Tháng 7/2023, mặt hàng nào đạt tăng trưởng xuất khẩu 3 con số sang thị trường Ấn Độ?

Tháng 7/2023, nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ tăng trưởng 3 con số, đạt 152,7% so với cùng kỳ.
Những lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam khi tiếp cận thị trường Ấn ĐộVì sao Việt Nam nhập siêu rau quả từ Ấn Độ?

Theo số liệu từ Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ, tháng 7/2023, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam Ấn Độ đạt 1,26 tỷ USD, tăng 6,06% so với mức 1,18 tỷ USD trong cùng kỳ năm 2022.

Trong đó, giá trị xuất khẩu từ Việt Nam sang Ấn Độ trong đạt 766 triệu USD, tăng 22,8% so với mức 624 triệu USD trong cùng kỳ năm 2022. Nhập khẩu từ Ấn Độ vào Việt Nam đạt 490 triệu USD giảm 12,5% so với cùng kỳ. Thặng dư thương mại trong tháng 7/2023 ở mức 275 triệu USD nghiêng về phía Việt Nam.

Sản xuất linh kiện điện tử có tốc tăng trưởng khá cao
Sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng đạt tăng trưởng xuất khẩu 3 con số sang thị trường Ấn Độ

Trong tháng 7/2023, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất với 199,2 triệu USD, tăng 152,7% so với cùng kỳ năm 2022, chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ chiếm 26%.

Thứ hai là nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện với giá trị 115,5 triệu USD, tăng 3,2% và chiếm tỷ trọng 15,1%. Thứ ba là nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác với giá trị 90,7 triệu USD, giảm 4,0% so với cùng kỳ năm 2022.

Một số nhóm hàng khác có mức tăng trưởng ấn tượng như hạt điều tăng 34 lần từ mức 6.000 USD lên 11,3 triệu USD; sắt thép các loại tăng hơn 10 lần từ mức 4,6 triệu USD lên 52,6 triệu USD; gỗ và các sản phẩm từ gỗ tăng gần gấp 4 lần từ 2,6 triệu USD lên 13,3 triệu USD.

Ngược lại một số nhóm hàng cho thấy sự suy giảm đáng kể như giày dép các loại giảm 63% từ 28 triệu USD xuống còn 10,2 triệu USD; Xơ sợi dệt các loại giảm 53% từ 10,8 triệu USD xuống 5 triệu USD.

Tính chung 7 tháng năm 2023, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ đạt 8,3 tỷ USD, giảm 7,7% so với mức 8,98 tỷ USD cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ trong 7 tháng đầu năm 2023 ở mức 4,66 tỷ USD, giảm 1,1% so với mức 4,72 tỷ USD năm ngoái. Nhập khẩu từ Ấn Độ vào Việt Nam đạt 3,64 tỷ USD, giảm 14,9%. Thặng dư thương mại 1,02 tỷ USD (tăng 130,6%).

Theo Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ, số vấn đề có thể tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư giữa Ấn Độ với Việt Nam.

Trong đó, ngày 20/7/2023, Tổng cục Ngoại thương Ấn Độ ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo tẻ thường, có hiệu lực ngay lập tức. Lệnh cấm trên dẫn đến thiếu hụt trên 10% lượng gạo xuất khẩu thế giới xét trên tổng thế, còn nếu tính riêng gạo tẻ trắng, thì mức độ thiếu hụt sẽ còn lớn hơn. Hiện chưa có thông tin về việc Ấn Độ sớm dỡ lệnh cấm xuất khẩu gạo.

Ngày 29/7/2023, Tổng cục Ngoại thương Ấn Độ đã ra thông báo số 21/2023 cấm xuất khẩu cám gạo trích ly (Deoiled Rice Bran Extraction- DORB), có hiệu lực ngay lập tức và kéo dài đến ngày 30/11.

Ngày 19/8/2023, Ấn Độ đã áp đặt mức thuế 40% đối với mặt hàng hành tây xuất khẩu (mã HS 070310) cho đến ngày 31/12 để tăng nguồn cung mặt hàng này ở trong nước. Quyết định này đưa ra trong bối cảnh chỉ số lạm phát tháng 7 (công bố ngày 14/8) tại Ấn Độ đã tăng vọt lên mức cao nhất trong 15 tháng là 7,44%.

Theo dữ liệu do Bộ các vấn đề người tiêu dùng Ấn Độ, giá hành tây bán lẻ trung bình trên toàn Ấn Độ ở mức 30,72 Rs/kg, với mức giá tối đa là 63 Rs/kg và giá tối thiểu là 10 Rs/kg; tại Delhi, hành tây có giá 37 Rs/kg.

Hành tây là mặt hàng thực phẩm thiết yếu tại Ấn Độ; người tiêu dùng Ấn Độ đặc biệt nhạy cảm với giá hành tây so với nhiều loại rau khác. Có thông tin cho thấy nhiều thiệt hại đối với kho hành tây dự trữ, đang bị nấm tấn công do mưa lớn và nguồn cung ít hơn trước. Quyết định tăng thuế cũng nhằm tăng khả năng cung cấp hành tây tại thị trường nội địa, đặc biệt là trước mùa lễ hội sắp tới tại Ấn Độ.

Theo số liệu của Bộ Công Thương Ấn Độ, trong 6 tháng đầu năm 2023, Việt Nam nhập khẩu 40,8 nghìn tấn hành tây từ Ấn Độ (mã HS 070310), đứng thứ 9 trong số các quốc gia nhập khẩu mặt hàng này của Ấn Độ (tổng xuất khẩu của Ấn Độ là 1,456 triệu tấn).

Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thương mại điện tử: Cơ hội đưa nông sản Việt

Thương mại điện tử: Cơ hội đưa nông sản Việt ''vươn xa''

Kết nối tiêu thụ, tạo đầu ra cho nông sản qua sàn thương mại điện tử được quan tâm đẩy mạnh nhằm tăng cơ hội xuất khẩu, đưa nông sản Việt “vươn xa”.
Xuất khẩu tuần từ 22-28/4: Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng tăng trưởng

Xuất khẩu tuần từ 22-28/4: Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng tăng trưởng

Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng đà tăng trưởng...là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần 22-28/4.
Xuất khẩu gạo sang khu vực Âu Mỹ tăng đột biến

Xuất khẩu gạo sang khu vực Âu Mỹ tăng đột biến

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang khu vực châu Âu - châu Mỹ những tháng đầu năm 2024 tăng đột biến, trong đó tăng mạnh nhất là Cuba.
Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Dù hội tụ đủ những điều kiện phát triển ngành rau quả nhưng các “điểm nghẽn” về cơ chế, chính sách khiến quy mô xuất khẩu của vùng còn rất khiêm tốn.
Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Tỉnh Gia Lai đề xuất sớm hình thành một Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên và hướng ra các tỉnh Duyên hải miền Trung.

Tin cùng chuyên mục

Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên là vùng đất sở hữu nhiều lợi thế phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, nhờ tính đặc thù về bản sắc văn hoá, vị trí địa chính trị.
Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Quý I/2024, xuất khẩu hồ tiêu giảm 26,1%. Trong khi nhiều thị trường tăng mua hồ tiêu từ Việt Nam thì thị trường Trung Quốc lại giảm nhập khẩu.
Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh diễn ra từ ngày 26-30/4.
Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Việc có được một Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho hoạt động xuất khẩu gạo thời gian tới.
Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm

Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm ''Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024''

Tối 26/4, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức khai mạc Hội chợ triển lãm "Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024".
Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu xi măng và clinker sang Philippines tăng nhẹ 2,3% về lượng, nhưng giảm 6,9% về kim ngạch và giảm 9% về giá so với cùng kỳ.
Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Theo các chuyên gia, tương phản với sự tăng trưởng nhanh về quy mô của thương mại điện tử là tính không bền vững, thiếu sự liên kết giữa các vùng.
Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam

Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam

Hoa Kỳ thông báo nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam.
Đắk Lắk: Thị trường cà phê hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh bền vững

Đắk Lắk: Thị trường cà phê hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh bền vững

Thị trường cà phê đang hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh, bền vững. Đây là một trong những yêu cầu mang tính sống còn trong cạnh tranh xuất khẩu hiện nay.
Chú trọng chuỗi giá trị để xuất khẩu gạo Việt có giá cao

Chú trọng chuỗi giá trị để xuất khẩu gạo Việt có giá cao

Để xuất khẩu gạo tận dụng được cơ hội của thị trường cũng như bán được giá cao, doanh nghiệp cần phải chú trọng chuỗi giá trị sản xuất, xây dựng thương hiệu.
Tăng cường kết nối cảng biển Việt Nam - Pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế

Tăng cường kết nối cảng biển Việt Nam - Pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế

Kết nối sâu rộng với hệ thống cảng Pháp mở ra cánh cửa cơ hội lớn cho kinh tế Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh xuất nhập khẩu của ta trên trường quốc tế.
Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường quan trọng của xuất khẩu gạo Việt Nam

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường quan trọng của xuất khẩu gạo Việt Nam

Trong quý I/2024, kim ngạch xuất khẩu gạo sang khu vực thị trường châu Á - châu Phi ghi nhận nhiều tín hiệu tốt khi hầu hết các thị trường chính đều tăng.
Các tỉnh Tây Nguyên cần tăng cường tính liên kết vùng để phát triển kinh tế

Các tỉnh Tây Nguyên cần tăng cường tính liên kết vùng để phát triển kinh tế

Đắk Lắk giữ vai trò nòng cốt trong liên kết vùng Tây Nguyên trong các hoạt động xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu theo quy mô chuyên nghiệp.
Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Phát triển TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk trở thành “Thành phố cà phê của thế giới”; gắn với phát triển du lịch sinh thái, khai thác các giá trị văn hóa địa phương.
Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng đạt mốc cao nhất trong mọi thời đại. Hiện nay chưa có thông tin nào có thể khiến cho giá cà phê trong nước và thế giới dừng lại
Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.
Đắk Lắk: Khai mạc Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên

Đắk Lắk: Khai mạc Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên

Kỳ vọng đưa vùng Tây Nguyên ra khỏi vị trí “vùng trũng” trong phát triển ngoại thương, thu hẹp dần khoảng cách về thu nhập và trình độ phát triển thương mại.
Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

Hàng năm, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn thu về trên 1 tỷ USD, mặt hàng này đang hướng đến con số xuất khẩu 2 tỷ USD vào năm 2030.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Sáng 26/4, tại Cần Thơ, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết về xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và bàn định hướng xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Giá gạo xuất khẩu được dự báo như thế nào trong năm 2024?

Giá gạo xuất khẩu được dự báo như thế nào trong năm 2024?

Dù có lúc trồi sụt, nhưng giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam năm 2024 được dự báo sẽ quanh mức 600 USD/tấn, cao hơn con số 575 USD/tấn của năm 2023.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động