Thái Nguyên: Những người “giữ lửa” nghề mây tre đan truyền thống Thù Lâm

Trải qua bao thăng trầm, nghề mây tre đan ở làng Thù Lâm (Thái Nguyên) vẫn luôn còn đó những người yêu nghề, giữ nghề và đam mê với nghề.
Thái Nguyên: Phấn đấu tăng mạnh số cơ sở công nghiệp nông thôn thụ hưởng chính sách khuyến công Thái Nguyên: Tận dụng cơ hội từ Hiệp định EVFTA để gia tăng xuất khẩu Quả ngọt từ sự “đồng lòng”, “thông suốt” ở Thái Nguyên

Thù Lâm là một ngôi làng thuộc phường Tiên Phong (thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên), nơi đây có nghề mây tre đan truyền thống, sản xuất ra những vật dụng gần gũi như rổ, rá, giần, sàng,...

Thái Nguyên: Những người “giữ lửa” nghề mây tre đan truyền thống Thù Lâm
Làng nghề truyền thống mây tre đan Thù Lâm (phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên)

Thủy chung với nghề đan lát truyền thống

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống làm nghề mây tre đan, anh Tạ Văn Thành (53 tuổi, làng Thù Lâm) vẫn luôn cố gắng giữ gìn và phát huy những giá trị tinh hoa của nghề.

Anh Thành hồi tưởng, từ khi lên 10 tuổi, anh đã được tiếp xúc với nghề, hàng ngày giúp đỡ bố mẹ những công việc nhỏ như phơi tre, xếp nan. Theo thời gian, bằng sự quan sát, không ngừng học hỏi, anh đã đan lát ra được các loại rổ, rá, giần, sàng, nong, nia, thúng, mủng. Nghề mây tre đan đã gắn bó với anh Thành từ đó, để giờ đây, nghề trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của anh.

Thái Nguyên: Những người “giữ lửa” nghề mây tre đan truyền thống Thù Lâm
Nụ cười rạng rỡ, hạnh phúc khi được gắn bó với nghề

Với nụ cười rạng rỡ luôn nở trên môi, anh Thành hào hứng chia sẻ về những công đoạn để làm ra một sản phẩm mây tre đan hoàn chỉnh. Để tạo ra một chiếc mẹt hay rổ, rá, nong, nia vừa có tính ứng dụng cao cũng như tính thẩm mỹ cao đòi hỏi sự công phu, tỉ mỉ, kiên nhẫn.

Nguyên liệu được chọn phải là loại tre tốt nhất, là loại tre không non, không già, mọc thẳng, có độ cứng cao. Tre, nứa chặt ở rừng về được ngâm nước ở các khe suối một thời gian cho lên màu, chống mối mọt, sau đó vớt lên để phơi khô khoảng 20 ngày rồi cưa, chẻ, vót thành từng sợi nan để đan.

Thái Nguyên: Những người “giữ lửa” nghề mây tre đan truyền thống Thù Lâm
Nan tre được phơi nắng trước khi tiến hành công đoạn đan lát

Gần nửa thế kỷ gắn bó với mây, tre, anh Thành vẫn luôn vẹn nguyên niềm say mê với nghề. Tuy nhiên, tình yêu nghề càng son sắt, thủy chung bao nhiêu thì nỗi lo nghề truyền thống cha ông để lại bị mai một cũng lớn bấy nhiêu. “Các bạn trẻ bây giờ lựa chọn làm việc ở các nhà máy, xí nghiệp vì làm việc ở đó đem lại thu nhập cao hơn. Nghề đan mây tre vì thế cũng thiếu hụt đi thế hệ kế cận”, anh Thành tâm sự.

Bà Hoàng Thị Bình (71 tuổi, làng Thù Lâm) kể rằng bà không biết nghề đan lát mây tre truyền thống của làng Thù Lâm có từ bao giờ. Bà chỉ biết từ khi sinh ra và lớn lên đã thấy ông, bà, bố, mẹ của mình tự đan lát những vật dụng dùng cho sinh hoạt gia đình thường ngày. Nghề đan lát đến với bà cũng tự nhiên như thế, khi bà chỉ nhìn rồi bắt chước làm theo. Dần dần, bà Bình đã biết tự đan những chiếc rổ, rá đơn giản rồi đến những vật dụng phức tạp hơn sau này.

Thái Nguyên: Những người “giữ lửa” nghề mây tre đan truyền thống Thù Lâm
Để tạo ra một sản phẩm vừa có tính ứng dụng cao cũng như tính thẩm mỹ cao đòi hỏi sự công phu, tỉ mỉ, kiên nhẫn

Cũng giống như anh Thành, bà Bình luôn đau đáu về tương lai của nghề mây tre đan truyền thống, lo lắng nghề sẽ bị mai một theo thời gian.

