các nghệ sĩ đã gây ra thiệt hại cho nhiều người tiêu dùng, có dấu hiệu của tội “lừa dối khách hàng”.
Kẹo Kera, 600 loại sữa giả và

Kẹo Kera, 600 loại sữa giả và 'bùa hộ mệnh' của gian thương

Vụ kẹo Kera, 600 loại sữa giả vừa được Bộ Công an triệt phá phơi bày hệ lụy của cơ chế "tự công bố sản phẩm” theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
Tin Công Thương 15/4: Thanh long soán ngôi

Tin Công Thương 15/4: Thanh long soán ngôi 'vua' trái cây

Ngày 15/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Đạo đức giá bao nhiêu?

Đạo đức giá bao nhiêu?

Khi đạo đức bị thương mại hóa thành chiến lược truyền thông, xã hội không chỉ mất chuẩn mà còn học cách im lặng để sống sót...

Tin cùng chuyên mục

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Quyết sách kịp thời vì mạch máu năng lượng cho phát triển

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Quyết sách kịp thời vì mạch máu năng lượng cho phát triển

Quyết định phê duyệt Quy hoạch điện VIII điều chỉnh của Thủ tướng Chính phủ được đánh giá là rất kịp thời góp phần đảm bảo điện cho tăng trưởng kinh tế.
Bê bối sữa giả: Hơn 500 tỷ trục lợi từ niềm tin người tiêu dùng

Bê bối sữa giả: Hơn 500 tỷ trục lợi từ niềm tin người tiêu dùng

Sữa giả, hồ sơ giả, lời hứa giả nhưng hậu quả là thật. Hơn 500 tỷ đồng thu lời bất chính, đánh đổi bằng sức khỏe và niềm tin của hàng ngàn người tiêu dùng.
Lễ diễu binh tại TP. Hồ Chí Minh: Người dân nô nức săn

Lễ diễu binh tại TP. Hồ Chí Minh: Người dân nô nức săn 'tọa độ vàng'

Trong buổi lễ thiêng liêng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ai cũng mong muốn lưu giữ cho riêng mình những khoảnh khắc đẹp nhất.
Thực phẩm bẩn tràn lan: Vai trò người tiêu dùng ở đâu?

Thực phẩm bẩn tràn lan: Vai trò người tiêu dùng ở đâu?

Thói quen mua sắm dễ dãi, thiếu truy xuất nguồn gốc... sẽ ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Đã đến lúc nhìn lại trách nhiệm của mắt xích này trên thị trường.
Vụ việc MC Quyền Linh và

Vụ việc MC Quyền Linh và 'khoảng trống' trong văn hóa ứng xử

Chưa bàn tới câu hỏi đơn thuần "Quyền Linh có sai không?", nhìn từ góc độ khác, sự việc "lùm xùm" đang phơi bày một lỗ hổng trong ngành sản xuất truyền hình...
Tin Công Thương 14/4: Thương mại điện tử len lỏi mạnh mẽ ở nông thôn

Tin Công Thương 14/4: Thương mại điện tử len lỏi mạnh mẽ ở nông thôn

Ngày 14/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Sẽ có cây sen Việt Nam vững vàng trong kỷ nguyên số

Sẽ có cây sen Việt Nam vững vàng trong kỷ nguyên số

169 hạt sen Việt Nam sẽ cùng nữ phi hành gia Hoa Kỳ gốc Việt Amanda Nguyễn thực hiện hành trình vượt ra ngoài Trái Đất vào tối 14/4/2025 theo giờ Việt Nam.
Kiểm soát thương mại chiến lược: Hướng đi cần thiết trong hội nhập

Kiểm soát thương mại chiến lược: Hướng đi cần thiết trong hội nhập

Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược sẽ là công cụ then chốt để Việt Nam điều phối hài hòa giữa hội nhập và bảo vệ lợi ích quốc gia.
Thể lệ cuộc thi

Thể lệ cuộc thi 'Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025'

