Cơ chế đặc thù cho TP. Hồ Chí Minh: Các chính sách hiện hành còn chừng mực, chưa có đột phá

Sáng 25/5, Quốc hội nghe Tờ trình, báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh.
Chính phủ đề xuất nghị quyết thí điểm cơ chế đặc thù cho TP. Hồ Chí Minh TP. Hồ Chí Minh thí điểm cơ chế đặc thù: Tạo vốn phát triển hạ tầng Cơ chế đặc thù đem lại gì cho hai “đầu tàu” kinh tế của cả nước?

Sáng 26/5, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh; Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội trình bày báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh.

Trình Tờ trình về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Tp.Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Nghị quyết hướng đến xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội nhằm tạo cơ sở pháp lý để phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo đột phá, giải quyết các điểm nghẽn về phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, góp phần xây dựng và phát triển Thành phố Hồ Chí Minh như mục tiêu đã đặt ra tại các Nghị quyết của Bộ Chính trị và Quốc hội nêu trên.

Cơ chế đặc thù cho TP. Hồ Chí Minh: Các chính sách hiện hành còn chừng mực, chưa có đột phá
Quốc hội họp phiên toàn thể sáng 26/5

Việc xây dựng dự thảo Nghị quyết dựa trên quan điểm bảo đảm tuân thủ các quy định của Hiến pháp 2013, phù hợp với định hướng phát triển tại Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế xã hội vùng Đông Nam bộ, Nghị quyết số 31 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế xã hội Thành phố Hồ Chí Minh và Nghị quyết số 81 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia.

Bộ trưởng cũng cho biết, Nghị quyết Quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển Thành phố thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Việc xây dựng cơ chế, chính sách không phải chỉ riêng cho Thành phố mà còn tạo điều kiện cho Thành phố phát huy vai trò là đầu tàu, dẫn dắt phát triển kinh tế của cả nước. Cho phép tiếp tục áp dụng các cơ chế, chính sách thực hiện đạt kết quả tại Nghị quyết số 54/2017/QH14.

Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh cho biết, qua tổng kết Nghị quyết số 54 cho thấy, phạm vi, quy mô, tính chất của các chính sách hiện hành còn chừng mực, chưa tạo sức nặng đột phá; nhiều vướng mắc về thể chế đang cản trở phát triển. Trong khi đó, thành phố là trung tâm kinh tế, thương mại, tài chính lớn nhất cả nước, có vai trò quan trọng trong điều tiết về ngân sách trung ương, hiện đang đóng góp khoảng 27%. Việc có chính sách vượt trội là cần thiết không chỉ đối với thành phố mà cả Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả đất nước.

Cơ chế đặc thù cho TP. Hồ Chí Minh: Các chính sách hiện hành còn chừng mực, chưa có đột phá
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh

Theo Chủ nhiệm Lê Quang Mạnh, hồ sơ dự thảo Nghị quyết cơ bản đủ điều kiện trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5. Tuy nhiên, để có căn cứ vững chắc cho việc quyết định, đề nghị Báo cáo đánh giá tác động cần cụ thể cả về mặt tích cực và cả những thách thức, những tác động không thuận khi triển khai. Cần chi tiết hơn về kết quả đầu ra; nhất là các chính sách tác động đến thu chi ngân sách nhà nước; đến nguồn lực thực hiện.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách nêu rõ, việc ban hành Nghị quyết cần lưu ý, các quy định cần tháo gỡ kịp thời vướng mắc về thể chế đang cản trở phát triển, phát huy tiềm năng, khắc phục sức ỳ trong thực hiện các định hướng thời gian qua; song tuyệt đối không lợi dụng xây dựng pháp luật để hợp thức hóa sai phạm.

Chính sách mới cần “mang tính đột phá”, “vượt trội” theo đúng tinh thần Nghị quyết 24-NQ/TW, Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 81/2013/QH15 của Quốc hội; song cần khả thi, có trọng tâm, không dàn trải; tránh lợi dụng chính sách gây thất thoát lãng phí.

Để tiếp tục hoàn thiện, Ủy ban Tài chính, Ngân sách cho rằng, Chính phủ cần làm rõ với phạm vi chính sách như trong dự thảo đã đủ để tháo gỡ vướng mắc về thể chế đang cản trở tiến trình phát triển hay chưa. Xét về số lượng chính sách là tương đối rộng do vậy cần có sự lựa chọn, có trọng tâm, tránh dàn trải để mỗi chính sách đề có cơ hội đi vào cuộc sống. Cần chú trọng hơn nữa những chính sách thực sự đột phá, tạo bước chuyển mới trong khai thác tiềm năng theo đúng Nghị quyết 31; tránh nhiều về số lượng nhưng hạn chế về sức nặng.

