Thứ bảy 10/05/2025 08:22

Thái Bình: Người tiêu dùng ngày càng ưu tiên sử dụng hàng Việt

Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" tại Thái Bình đã thúc đẩy tiêu thụ hàng nội địa và khẳng định thương hiệu hàng Việt.

Thời gian qua, Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" tại Thái Bình đã đạt nhiều kết quả tích cực. Nổi bật là việc các doanh nghiệp trong tỉnh đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ hàng Việt, góp phần nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về tầm quan trọng của việc ưu tiên sử dụng hàng hóa nội địa.

Theo Ban Chỉ đạo Cuộc vận động, sau 15 năm triển khai, các cấp, ngành và nhân dân trong tỉnh đã hưởng ứng mạnh mẽ. Công tác tuyên truyền và vận động thay đổi nhận thức, hành vi của cả người tiêu dùng lẫn người sản xuất đã được triển khai rộng khắp. Qua đó, sản phẩm hàng hóa Việt Nam ngày càng được quảng bá, giới thiệu sâu rộng, góp phần thúc đẩy sự ưu tiên của người tiêu dùng đối với hàng nội địa.

Đa số người tiêu dùng tại Thái Bình đã nhận thức được tầm quan trọng của việc ưu tiên dùng hàng Việt. Ảnh: S.T

Đặc biệt, nhiều mặt hàng sản xuất tại Thái Bình đã từng bước khẳng định thương hiệu, với tỷ lệ hàng Việt trong các siêu thị và điểm bán lẻ lên tới 75%. Công tác quản lý thị trường cũng được đẩy mạnh, đảm bảo minh bạch thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Sở Công Thương Thái Bình đã tích cực tham mưu UBND tỉnh triển khai các giải pháp phát triển thị trường trong nước, gắn với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Tỉnh hiện có 2 trung tâm thương mại, 15 siêu thị, 218 chợ và nhiều cửa hàng tiện ích, trong đó, thị phần hàng Việt Nam tại các siêu thị chiếm trên 80%.

Ngoài ra, tỉnh còn tổ chức nhiều hội nghị kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại để đưa các sản phẩm OCOP và hàng hóa đặc trưng của tỉnh vào tiêu thụ tại các trung tâm thương mại lớn. Sở Công Thương cũng đã tổ chức nhiều hội nghị kết nối cung - cầu với các siêu thị và doanh nghiệp lớn nhằm quảng bá sản phẩm Việt.

Dù đạt được nhiều kết quả tích cực, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động tại Thái Bình cũng nhận định rằng, vẫn còn một số khó khăn cần khắc phục. Công tác tuyên truyền chưa đều khắp, các hoạt động xúc tiến thương mại, khuyến mại vẫn còn nhỏ lẻ. Tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu vẫn còn tồn tại, gây ảnh hưởng đến lòng tin của người tiêu dùng.

Trong thời gian tới, các cơ quan chức năng sẽ tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung lắng nghe và giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp trong việc quảng bá, mở rộng thị trường và chống hàng giả. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng được khuyến khích cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, giữ vững uy tín và thương hiệu.

Thuỳ Dương
Bài viết cùng chủ đề: Thái Bình

Tin cùng chuyên mục

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nam tính lại vốn đầu tư cao tốc

Ông Trần Sỹ Thanh: Báo chí là đối tác chiến lược của Thủ đô Hà Nội

Thiếu tướng Nguyễn An Phong giữ chức Chính ủy Hải quân

Khi ‘lòng xe điếu’ được chứng nhận sản phẩm gia truyền nổi tiếng quốc gia’?

Bàn giao chức Phó Chính ủy Quân khu 3 giữa hai Thiếu tướng

Trung tướng Đào Tuấn Anh giữ chức Tư lệnh Quân đoàn 34

Đại biểu đề xuất đánh thuế vào một mặt hàng liên quan thói quen trăm triệu người

Mận cherry Sơn La đổ bộ Hà Nội, giá siêu rẻ

Đề xuất nhân rộng mô hình trồng lúa phát thải thấp

Đảng bộ Tiểu đoàn DK1 bước vào nhiệm kỳ mới

70 năm ngành điện Hải Phòng: Dòng điện của niềm tin và khát vọng...

Trung tâm dạy thêm mọc như 'nấm sau mưa': Cảnh báo khoảng trống quản lý

Company Day 2025: Bệ phóng cho sinh viên bước vào ngành dầu khí

Phát động cuộc thi báo chí Tỏa sáng hào khí Cách mạng tháng Tám

Trường Sa xanh trong mắt vị tướng ngày trở lại

Vô lễ với cựu chiến binh, nam sinh Đại học Văn Lang bị kỷ luật khiển trách

Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên

Thời tiết hôm nay 9/5: Hà Nội ngày nắng nóng, đêm mưa

Thời tiết biển hôm nay 9/5/2025: Gió nhẹ, sóng êm

Thi tốt nghiệp 2025: Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt