Thanh Hóa: Độc đáo lễ hội đốt Đình Liệu vào đêm giao thừa

Cứ vào đêm giao thừa, người dân làng Động Bồng (Thanh Hóa) lại tổ chức lễ đốt Đình Liệu, rước lửa về nhà, mong một năm mới may mắn, bình an, mưa thuận gió hòa.
Độc đáo Lễ hội Mường Ca Da của đồng bào dân tộc Thái ở Thanh Hóa Độc đáo Lễ hội đền Rồng - đền Nước ở xứ Thanh

Đình Động Bồng là ngôi đình nổi tiếng ở làng Động Bồng, xã Hà Tiến, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa, được xây dựng từ đời vua Gia Long thứ 10 (1812), chiếm một vị trí quan trọng trong nền kiến trúc cổ xứ Thanh. Nơi đây thờ hai thành hoàng làng là Tô Hiến Thành và Tống Quốc Công. Đình Động Bồng đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 2001.

Thanh Hóa: Độc đáo lễ hội đốt Đình Liệu vào đêm giao thừa
Đình Liệu được tạo dáng thành một con rồng lớn có đường kính 50cm, chiều dài gần 10m.

Năm nào cũng vậy, cứ vào đêm giao thừa, người dân làng Động Bồng lại quây quần tại đình làng cùng tổ chức lễ đốt Đình Liệu, rước lửa về nhà với ước mong một năm mới may mắn, bình an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Đây là một trong những nét văn hóa độc đáo gắn với ngôi đình nổi tiếng này là tục đốt Đình Liệu (đốt lửa) vào đêm 30 Tết.

Theo các cụ cao niên trong làng, tục đốt Đình Liệu đêm giao thừa ở làng Động Bồng đã có từ nhiều đời nay. Không có sử liệu nào nói rõ về gốc tích, chỉ biết được cha ông đời nối đời truyền lại. Từ xưa đến nay, tục lệ này đã trở thành nét đặc trưng văn hóa của người dân làng Động Bồng. Đốt Đình Liệu không chỉ có ý nghĩa cầu mong một năm mới ấm no, hạnh phúc, an khang, thịnh vượng, người người gặp nhiều may mắn, mà còn thể hiện lòng thành kính của người dân nhớ đến tổ tiên, công ơn của người có công khai mở đất nước, bờ cõi.

Thanh Hóa: Độc đáo lễ hội đốt Đình Liệu vào đêm giao thừa
Lễ đốt Đình Liệu được tổ chức trang nghiêm, đảm bảo các nghi thức tế lễ truyền thống

Theo cụ Bùi Văn Lô (78 tuổi), Trưởng Ban nghi lễ làng Động Bồng, để chuẩn bị cho lễ đốt Đình Liệu vào thời khắc giao thừa, cứ đến tháng Chạp hàng năm, dân làng cử thanh niên trai tráng là những người khỏe mạnh, nhanh nhẹn và nghị lực lên các ngọn núi trong vùng như: Ba Trạc, Bái Bò, Đầu Voi… tìm cây đóm (loại cây có dầu rất dễ bắt lửa), chọn những đoạn cây vừa chắc vừa dẻo làm đòn gánh bó đóm lại đưa về. Sau đó, phơi đóm thật khô mới thu lại để chuẩn bị cho việc kết, bó, tạo dáng Đình Liệu.

Về phần nghi lễ, làng chọn ra 5 vị cao niên đại diện cho chính chính quyền địa phương, Ban lãnh đạo thôn, con em xa quê tham gia đốt Đình Liệu. Những người được chọn phải đạt được các yếu tố “phu thê thông toàn, con cháu thành đạt, gia đình gương mẫu”.