Bên cạnh đó, các chính sách thu ngân sách (như thuế, phí…) còn khá mỏng, trong khi Thành phố có đặc thù, lợi thế rất lớn trong khai thác nguồn thu. Vì vậy đề nghị nghiên cứu có chính sách thu khả thi, góp phần cân đối nguồn lực cho những chính sách chi ngân sách. Đồng thời, đề nghị rà soát lại các chính sách có tác động trực tiếp đến ngân sách trung ương như các đề xuất miễn giảm thuế để phù hợp với bối cảnh hiện nay, nhất là khi chuẩn bị áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu.

Mặc dù cần một cơ chế ưu đãi so với các địa phương khác, cần thu hút nhân tài, lao động chất lượng cao, song tránh tạo chênh lệch quá lớn về thu nhập giữa người lao động.

Thu Hường - Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thành phố Hồ Chí Minh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Những dự án luật nào được Quốc hội cho ý kiến, thông qua trong năm 2023, 2024?

Những dự án luật nào được Quốc hội cho ý kiến, thông qua trong năm 2023, 2024?

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.
Đưa dịch vụ OTT viễn thông vào quản lý, bảo đảm an ninh thông tin

Đưa dịch vụ OTT viễn thông vào quản lý, bảo đảm an ninh thông tin

Dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) đưa ra các quy định quản lý dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet (gọi tắt là OTT viễn thông).
Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng Đại lễ Phật đản

Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng Đại lễ Phật đản

Sáng 2/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính tới chúc mừng các chức sắc, tăng ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhân dịp Đại lễ Phật đản.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính

Thủ tướng yêu cầu thúc đẩy mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh thực chất, hiệu quả.
Thiếu vaccine tiêm chủng: Đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi Bộ Y tế có trốn tránh trách nhiệm?

Thiếu vaccine tiêm chủng: Đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi Bộ Y tế có trốn tránh trách nhiệm?

Thiếu vaccine, vật tư y tế, thuốc điều trị được đại biểu quốc hội quan tâm, tuy nhiên, phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Y tế được cho là chưa thỏa đáng.

Tin cùng chuyên mục

Cán bộ thực thi yếu, sợ trách nhiệm là nguyên nhân giải ngân vốn đầu tư công không như kỳ vọng

Cán bộ thực thi yếu, sợ trách nhiệm là nguyên nhân giải ngân vốn đầu tư công không như kỳ vọng

Đại biểu Trần Khánh Thu cho rằng tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công những tháng đầu năm 2023 chưa thực sự tương xứng với những nỗ lực trong điều hành và kỳ vọng.
Cơ chế giá cho các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp là phù hợp

Cơ chế giá cho các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp là phù hợp

Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng cơ chế giá cho các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp như khung giá hiện hành là phù hợp với giá thế giới.
Bộ trưởng Bộ Công Thương làm rõ vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm về năng lượng tái tạo

Bộ trưởng Bộ Công Thương làm rõ vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm về năng lượng tái tạo

Chiều 1/6 tại kỳ họp thứ 5, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã giải trình về vấn đề chống lãng phí trong việc đầu tư các dự án năng lượng tái tạo.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Giải trình Quốc hội về chính sách điều hành tín dụng

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Giải trình Quốc hội về chính sách điều hành tín dụng

Sau phiên thảo luận tại hội trường sáng nay 1/6, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã giải trình trước Quốc hội về chính sách điều hành tín dụng thời gian qua.
Công bố Quyết định nghỉ hưu với Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh

Công bố Quyết định nghỉ hưu với Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh

Ngày 31/5, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã trao Quyết định nghỉ hưu cho Thứ trưởng Trần Quốc Khánh.
Bộ trưởng Tài chính lý giải vì sao 1 triệu tỷ đồng tồn dư ngân sách không dùng vào việc khác?

Bộ trưởng Tài chính lý giải vì sao 1 triệu tỷ đồng tồn dư ngân sách không dùng vào việc khác?

Giải trình làm rõ các vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã lý giải vì sao 1 triệu tỷ đồng tồn dư ngân sách không dùng vào việc khác?
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga: Mở rộng đối tượng giảm thuế VAT sang lĩnh vực ô tô

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga: Mở rộng đối tượng giảm thuế VAT sang lĩnh vực ô tô

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng việc mở rộng chính sách giảm thuế VAT sang mặt hàng ô tô sẽ giúp thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng trong nước.
Đại biểu Quốc hội: Ngành giáo dục cần có giải pháp trước vấn đề bạo lực học đường

Đại biểu Quốc hội: Ngành giáo dục cần có giải pháp trước vấn đề bạo lực học đường

Vấn đề bạo lực học đường và các giải pháp khắc phục được nhiều Đại biểu Quốc hội quan tâm, tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội ngày 31/5.
Đại biểu Quốc hội sẵn sàng làm thêm giờ, họp thêm kỳ bất thường để tháo gỡ cho doanh nghiệp