Bà Bình chia sẻ: “Giờ đây, các sản phẩm đan lát thủ công không còn được ưa chuộng như trước, không có nhiều người trẻ gắn bó với nghề. Ước mong lớn nhất của tôi là không muốn nghề mây tre đan truyền thống của làng Thù Lâm bị mai một theo thời gian. Vì vậy, hàng ngày, tôi vẫn miệt mài với công việc đan lát và dành nhiều thời gian, tâm huyết để truyền nghề cho con cháu và bất cứ ai có nguyện vọng học nghề”.

Không để làng nghề truyền thống bị mai một

Gặp ông Nghiêm Văn Bốn (60 tuổi, làng Thù Lâm) trong một không gian ngập tràn mây và tre mới thấy rõ được tâm huyết với nghề truyền thống của người đàn ông đầu đã điểm bạc, da mặt đã hằn lên những nếp nhăn của thời gian.

Thái Nguyên: Những người “giữ lửa” nghề mây tre đan truyền thống Thù Lâm
Ông Nghiêm Văn Bốn vui vẻ cười nói, tin rằng nghề mây tre đan sẽ được gìn giữ và phát huy

Đưa đôi bàn tay khéo léo, tỉ mỉ và cẩn thận vót từng thanh nan, ông Bốn cho biết, trước đây khi chưa có thiết bị hỗ trợ, quá trình thực hiện các sản phẩm mây tre đan mất nhiều thời gian và khó khăn hơn nhiều. Trong quá trình sản xuất, ông Bốn luôn chú trọng đặt chất lượng lên hàng đầu bởi theo ông, đó là điều kiện tiên quyết để nâng tầm một sản phẩm.

Đối với ông Nghiêm Văn Bốn, niềm vui tuổi già không chỉ là con cháu sum vầy, gia đình hạnh phúc như bao người, mà còn là những khát khao, mong muốn gìn giữ và phát triển nghề mây tre đan truyền thống. Ông Bốn luôn quan niệm: “Mỗi người làm nghề mây, tre đan phải luôn luôn sáng tạo, học hỏi không ngừng nghỉ để mở rộng và phát triển nghề hơn nữa”.

Gặp những người như ông Nghiêm Văn Bốn, bà Hoàng Thị Bình, anh Tạ Văn Thành ở làng Thù Lâm mới thấy rõ được tình yêu trọn vẹn, thủy chung với nghề mây tre đan. Trải qua bao thăng trầm, những người nông dân hiền lành, chất phác vẫn luôn “giữ lửa” và “truyền lửa” để bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của nghề mây tre đan truyền thống.

Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống mây tre đan góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa của làng nghề truyền thống Thù Lâm. Từ đó, thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn bền vững.

Vừa qua, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên đã phối hợp cùng Phòng Kinh tế thành phố Phổ Yên, UBND phường Tiên Phong và Trung tâm giáo dục nghề nghiệp mỹ nghệ Hoa Sơn tổ chức lớp truyền nghề mây tre đan do nghệ nhân cấp tỉnh trực tiếp giảng dạy cho các học viên thuộc làng nghề truyền thống mây tre đan Thù Lâm.

Trong thời gian 22 ngày, các học viên đã được các nghệ nhân cấp tỉnh trực tiếp giảng dạy, truyền đạt lý thuyết cơ bản về sản xuất sản phẩm từ mây tre, hướng dẫn thực hành các công đoạn gia công một số sản phẩm mây tre đan. Trong quá trình đào tạo, học viên được hỗ trợ dụng cụ, nguyên liệu thực hành và có kiểm tra, đánh giá tay nghề.

Trao đổi với phóng viên, ông Ngô Ngọc Tâm - Chủ tịch UBND phường Tiên Phong cho biết, UBND phường Tiên Phong sẽ đẩy mạnh vận động, tuyên truyền người dân gìn giữ, phát huy nghề truyền thống mây tre đan Thù Lâm. “Cùng với việc chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm theo nhu cầu của thị trường thì việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm làng nghề là rất quan trọng để tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm”, Chủ tịch UBND phường Tiên Phong cho biết.