Cụ Bùi Văn Lô, Trưởng Ban nghi lễ làng Động Bồng cho biết: Thời điểm sau khi tiễn Táo quân lên trời, vào ngày 25 tháng Chạp, các trai tráng gom những cây đóm đã khô kết Đình Liệu thành một con rồng lớn có đường kính 50cm, chiều dài gần 10m, rồi đem đặt vào tòa đại đình. Đình Liệu được các cụ trong làng trông coi rất cẩn thận, không cho ai được đến gần. Vào chiều 30 Tết, con rồng – Đình Liệu được di chuyển ra giữa sân đình. Rồng phải đặt đúng thế đầu vươn cao, thân hạ thấp. Đến gần thời khắc giao thừa, một đoàn người gồm 4 thanh niên khỏe mạnh rước kiệu, 6 người cầm đuốc, 4 người cầm cờ và các cụ cao niên vào núi xin lửa. Người dân quan niệm, nếu để lửa bị tắt thì sẽ không gặp may mắn. Do đó, lửa xin trong núi về đình phải giữ không được tắt.

Thanh Hóa: Độc đáo lễ hội đốt Đình Liệu vào đêm giao thừa
Đúng vào thời khắc giao thừa đón chào năm mới, “con rồng” – Đình Liệu khổng lồ bỗng chốc hóa thân thành ngọn đuốc rừng rực cháy sáng. Dân làng châm những bó đuốc của mình vào lấy lửa, rước điều may mắn đem về.

Khi lửa được rước về hậu cung, các cụ cao niên làm lễ kính cáo với Thành hoàng làng, xin phép cho bà con đốt Đình Liệu đón năm mới. Lúc này, ngoài sân đình người dân trong làng đã tập trung đông vui, mỗi người cầm theo bó đuốc để xin lửa. Từ thanh niên đến cụ già đều có mặt tại đây để chuẩn bị cho lễ rước lửa. Bầu không khí tại sân đình trở nên náo nhiệt, khuôn mặt ai cũng rạng ngời, háo hức chờ đón năm mới.

Sau khi làm lễ kính cáo trời đất, thần linh sông núi, kính cáo Thành hoàng làng, ông Tự Đình sẽ lấy lửa từ trong hậu cung ra, châm đuốc cho 5 vị được cử tham gia đốt Đình Liệu. Đúng vào thời khắc giao thừa, “con rồng” khổng lồ bỗng chốc hóa thân thành ngọn đuốc rừng rực cháy sáng hòa cùng tiếng trống, tiếng hò reo phấn khởi, hân hoan của dân làng tạo thành khoảnh khắc thiêng liêng đón chào năm mới.

Lễ đốt Đình Liệu ở đình kết thúc cũng là lúc mọi người được châm những bó đuốc của mình vào lấy lửa, rước điều may mắn đem về. Tới nhà, họ long trọng thắp hương từ ngọn lửa ấy để cáo tế với thổ công, gia tiên và sau đó nhóm bếp làm đồ cúng đầu năm, giữ lửa trong suốt những ngày Tết với ước vọng một năm mới may mắn, bình an, khỏe mạnh, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Thanh Hóa: Độc đáo lễ hội đốt Đình Liệu vào đêm giao thừa
Người dân trong làng châm những bó đuốc của mình vào lấy lửa, rước điều may mắn đem về.

Kể từ lúc giao thừa đến lễ hạ nêu (mùng 7 Tết), những người trông coi đình và mỗi gia đình phải giữ ngọn lửa thiêng cẩn thận, không bị tắt. Họ tin rằng lửa có màu đỏ, đồng nghĩa với sự may mắn và sáng sủa; giữ được ngọn lửa luôn cháy sáng thì người theo nghiệp khoa cử sẽ thông minh đỗ đạt, nhà nông làm ăn thuận lợi, mùa màng bội thu, dân khang vật thịnh.

Sau lễ đốt Đình Liệu, trong những ngày Tết, dân làng Động Bồng tụ họp dưới mái đình, tổ chức hát ru, hát đúm, hát đối đáp và các trò chơi dân gian: chơi đu, chọi gà, bơi thuyền… thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham dự.

