Thành lập Ban chỉ đạo Nhà nước các công trình quan trọng, trọng điểm ngành năng lượng

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng.
Hơn 500 nhà khoa học dự Hội nghị khoa học quốc tế “Công nghệ năng lượng bền vững” Việt Nam phát triển hydrogen xanh theo hướng nào?

Cụ thể, thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng (Ban Chỉ đạo), thực hiện chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo và phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành trong thực hiện các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng.

Đường dây 500kV mạch 3 đoạn đi qua địa phận tỉnh Quảng Bình
Đường dây 500kV mạch 3 là một trong những công trình năng lượng trọng điểm quốc gia (Ảnh minh họa)

Theo Quyết định của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà làm Trưởng ban, các Phó Trưởng ban gồm: Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên (Phó Trưởng ban thường trực); Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh.

Các Ủy viên gồm: Thứ trưởng Bộ Công Thương (phụ trách lĩnh vực năng lượng) (Ủy viên Thường trực); lãnh đạo Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Ngoại giao, Xây dựng, Tư pháp, Công an, Quốc phòng; lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; lãnh đạo Văn phòng Chính phủ.

Mời 01 lãnh đạo Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng trên địa bàn, hoặc có công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng đi qua; Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Chủ tịch Hội đồng Thành viên, Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam tham gia Ban chỉ đạo.

Tùy theo tình hình thực tế, Trưởng Ban Chỉ đạo có thể mời thêm Lãnh đạo của một số Bộ, ngành, cơ quan tham gia làm Ủy viên Ban Chỉ đạo hoặc yêu cầu Lãnh đạo Bộ, ngành, cơ quan, địa phương dự họp và báo cáo những vấn đề cần thiết.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo

Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ, quyền hạn nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng liên ngành để đẩy nhanh tiến độ các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng.

Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, kiểm tra, điều hòa phối hợp và đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương liên quan thực hiện các nhiệm vụ về đầu tư, xây dựng các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng theo đúng các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và quyết định, văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Giúp Thủ tướng Chính phủ đôn đốc, chỉ đạo việc triển khai thực hiện các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng theo quy định; chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương liên quan thực hiện các công việc sau đây:

Tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai các công trình, dự án theo chức năng, nhiệm vụ được giao; phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả trong tham mưu đề xuất các giải pháp, biện pháp thực hiện các công trình, dự án; kịp thời báo cáo những khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền và đề xuất các giải pháp để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc chủ đầu tư các công trình, dự án, các tổ chức tư vấn, các nhà thầu trong thực hiện những nhiệm vụ đã được xác định trong Quy hoạch, Kế hoạch được duyệt, chủ trương đầu tư các công trình, dự án hoặc quyết định phê duyệt của từng dự án thành phần để đảm bảo tiến độ thi công và chất lượng công trình.

Chỉ đạo, đôn đốc việc giải quyết theo thẩm quyền các khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng.

Chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan triển khai các nhiệm vụ, đề án, dự án trọng điểm thuộc Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 13/3/2019.

Danh mục các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng và đề án thuộc phạm vi chỉ đạo của Ban Chỉ đạo do Bộ Công Thương đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn.

Bộ Công Thương là cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo. Giúp việc Ban Chỉ đạo có Văn phòng Ban Chỉ đạo đặt tại Bộ Công Thương và Tổ Thư ký giúp việc Ban Chỉ đạo là các lãnh đạo, công chức làm việc kiêm nhiệm thuộc Văn phòng Chính phủ.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hiệp hội Gas Việt Nam có chủ tịch mới

Hiệp hội Gas Việt Nam có chủ tịch mới

Ông Nguyễn Phúc Tuệ (Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP) được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Gas Việt Nam nhiệm kỳ IV (2025 - 2030).
Chi tiết các dự án điện khí LNG và sử dụng khí trong nước đến 2035

Chi tiết các dự án điện khí LNG và sử dụng khí trong nước đến 2035

Theo Quy hoạch điện VIII điều chỉnh vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tổng công suất nguồn điện sử dụng khí dự kiến đạt khoảng hơn 51.000 MW vào năm 2035.
Khẩn trương triển khai thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Khẩn trương triển khai thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Ngày 18/4, Bộ Công Thương đã có văn bản hỏa tốc đề nghị các địa phương, doanh nghiệp liên quan xây dựng Kế hoạch thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII.
Chuyển đổi năng lượng: Ai dẫn dắt, ai hưởng lợi?

Chuyển đổi năng lượng: Ai dẫn dắt, ai hưởng lợi?

Thảo luận về giải pháp đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi năng lượng hiệu quả, nhiều diễn giả đặt câu hỏi “Ai dẫn dắt, ai hưởng lợi trong quá trình này?".
Các giải pháp phát triển năng lượng cạnh tranh đến năm 2030

Các giải pháp phát triển năng lượng cạnh tranh đến năm 2030

Luật sư Nguyễn Hải từ Công ty Truyền tải Điện 2 đã đề xuất hàng loạt giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển ngành năng lượng Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Công trình năng lượng Việt Nam an toàn sau động đất Myanmar nhưng cần đề phòng

Công trình năng lượng Việt Nam an toàn sau động đất Myanmar nhưng cần đề phòng

Trận động đất tại Myanmar dù không ảnh hưởng lớn tới Việt Nam, song nó cũng là hồi chuông về an toàn các công trình hạ tầng, trong đó có các nhà máy điện.
Hàn Quốc phát triển pin nước biển từ urê, gỗ thải

Hàn Quốc phát triển pin nước biển từ urê, gỗ thải

Các nhà khoa học Hàn Quốc phát triển chất xúc tác pin nước biển từ urê và gỗ thải, giúp giảm chi phí, tăng hiệu suất, mở ra hướng đi mới cho lưu trữ năng lượng.
Mỹ phát triển pin hạt nhân từ năng lượng bức xạ