Sáng 14/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Lễ phát động Cuộc thi "Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025" trên toàn quốc.
Không thể xuyên tạc quan hệ tốt đẹp Việt – Trung: ‘Vừa là đồng chí vừa là anh em’

Không thể xuyên tạc quan hệ tốt đẹp Việt – Trung: ‘Vừa là đồng chí vừa là anh em’

Quan hệ truyền thống hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc “vừa là đồng chí, vừa là anh em” qua 75 năm tiếp tục phát triển mạnh mẽ và là chân lý không thể xuyên tạc.
Quán ăn không nhận chuyển khoản: Đừng

Quán ăn không nhận chuyển khoản: Đừng 'đi lùi' trong thời đại số

Thanh toán không dùng tiền mặt đã phổ biến với nhiều tiện ích, nhưng vẫn có một số quán ăn dù ở thành phố lớn vẫn treo biển “không nhận chuyển khoản”…
Từ kẹo Kera tới sữa giả 500 tỷ đồng: Tội ác không thể dung thứ!

Từ kẹo Kera tới sữa giả 500 tỷ đồng: Tội ác không thể dung thứ!

Vụ việc kẹo Kera, sữa giả 500 tỷ đồng là tội ác không thể dung thứ, cần xử lý nghiêm để làm gương, để bảo vệ cộng đồng và làm trong sạch thị trường thực phẩm.
Cây gạo ở Hà Nam bị chặt và lỗ hổng quản lý văn hoá

Cây gạo ở Hà Nam bị chặt và lỗ hổng quản lý văn hoá

Cây gạo ở Hà Nam không chỉ là một gốc cây bị chặt, mà là biểu tượng của ký ức cộng đồng bị tổn thương vì thiếu cơ chế gìn giữ và chia sẻ lợi ích.
Doanh nghiệp châu Âu cam kết đồng hành với Việt Nam

Doanh nghiệp châu Âu cam kết đồng hành với Việt Nam

Đây là khẳng định của lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) trong buổi ra mắt “Sách Trắng 2025” tổ chức ngày 11/4/2025, tại Hà Nội.
Cần xác minh, xử lý nghiêm sự ngông cuồng, lệch chuẩn của Lê Việt Hùng

Cần xác minh, xử lý nghiêm sự ngông cuồng, lệch chuẩn của Lê Việt Hùng

Hành vi lệch chuẩn của Lê Việt Hùng gây tác động xấu đến nhận thức xã hội, cần được xem xét xử lý nghiêm để bảo vệ kỷ cương và uy tín công quyền.
Ngành Công Thương chủ động đón đầu

Ngành Công Thương chủ động đón đầu 'cách mạng' AI

Sáng 11/4, Đoàn Thanh niên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tổ chức buổi đào tạo về ứng dụng và làm chủ trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm nâng cao hiệu suất công việc.
Cục trưởng Cục Thống kê nêu giải pháp ‘mở khóa’ tăng trưởng

Cục trưởng Cục Thống kê nêu giải pháp ‘mở khóa’ tăng trưởng

Để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025, bên cạnh tranh thủ cơ hội đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, Việt Nam cần phát huy mạnh mẽ nội lực.
Sốt đất Hà Nội quay lại: Hồi chuông cảnh báo từ ‘bóng ma’ 2008

Sốt đất Hà Nội quay lại: Hồi chuông cảnh báo từ ‘bóng ma’ 2008

Hà Nội đang trải qua cơn sốt đất khiến các nhà đầu tư đứng ngồi không yên. Thế nhưng, đây cũng là hồi chuông cảnh báo về "bóng ma" bong bóng bất động sản 2008.
Tin Công Thương 10/4: Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu tăng mạnh

Tin Công Thương 10/4: Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu tăng mạnh

Ngày 10/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Động lực tăng trưởng truyền thống có xu hướng giảm hiệu quả

Động lực tăng trưởng truyền thống có xu hướng giảm hiệu quả

Đây là nhận định nêu trong báo cáo đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2024, triển vọng tăng trưởng năm 2025 do Đại học Kinh tế quốc dân công bố sáng 10/4.
Mobile VerionPhiên bản di động