Trao đổi với phóng viên, bà Phan Thị Lan, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Hà Trung cho biết: Tục đốt Đình Liệu vào đêm giao thừa là nét đẹp văn hóa truyền thống đã có từ rất xa xưa của người dân nơi đây. Đây là lễ hội nhằm tỏ lòng thành kính và nhớ ơn cha ông đã mang ngọn lửa sưởi ấm lòng người, xua tan bóng đêm; mong một năm mới may mắn, bình an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Hoàng Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thông tin mới nhất về sự kiện Ngày văn hóa các dân tộc

Thông tin mới nhất về sự kiện Ngày văn hóa các dân tộc

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu sự kiện Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam có thể khơi dậy ý thức trách nhiệm bảo tồn văn hóa dân tộc.
Hơn 1.200 đại biểu quốc tế sẽ dự Đại lễ Vesak 2025

Hơn 1.200 đại biểu quốc tế sẽ dự Đại lễ Vesak 2025

Đại lễ Vesak 2025 sẽ diễn ra từ ngày 6 - 8/5 tại TP. Hồ Chí Minh. Dự kiến sẽ có hơn 1.200 đại biểu quốc tế đến từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự.
Huyền tích đền Quan Đệ Tứ: Chốn linh thiêng TP. Hải Phòng

Huyền tích đền Quan Đệ Tứ: Chốn linh thiêng TP. Hải Phòng

Đền Quan Đệ Tứ, huyện Vĩnh Bảo,TP. Hải Phòng nổi tiếng linh thiêng, là điểm đến tâm linh thu hút du khách thập phương.
Bắc Ninh: Đền Đô được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt

Bắc Ninh: Đền Đô được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt

Tối 13/4, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Đô và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Đình Bảng.
Điện Biên: Hàng trăm người dự lễ hội té nước Bun Huột Nặm

Điện Biên: Hàng trăm người dự lễ hội té nước Bun Huột Nặm

Sáng 13/4, hàng trăm người dân và du khách háo hức tham dự lễ hội Té nước Bun Huột Nặm đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Lào ở bản Na Sang.

Tin cùng chuyên mục

Lễ hội Đình Thi được công nhận di sản văn hóa phi vật thể

Lễ hội Đình Thi được công nhận di sản văn hóa phi vật thể

Sáng 13/4, huyện Như Xuân (tỉnh Thanh Hóa) đã long trọng tổ chức Lễ hội Đình Thi và đón nhận Bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Thanh Hóa tổ chức Lễ hội đền Đồng Cổ năm 2025

Thanh Hóa tổ chức Lễ hội đền Đồng Cổ năm 2025

Tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ hội đền Đồng Cổ năm 2025, lễ hội này đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia vào năm 2024.
Cập nhật Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số báo chí

Cập nhật Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số báo chí

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lê Hải Bình ban hành quyết định số về việc tổ chức các hoạt động chuyển đổi số báo chí năm 2025.
Bộ sưu tập của nhạc sĩ Hoàng Vân ghi danh di sản thế giới

Bộ sưu tập của nhạc sĩ Hoàng Vân ghi danh di sản thế giới

Bộ sưu tập của Nhạc sĩ Hoàng Vân được UNESCO ghi danh Di sản tư liệu thế giới, góp phần khẳng định vị thế di sản văn hóa Việt Nam trên bản đồ khu vực, thế giới.
Đề nghị giữ nguyên tên gọi khu du lịch quốc gia sau sáp nhập

Đề nghị giữ nguyên tên gọi khu du lịch quốc gia sau sáp nhập

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đề nghị giữ nguyên giá trị các di sản văn hoá, tên gọi khu du lịch quốc gia đã được công nhận sau sáp nhập đơn vị hành chính.
Việt Nam đăng cai giải bóng chuyền nữ Quốc tế 2025

Việt Nam đăng cai giải bóng chuyền nữ Quốc tế 2025

Giải bóng chuyền AVC Challenge Cup 2025 tổ chức tại Nhà Thi đấu Đông Anh (Hà Nội) nơi vừa đăng cai thành công giai đoạn 1 giải bóng chuyền vô địch Quốc gia.
Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, trong đó có ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Giỗ Tổ Hùng Vương: Tự hào cội nguồn, vững bước tương lai

Giỗ Tổ Hùng Vương: Tự hào cội nguồn, vững bước tương lai

Giỗ Tổ Hùng Vương là ngọn lửa thiêng liêng, luôn cháy sáng trong mỗi người Việt, giúp chúng ta nhớ rằng dù đi xa đến đâu, cũng không thể quên được cội nguồn.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bổ nhiệm lãnh đạo các cục, vụ