Việt Bắc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Với 357 dự án, tổng vốn đầu tư gần 5,98 tỷ USD, hiện Nhật Bản đứng thứ 2 trong số 65 quốc gia, vùng lãnh thổ, có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bình Dương.
Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Trong tuần này (từ 18/11 - 22/11), TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Bình Phước,... đã triển khai quyết định điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt.
Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

TP. Hải Phòng sẽ có cơ chế đột phá thu hút các doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế, đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.
Thái Bình hướng đến mục tiêu 95% người dân hiểu về tác hại của rượu bia

Thái Bình hướng đến mục tiêu 95% người dân hiểu về tác hại của rượu bia

Thái Bình đặt mục tiêu đến năm 2030, 95% người dân trưởng thành được truyền thông về tác hại của rượu bia và các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu bia.
Lào Cai: Nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Lào Cai: Nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Tại tỉnh Lào Cai diễn ra hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền đề án phát triển, nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2030.

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Quyết liệt đẩy mạnh thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Lào Cai: Quyết liệt đẩy mạnh thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị, địa phương chủ động, quyết liệt đẩy mạnh giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công...
Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Tỉnh Quảng Ninh với nguồn lực đầu tư được tạo ra từ phương thức huy động và các biện pháp quản lý mới, hiệu quả, nhờ đó thu được nhiều kết quả tích cực.
Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Thu ngân sách năm 2024 của tỉnh Thanh Hóa ước đạt 54.341 tỷ đồng, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ, trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước.
Hội thảo quốc tế Kết nối công nghệ Đà Nẵng - Australia

Hội thảo quốc tế Kết nối công nghệ Đà Nẵng - Australia

Hội thảo quốc tế Kết nối công nghệ Đà Nẵng-Australia nhằm thúc đẩy kết nối, chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp Đà Nẵng và đối tác, chuyên gia quốc tế.
Lào Cai: Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hồ sơ đề nghị xét công nhận nông thôn mới năm 2024

Lào Cai: Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hồ sơ đề nghị xét công nhận nông thôn mới năm 2024

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa có văn bản khẩn yêu cầu các cơ quan, địa phương đẩy nhanh tiến độ xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024
Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Tối 21/11, tại Hà Nội, Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội năm 2024 đã khai mạc.
Hải Phòng: Khai trương dự án chính quyền số hướng tới minh bạch, hiệu quả và tiện ích

Hải Phòng: Khai trương dự án chính quyền số hướng tới minh bạch, hiệu quả và tiện ích

UBND TP. Hải Phòng khai trương dự án chính quyền số hướng tới mục tiêu hình thành chính quyền số minh bạch, hiệu quả và tiện ích.
Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Ngày 21/11, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức.
Sản phẩm OCOP Quảng Ninh sẵn sàng phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2025

Sản phẩm OCOP Quảng Ninh sẵn sàng phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2025

Doanh nghiệp Quảng Ninh tích cực chuẩn bị các sản phẩm OCOP đa dạng, nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân vào dịp Tết Nguyên đán 2025.
Năm 2025, EVNCPC tiếp tục xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên

Năm 2025, EVNCPC tiếp tục xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên

Năm 2025, Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) sẽ dành 4,9 tỷ đồng từ Quỹ phúc lợi để xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên.
Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Quảng Ninh, tận dụng lợi thế về vị trí, cảng biển và hạ tầng hiện đại, đang phát triển mạnh mẽ trở thành trung tâm logistics quan trọng của khu vực.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Sáng ngày 21/11, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh đã trực tiếp đi kiểm tra, đôn đốc tiến độ các dự án khu đô thị lớn, nhà ở xã hội, thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh.
Lai Châu: Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thông tin tuyên truyền, thông tin đối ngoại

Lai Châu: Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thông tin tuyên truyền, thông tin đối ngoại

Sáng nay (21/11), Sở Thông tin và Truyền thông Lai Châu tổ chức Hội nghị tập huấn lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thông tin tuyên truyền, thông tin đối ngoại.
Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Sau khi sắp xếp, thị xã Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa) sẽ có 30 đơn vị hành chính, gồm 16 phường và 14 xã, chính thức hoạt động từ 00 giờ 00 phút, ngày 1/1/2025.
Lào Cai: Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Lào Cai: Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Văn bản số 6708 về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn tỉnh.
Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác ở cầu treo Bình Thành, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Thừa Thiên Huế yêu cầu Thủy điện Bình Điền giảm lưu lượng để hỗ trợ cứu hộ.
Hải Phòng: Điều chỉnh vốn các dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2024

Hải Phòng: Điều chỉnh vốn các dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2024

Để bảo đảm tiến độ giải ngân vốn theo kế hoạch, TP. Hải Phòng thực hiện điều chỉnh vốn các dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2024.
Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sau hơn ba năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế xã hội.
10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình

Sau 10 năm khoác 'tấm áo' mới, Quần thể danh thắng Tràng An đã trở thành động lực phát triển kinh tế của Ninh Bình.
Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ Chương trình 1719, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động