Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu: Doanh nghiệp Việt cần đáp ứng tiêu chí nào?
Công nghiệp Hỗ trợ 31/08/2023 15:00 Theo dõi Congthuong.vn trên
Hội nghị tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ năm 2023 Tăng liên kết vùng, phát triển chuỗi cung ứng dệt may qua ITCPE - Vietnam Texprint 2023 |
Tại Hội nghị Tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ 2023 (SFS 2023) được tổ chức mới đây ở TP. Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp FDI đã đưa ra danh sách hơn 350 chi tiết linh kiện có nhu cầu tìm nhà cung cấp trong nước. Tuy nhiên không phải nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ nào của Việt Nam cũng có thể đáp ứng các yêu cầu theo chuẩn mà doanh nghiệp FDI đưa ra.
![]() |
TTI đang tập trung tìm kiếm các nhà cung cấp cho các thành phần kim loại, gia công tiện và phay, dập kim loại, đúc khuôn, các bộ phần của động cơ |
Liên quan vấn đề này, bà Sabrina Anh Tran, Giám đốc Bộ phận Mua hàng tại Techtronic Industries (TTI) - doanh nghiệp tham gia hợp tác với Trung tâm Phát triển công nghiệp hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh (CSID) trong nhiều năm qua - cho biết: Các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp thách thức về chi phí, chất lượng, dịch vụ và giao tiếp khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trong đó, về chi phí, mục tiêu của TTI là mang lại giá cả cạnh tranh cho khách hàng trên toàn thế giới “Chúng tôi chỉ có thể đạt được điều này bằng cách tìm kiếm các linh kiện cạnh tranh cho sản phẩm của chúng tôi. Cách chúng tôi sẽ làm việc với các nhà cung cấp trước đó là xem xét cấu trúc chi phí tổng thể trong báo giá của họ; phân tích chi phí của các thành phần và cân nhắc chúng tôi có thể hỗ trợ những gì. Ví dụ: Chúng tôi có một mạng lưới lớn các nguồn cung ứng nguyên liệu thô có thể giới thiệu cho nhà cung cấp nếu nguồn hiện tại của họ không đủ cạnh tranh”- bà Sabrina Anh Tran chỉ ra.
Về chất lượng (bao gồm thời gian giao hàng, sản phẩm và dịch vụ được cung cấp). Theo bà Sabrina Anh Tran, TTI có đội ngũ phát triển vận hành sản xuất dành cho nhà cung cấp (Operation Excellence - OPEX), đội ngũ quản lý chất lượng và đội ngũ phát triển kỹ thuật cho nhà cung cấp,… để đánh giá và hỗ trợ nhà cung cấp cải thiện các lĩnh vực sản xuất cụ thể và giúp nâng cấp các nhà cung cấp địa phương lên một tiêu chuẩn tương ứng với tiêu chuẩn quốc tế.
Về giao tiếp, đây là yêu cầu rất quan trọng đối với các nhà cung cấp vì điều này thể hiện tính minh bạch ở mọi giai đoạn của chuỗi cung ứng và nếu nhà cung cấp giao tiếp một cách rõ ràng với thông tin xác thực thì sẽ có nhiều cơ hội để phát triển việc hợp tác và giảm thiểu rủi ro về chuỗi cung ứng của hai bên.
Bên cạnh đó, theo bà Sabrina, các nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam đều là những chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất của họ. Tuy nhiên, đối với TTI, doanh nghiệp nên có khả năng đổi mới, tăng cường đầu tư vào đội ngũ nghiên cứu và phát triển để nâng tầm lên một cấp độ cao hơn và thực sự thu hút được nhiều khách hàng.
“R&D và đổi mới sáng tạo là thách thức cũng đồng thời là cơ hội của nhà cung cấp Việt. Cụ thể về R&D, nhà cung cấp có thể hỗ trợ khách hàng trong giai đoạn thiết kế để đảm bảo ý tưởng thiết kế sản phẩm có thể được chuyển đổi một cách phù hợp sang quá trình sản xuất. Còn về đổi mới sáng tạo, các nhà cung cấp cần đổi mới trong việc thiết lập nhà máy từ khâu sản xuất, lưu trữ, đến việc giao hàng đến các nhà máy của khách hàng, để tiết kiệm thời gian, tăng năng suất và giảm chi phí hoạt động và giao hàng”- bà Sabrina gợi ý.
Hiện TTI đang tập trung tìm kiếm các nhà cung cấp cho các thành phần kim loại, gia công tiện và phay, dập kim loại, đúc khuôn, các bộ phần của động cơ,… nhằm hỗ trợ việc mở rộng sản xuất của các đơn vị kinh doanh và các ngành hàng (BU) của TTI tại Việt Nam. Về quy mô nhà cung cấp, TTI đang tìm kiếm các nhà cung cấp có khả năng tích hợp các quy trình công nghiệp theo chiều dọc để có thể hỗ trợ nhiều công đoạn và quy trình sản xuất lắp ráp. Điều này sẽ giúp các nhà cung cấp có thể kiểm soát chất lượng của tất cả các quy trình cũng như đảm bảo chi phí cạnh tranh. |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Hải Anh JSC: Đầu tư cho ngành công nghiệp năng lượng công nghệ cao

Hà Nam: Đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp hỗ trợ Đồng Văn III

Bộ Công Thương và Samsung tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội tận dụng mạng xã hội để xúc tiến giao thương

Từng bước làm chủ công nghệ sản xuất khuôn mẫu, gia tăng vai trò trong chuỗi cung ứng
Tin cùng chuyên mục

Thiếu hệ sinh thái công nghiệp hỗ trợ đang “cản bước” thu hút vốn FDI vào miền Trung

Sắp diễn ra Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam năm 2023 tại TP. Hồ Chí Minh

igus® hợp tác với Tân Cảng Gantry nâng cao hiệu suất cẩu RTG

Hà Nội: Áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến tạo đột phá phát triển công nghiệp hỗ trợ

Toyota Việt Nam tiếp tục đồng hành phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô

Chính thức khai mạc Triển lãm Quốc tế về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo Việt Nam

Kết nối cung - cầu sản phẩm cơ khí và công nghiệp hỗ trợ

Vinamac Expo 2023: Hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp giới thiệu, quảng bá sản phẩm

Công nghiệp ôtô: Nội địa hóa không còn là “giấc mơ”

Giải bài toán nhân lực, nguyên vật liệu cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội

Gia nhập chuỗi sản xuất ngành hàng không, doanh nghiệp Việt cần điều gì?

Gỡ nút thắt để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội

HARTING khánh thành nhà máy sản xuất tại Việt Nam

Hà Nội khuyến khích doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu

Triển lãm Điện tử IEAE Hà Nội quy tụ hơn 200 doanh nghiệp tham gia

Samsung cam kết đồng hành, hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam

Đề nghị ban hành Chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và hydrogen

Để “thoát kiếp” gia công, cần nâng cao năng lực thiết kế

Hà Nội luôn “sát cánh” cùng doanh nghiệp công nghiệp chủ lực