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bổ nhiệm lãnh đạo các cục, vụ

Chiều 4/4, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị triển khai Nghị quyết của Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ về công tác cán bộ.
Quảng bá du lịch Việt Nam qua truyền thông Trung Quốc

Quảng bá du lịch Việt Nam qua truyền thông Trung Quốc

Lãnh đạo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đề nghị quảng bá du lịch Việt Nam qua các phương tiện truyền thông và mạng xã hội tại Trung Quốc.
Triển lãm ảnh

Triển lãm ảnh 'Văn học, nghệ thuật Cần Thơ' gây ấn tượng

Ngày 1/4, TP. Cần Thơ đã khai mạc trưng bày chuyên đề và triển lãm ảnh 'Văn học, nghệ thuật Cần Thơ chặng đường 50 năm' tại bảo tàng thành phố.
Nam Định chính thức mở lễ hội Phủ Dầy lớn thứ 5 cả nước

Nam Định chính thức mở lễ hội Phủ Dầy lớn thứ 5 cả nước

Tối 31/3, Lễ hội Phủ Dầy - một trong 5 lễ hội truyền thống lớn của cả nước đã chính thức khai mạc
Phú Thọ: Kể câu chuyện ‘Văn hóa Hùng Vương’ qua hơn 300 hiện vật

Phú Thọ: Kể câu chuyện ‘Văn hóa Hùng Vương’ qua hơn 300 hiện vật

Ngày 31/3, câu chuyện "Văn hóa Hùng Vương" qua hơn 300 hiện vật được trưng bày tại bảo tàng Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ thu hút đông đảo người dân và du khách.
Phú Thọ: Công chiếu thử phim tài liệu

Phú Thọ: Công chiếu thử phim tài liệu 'Thời đại Hùng Vương'

Ngày 31/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ đã cho công chiếu thử bộ phim tài liệu ‘Thời đại Hùng Vương’ thu hút nhiều khán giả tới thưởng thức.
Phú Thọ: Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ

Phú Thọ: Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ

Tối 29/3, tỉnh Phú Thọ đã khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025 trong âm vang sôi động và tự hào.
Gia tài âm nhạc đồ sộ của nhạc sỹ Lư Nhất Vũ

Gia tài âm nhạc đồ sộ của nhạc sỹ Lư Nhất Vũ

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ có cống hiến lớn về cả sáng tác và nghiên cứu, để lại gia tài âm nhạc đồ sộ cho công chúng và nghệ thuật nước nhà.
Đền Hùng chật kín khách thập phương trong ngày đầu khai hội

Đền Hùng chật kín khách thập phương trong ngày đầu khai hội

Đông đảo du khách thập phương đã về hành hương trong ngày đầu tiên của Lễ hội Đền Hùng 2025 và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025.
Hà Nội: Ấn tượng hàng trăm thiếu nữ diện áo dài xếp hình bản đồ Việt Nam

Hà Nội: Ấn tượng hàng trăm thiếu nữ diện áo dài xếp hình bản đồ Việt Nam

Ngày 29/3, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện Diễu hành áo dài và xếp hình áo dài bản đồ Việt Nam.
600 món ngon quy tụ tại lễ hội văn hóa ẩm thực

600 món ngon quy tụ tại lễ hội văn hóa ẩm thực

600 món ngon - những tinh hoa ẩm thực Việt mang đậm bản sắc 3 miền được giới thiệu với công chúng qua Lễ hội Văn hóa ẩm thực, món ngon tại TP. Hồ Chí Minh.
Gây dựng ‘sếu đầu đàn’ đưa văn hóa Việt vượt đại dương

Gây dựng ‘sếu đầu đàn’ đưa văn hóa Việt vượt đại dương

Để sản phẩm văn hóa Việt vươn tầm quốc tế, theo các chuyên gia, cần xây dựng một hệ sinh thái đặc biệt cho ‘sếu đầu đàn’.
Mobile VerionPhiên bản di động