Đại biểu Quốc hội sẵn sàng làm thêm giờ, họp thêm kỳ bất thường để tháo gỡ cho doanh nghiệp

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa nêu, đại biểu Quốc hội sẵn sàng làm thêm giờ, họp thêm kỳ họp bất thường để phúc đáp yêu cầu của thực tiễn, tháo gỡ cho doanh nghiệp.
Đại biểu Quốc hội Trần Văn Lâm: Phát triển năng lượng tái tạo cần hài hoà lợi ích

Đại biểu Quốc hội Trần Văn Lâm: Phát triển năng lượng tái tạo cần hài hoà lợi ích

Đại biểu Trần Văn Lâm cho rằng, để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, phát triển năng lượng tái tạo cần một chính sách đồng bộ.
Đại biểu Tạ Đình Thi: Việt Nam cần khoảng 86 tỷ USD cho lộ trình chuyển dịch năng lượng đến năm 2030

Đại biểu Tạ Đình Thi: Việt Nam cần khoảng 86 tỷ USD cho lộ trình chuyển dịch năng lượng đến năm 2030

Sáng 1/6 thảo luận tại hội trường đại biểu Tạ Đình Thi chỉ ra 4 thách thức lớn trong thực hiện chuyển dịch năng lượng, thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP 26
Đại biểu Quốc hội: "Bên trong cán bộ sợ sai, bên ngoài dân chúng thở dài lo âu"

Đại biểu Quốc hội: "Bên trong cán bộ sợ sai, bên ngoài dân chúng thở dài lo âu"

Phát biểu tại hội trường Quốc hội sáng 1/6, đại biểu Quốc hội Vũ Trọng Kim nêu tình trạng bên trong cán bộ sợ sai, bên ngoài dân chúng thở dài lo âu.
Triển khai các biện pháp cấp bách giảm ùn ứ nông sản tại cửa khẩu biên giới phía Bắc

Triển khai các biện pháp cấp bách giảm ùn ứ nông sản tại cửa khẩu biên giới phía Bắc

Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương triển khai ngay các giải pháp cấp bách giảm ùn ứ nông sản tại khu vực cửa khẩu biên giới phía Bắc.
Làm rõ thêm về chính sách phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Làm rõ thêm về chính sách phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Triển khai chủ trương phát triển năng lượng tái tạo, thời gian qua lĩnh vực này đã đạt được những thành tựu nhất định, tuy nhiên vẫn còn 1 số vấn đề cần làm rõ.
Thúc đẩy hợp tác chuyển đổi xanh giữa Việt Nam với Hà Lan, Hoa Kỳ

Thúc đẩy hợp tác chuyển đổi xanh giữa Việt Nam với Hà Lan, Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà hoan nghênh các đối tác Hà Lan và Hoa Kỳ hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực chuyển đổi xanh, năng lượng tái tạo.
Hiện tượng cán bộ sợ sai làm "nóng" Nghị trường, Bộ trưởng Bộ Nội vụ giải trình

Hiện tượng cán bộ sợ sai làm "nóng" Nghị trường, Bộ trưởng Bộ Nội vụ giải trình

Bộ trưởng Bộ Nội vụ thừa nhận, tình trạng cán bộ sợ sai, sợ trách nhiệm đã ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội và mục tiêu phát triển kinh tế.
Lương công chức Việt Nam 10 triệu đồng/tháng, Thái Lan gần 60 triệu

Lương công chức Việt Nam 10 triệu đồng/tháng, Thái Lan gần 60 triệu

Nhận định thực tế mức lương của cán bộ công chức vẫn thấp, đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai đặt câu hỏi: Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ thu nhập thế giới?
Đại biểu Quốc hội: Lương của sĩ quan chuyên lái xe tăng chưa bằng một nửa lái xe Grab

Đại biểu Quốc hội: Lương của sĩ quan chuyên lái xe tăng chưa bằng một nửa lái xe Grab

Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An cho rằng, lương của sĩ quan chuyên lái xe tăng chưa bằng một nửa lái xe Grab trong một tháng, như vậy rất thiệt thòi cho họ.
Chính phủ thành lập Ủy ban điều tra vụ trực thăng rơi tại Vịnh Hạ Long

Chính phủ thành lập Ủy ban điều tra vụ trực thăng rơi tại Vịnh Hạ Long

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký quyết định thành lập “Ủy ban điều tra tai nạn tàu bay” đối với máy bay trực thăng Bell 505 rơi tại Vịnh Hạ Long.
Hàng nghìn người dân Philippines phải sơ tán ảnh hưởng từ siêu bão Mawar

Hàng nghìn người dân Philippines phải sơ tán ảnh hưởng từ siêu bão Mawar

Siêu bão Mawar đã khiến hàng nghìn người ở các khu vực ven biển Philippines đã phải sơ tán, trường học phải đóng cửa, các chuyến bay bị tạm dừng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động