Tuyên truyền “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và dấu hiệu nhận biết bán hàng đa cấp bất chính Tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” |
Chiều 12/1, Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Báo cáo của Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Thanh Hóa cho thấy, năm 2023, các thành viên Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Thanh Hóa đã tập trung tuyên truyền, vận động người dân nâng cao nhận thức, tích cực ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Tăng cường khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doan ưu tiên sử dụng nguyên vật liệu, hàng hóa sản xuất trong nước. Phối hợp tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, hội chợ, các phiên chợ kết nối cung cầu đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi.
Nhiều sản phẩm OCOP của huyện Ngọc Lặc đã có mặt ở các tỉnh, thành trong cả nước |
Bên cạnh đó, tỉnh Thanh Hóa cũng đã chú trọng đầu tư hạ tầng thương mại. Đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã có 358/389 chợ đạt tiêu chí chợ kinh doanh thực phẩm an toàn và 535 cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn, là kênh phân phối chính đưa những sản phẩm hàng hóa sản xuất trong nước, trong tỉnh đến với người tiêu dùng.
Các sở, ban, ngành của tỉnh Thanh Hóa cũng đã tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng. Chất lượng, mẫu mã hàng hóa sản xuất trong nước, trong tỉnh ngày càng chiếm ưu thế trên thị trường và được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn mua sắm.
Để triển khai có hiệu quả Cuộc vận động trong năm 2024, bà Phạm Thị Thanh Thủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Thanh Hóa đề nghị: Cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân về mục đích, ý nghĩa của Cuộc vận động cũng như quảng bá, giới thiệu chất lượng sản phẩm hàng Việt Nam, hàng Thanh Hóa để người dân thay đổi nhận thức, ưu tiên dùng hàng sản xuất trong tỉnh, trong nước. Đẩy mạnh Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản, sản phẩm làng nghề truyền thống đến tay người tiêu dùng.
Bà Phạm Thị Thanh Thủy cũng đề nghị các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các cơ chế, chính sách của tỉnh trong hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo để tăng năng suất, giảm giá thành. Đồng thời, phối hợp triển khai các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, xây dựng các mô hình hỗ trợ doanh nghiệp đưa hàng Việt chất lượng đến với người dân; tổ chức các điểm bán hàng Việt với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam”.