Những lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam khi tiếp cận thị trường Ấn Độ
Thông tin thương vụ 13/07/2023 15:51 Theo dõi Congthuong.vn trên
Quy trình và thủ tục cấp Giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng tại Ấn Độ Tham dự Hội thảo “Hướng dẫn tra cứu thông tin và giải quyết tranh chấp thương mại với đối tác Ấn Độ” |
Sau khi tổ chức Hội thảo trực tuyến “Một số lưu ý trong đàm phán, ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng với đối tác Ấn Độ” vào ngày 05/7/2023 với sự tham gia của gần 150 doanh nghiệp, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đã nhận được nhiều phản hồi của doanh nghiệp Việt Nam đề nghị tiếp tục tổ chức các hoạt động tương tự.
![]() |
Theo đề nghị của các doanh nghiệp, chiều ngày 12/7/2023, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đã tổ chức Hội thảo trực tuyến tiếp theo với chủ để “Hướng dẫn tra cứu thông tin và giải quyết tranh chấp thương mại với đối tác Ấn Độ”, chương trình này đã thu hút được sự tham dự của hơn 170 doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Phát biểu khai mạc, ông Bùi Trung Thướng, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Ấn Độ cho biết, Ấn Độ hiện là nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Đức. Theo nghiên cứu của Goldman Sachs công bố ngày 6/7, Ấn Độ sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào năm 2075, Ấn Độ không chỉ vượt qua Nhật Bản và Đức mà còn cả Hoa Kỳ. Thị trường Ấn Độ mở rất nhiều tiềm năng hợp tác kinh doanh trên nhiều lĩnh vực cho các doanh nghiệp Việt Nam. Để phát triển các mối kinh doanh với các đối tác Ấn Độ, các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu kỹ các thông tin về doanh nghiệp đối tác.
![]() |
Tại buổi hội thảo, ông Thướng đã hướng dẫn các doanh nghiệp về việc sử dụng một số công cụ để tra cứu thông tin về đối tác Ấn Độ trên các cổng thông tin của chính phủ như Bộ Doanh nghiệp (MCA), tra cứu thông qua mã số thuế hàng hóa và dịch vụ (GST) và thông qua mã số xuất nhập khẩu (IEC). Đồng thời, ông Thướng đã giới thiệu sơ bộ về quy trình khiếu nại với Tổng cục Ngoại thương Ấn Độ trong trường hợp xảy ra tranh chấp thương mại.
Tiếp theo, ông Đỗ Duy Khánh, Bí thư thứ Nhất đã hướng dẫn các doanh nghiệp bằng cách thao tác trực tiếp trên các Cổng thông tin điện của Ấn Độ để tìm kiếm các thông tin về doanh nghiệp và hướng dẫn gửi khiếu nại tại Tổng cục Ngoại thương Ấn Độ.
Ông Khánh nhấn mạnh đến sự quan trọng của việc tìm hiểu thông tin cơ bản về doanh nghiệp Ấn Độ khi kinh doanh với các đối tác này. Các thông tin bao gồm tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, email, website, đại diện pháp nhân, mã số doanh nghiệp, mã số thuế GST và mã xuất nhập khẩu IEC.
![]() |
Phát biểu kết thúc chương trình, ông Thướng cũng lưu ý các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia đàm phán với các đối tác Ấn Độ cần hết sức cẩn thận, làm từng bước và cần thể hiện bằng văn bản hoặc Email, khi ký kết hợp đồng cần tìm hiểu kỹ từng điều khoản để tránh các trường hợp khiếu nại tranh chấp về sau.
Ông Thướng đề nghị doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục gửi những thông tin và câu hỏi cụ thể đối với từng ngành hàng để Thương vụ tại Ấn Độ tổ chức các chương trình hội thảo trực tuyến thực chất, hiệu quả trong thời gian tới, đáp ứng các nhu cầu cấp thiết từ phía doanh nghiệp Việt Nam.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Dư địa hợp tác thương mại, đầu tư giữa Việt Nam - khu vực Á Âu còn rất lớn

Việt Nam đang xuất khẩu mặt hàng nào nhiều nhất sang Singapore?

Tăng cường quảng bá các sản phẩm của Việt Nam tại Bahrain

Mời tham dự và trưng bày sản phẩm tại Hội chợ dệt may Nam Á năm 2023

Hội chợ thương mại quốc tế Ấn Độ IITF 2023 cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp của Việt Nam
Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp thực phẩm Ấn Độ tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư tại Việt Nam

Mời doanh nghiệp tham dự và trưng bày sản phẩm tại Hội chợ triển lãm thực phẩm Ấn Độ 2023

Cơ hội mở rộng thị phần hàng nông thủy sản, thực phẩm Việt Nam tại Nhật Bản

Mời tham dự và trưng bày sản phẩm tại Hội chợ triển lãm đồ gỗ, nội thất tại Mumbai-Ấn Độ

Tunisia - cửa ngõ để hàng Việt tiến sâu hơn vào châu Phi, Ả Rập

Thuỷ sản Việt Nam được thị trường Thụy Sỹ ưa chuộng

Gia tăng cơ hội xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nigeria

“Made in Viet Nam 2023” - đòn bẩy đưa hàng Việt Nam sang Australia

Xuất khẩu hàng hóa sang Algeria: Triển vọng đi kèm thách thức

Xuất khẩu gạo sang Indonesia: Nâng chất lượng và hướng đến phân khúc cao cấp

Tận dụng RCEP để gia tăng hàng hóa, thương hiệu Việt tại Indonesia

Hà Nội quảng bá, xúc tiến đầu tư - thương mại tại Australia

Việt Nam - điểm đến hàng đầu của hàng hóa dịch vụ Canada trong ASEAN

Xây dựng thương hiệu, đa dạng sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Australia

Algeria nới lỏng chính sách hạn chế nhập khẩu, cơ hội cho hàng Việt Nam

Gia tăng sự hiện diện của hàng hóa Việt Nam tại Tây Ban Nha

Indonesia cần thêm 1,5 triệu tấn gạo dự trữ, cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu cho Việt Nam

Thị trường Pakistan chuộng nhập khẩu những mặt hàng nào của Việt Nam?

Cơ hội để ngành da giày gia tăng thị phần xuất khẩu sang Canada