Mỹ phát triển pin hạt nhân từ năng lượng bức xạ

Các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Ohio (Mỹ) đã phát triển một loại pin hạt nhân có thể chuyển đổi năng lượng bức xạ thành điện và an toàn khi sử dụng.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Phát triển bền vững các nguồn phát điện

Bà Rịa - Vũng Tàu: Phát triển bền vững các nguồn phát điện

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã quyết liệt triển khai thực hiện đầu tư hạ tầng điện lực theo Quy hoạch điện VIII nhằm bảo đảm an ninh năng lượng.
5 quan điểm nhất quán của Đảng về phát triển năng lượng

5 quan điểm nhất quán của Đảng về phát triển năng lượng

ThS. Vũ Khánh Thịnh và PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng đã hệ thống hóa 5 quan điểm nhất quán của Đảng về phát triển năng lượng quốc gia trong giai đoạn hiện nay.
Lời giải cho an ninh năng lượng: Góc nhìn từ Đà Nẵng

Lời giải cho an ninh năng lượng: Góc nhìn từ Đà Nẵng

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh năng lượng, coi đây là nền tảng cho phát triển kinh tế bền vững.
Giải pháp phát triển năng lượng xanh tại Lai Châu

Giải pháp phát triển năng lượng xanh tại Lai Châu

Lai Châu có nhiều lợi thế trong phát triển năng lượng xanh như điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối và đặc biệt là thủy điện.
Xu hướng điện hạt nhân trong tương lai sẽ ra sao?

Xu hướng điện hạt nhân trong tương lai sẽ ra sao?

Thế giới đối mặt với thách thức kép là biến đổi khí hậu và nhu cầu năng lượng ngày càng gia tăng, điện hạt nhân đang đứng trước ngã rẽ quan trọng.
Nhìn lại quá trình phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam

Nhìn lại quá trình phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương cùng các bộ, ngành, địa phương, EVN đang tích cực triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Kinh tế tư nhân và thách thức trong ngành năng lượng

Kinh tế tư nhân và thách thức trong ngành năng lượng

Kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng trong xã hội hóa ngành năng lượng nhưng vẫn đối mặt nhiều thách thức, đòi hỏi giải pháp đồng bộ để thúc đẩy phát triển.
Đột phá nào cho tương lai năng lượng Việt Nam?

Đột phá nào cho tương lai năng lượng Việt Nam?

Với cách tiếp cận đồng bộ và hợp lý, Việt Nam có thể vượt qua thách thức về năng lượng, vừa đáp ứng nhu cầu tăng trưởng, vừa bảo vệ môi trường.
Tương lai kinh tế xanh nhờ chuyển đổi năng lượng bền vững

Tương lai kinh tế xanh nhờ chuyển đổi năng lượng bền vững

Kinh tế xanh cần chuyển dịch cơ cấu năng lượng theo hướng giảm tỷ trọng năng lượng hóa thạch, tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo và năng lượng mới.
Nhìn lại thị trường điện cạnh tranh năm 2024

Nhìn lại thị trường điện cạnh tranh năm 2024

Năm 2024, Bộ Công Thương đã quản lý, vận hành thị trường điện cạnh tranh công bằng, minh bạch, hiệu quả, đảm bảo đủ điện cho nền kinh tế- xã hội của đất nước.
Đổi mới truyền thông trong phát triển năng lượng bền vững

Đổi mới truyền thông trong phát triển năng lượng bền vững

Việc xây dựng một chiến lược truyền thông tổng thể về phát triển năng lượng bền vững là cần thiết trong bối cảnh có nhiều thách thức trong ngành năng lượng.
Ngành điện thế giới năm 2025: Điện hạt nhân hồi sinh

Ngành điện thế giới năm 2025: Điện hạt nhân hồi sinh

Năm 2025, ngành điện hạt nhân và năng lượng tái tạo được xem là giải pháp bền vững, giúp giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
Cục Điều tiết Điện lực: Hoàn thiện thể chế, tạo tiền đề phát triển thị trường điện cạnh tranh

Cục Điều tiết Điện lực: Hoàn thiện thể chế, tạo tiền đề phát triển thị trường điện cạnh tranh

Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Cục Điều tiết Điện lực đã điểm lại những thành công của đơn vị trong nhiều khó khăn, thách thức.
Ký kết thực hiện dự án thúc đẩy chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam

Ký kết thực hiện dự án thúc đẩy chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam

Chiều ngày 15/1, tại Hà Nội đã diễn ra lễ ký kết thực hiện dự án Thúc đẩy chuyển dịch năng lượng giữa 2 đơn vị chức năng của Bộ Công Thương và GIZ.
Cơ hội và thách thức nào để đột phá năng lượng hydro?

Cơ hội và thách thức nào để đột phá năng lượng hydro?

Chiến lược phát triển năng lượng hydro của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 chính thức được ban hành, khẳng định hydrogen sẽ đóng vai trò then chốt.
Việt Nam cần bao nhiêu nhân lực cho điện hạt nhân?

Việt Nam cần bao nhiêu nhân lực cho điện hạt nhân?

Để tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ cho điện hạt nhân, Bộ Công Thương đã tổ chức hội nghị với sự tham dự của các đơn vị thuộc Bộ.
Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo phát huy tốt vai trò tham mưu trong phát triển năng lượng...

Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo phát huy tốt vai trò tham mưu trong phát triển năng lượng...

Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo đã phát huy tốt vai trò tham mưu cho Bộ Công Thương trong việc thực hiện chiến lược phát triển năng lượng quốc gia.
Mobile VerionPhiên bản di động