Thái Bình: Nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường cho doanh nghiệp

Mới đây, Sở Công Thương Thái Bình tổ chức Hội nghị tuyên truyền Luật Bảo vệ môi trường cho doanh nghiệp tại Công ty TNHH Yazaki Hải Phòng Việt Nam-CN Thái Bình.
Thái Bình: Tập huấn Bộ chỉ số DDCI năm 2023 cho hơn 3.000 doanh nghiệp Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án cao tốc Nam Định-Thái Bình, Gia Nghĩa-Chơn Thành Thái Bình: Huyện Tiền Hải đề ra giải pháp cụ thể phát triển kinh tế biển

Tuyên tuyền, phổ biến, giám sát bảo vệ môi trường

Thực hiện Quyết định số 730/QĐ-UBND tỉnh ngày 14/4/2023 của UBND tỉnh Thái Bình về hỗ trợ các tổ chức đoàn thể tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, giám sát bảo vệ môi trường năm 2023.

Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Bảo vệ môi trường nhằm bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, bảo đảm quyền con người được sống trong môi trường trong lành, phục vụ sự nghiệp phát triển lâu bền của đất nước.

Thái Bình: Nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường cho doanh nghiệp
Thạc sĩ khoa học môi trường Trần Thị Hoa phổ biến giáo dục pháp luật, giám sát bảo vệ môi trường

Với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 14, kỳ họp thứ X thông qua ngày 17/10/2020, với nhiều quy định nhằm cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, góp phần giảm chi phí tuân thủ của doanh nghiệp thông qua các quy định: Thu hẹp đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường; tích hợp các thủ tục hành chính vào 01 giấy phép môi trường; đồng bộ các công cụ quản lý môi trường theo từng giai đoạn của dự án, bắt đầu từ khâu xem xét chủ trương đầu tư, thẩm định dự án, thực hiện dự án cho đến khi dự án đi vào vận hành chính thức và kết thúc dự án. Kiểm soát, phòng ngừa các chất ô nhiễm ảnh hưởng đến môi trường và con người…

Hội nghị đã dành nhiều thời gian để thảo luận, trao đổi, liên hệ thực tế, giải đáp các vướng mắc của học viên và chia sẻ kinh nghiệm trong thực thi luật và công tác bảo vệ môi trường tại doanh nghiệp trong các khu công nghiệp như: Phân loại và xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại; Cách sử dụng tái chế chất thải; cải thiện chất lượng môi trường không khí…

Theo Thạc sĩ khoa học môi trường Trần Thị Hoa, Học viện Môi trường Việt Nam đã truyền đạt các nội dung chính của Luật Bảo vệ môi trường: Khái quát về Luật Bảo vệ môi trường 2020, những điểm mới của Luật Bảo vệ môi trường: Phân loại dự án theo các tiêu chí về môi trường; đánh giá sơ bộ tác động môi trường và đánh giá tác động môi trường; đăng ký môi trường; thủ tục cấp Giấy phép môi trường; quản lý chất thải rắn sinh hoạt; các Nghị định và Thông tư liên quan đến xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường… các vấn đề gặp phải trong việc tuân thủ các yêu cầu pháp luật như: Quản lý chất thải rắn, biển cảnh báo an toàn và an toàn lao động trong quá trình thực hiện công việc.

Không vì lợi ích kinh tế mà đánh đổi môi trường

Với quan điểm “Không vì lợi ích kinh tế mà đánh đổi môi trường”, Thái Bình xác định phát triển các khu công nghiệp phải đi đôi với bảo vệ môi trường nhằm tạo môi trường đầu tư bền vững.

Thái Bình: Nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường cho doanh nghiệp
Công tác xử lý nước thải tại các KCN được tỉnh Thái Bình đặc biệt quan tâm

Theo ông Hoàng Văn Ngoạn, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Bình cho biết: Để xử lý nước thải bảo đảm đạt tiêu chuẩn theo quy định trước khi xả thải ra môi trường, thời gian qua, việc đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung tại các khu công nghiệp trên địa bàn đã được chú trọng triển khai, đáp ứng nhu cầu xử lý nước thải của các doanh nghiệp. Đến nay, 100% khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung; trong đó, 5 khu công nghiệp đã đưa vào vận hành chính thức, 2 khu công nghiệp đang vận hành thử nghiệm hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đã chủ động đấu nối nước thải sản xuất và sinh hoạt vào hệ thống xử lý nước thải tập trung. Cùng với đó, một số doanh nghiệp trong khu công nghiệp, hoạt động sản xuất có phát sinh nước thải được miễn trừ đấu nối, đã xây dựng và đưa vào vận hành trạm xử lý nước thải riêng như Công ty TNHH May Texhong Thái Bình công suất 6.000m3/ngày đêm, Công ty TNHH Công nghiệp Shengfang công suất 800m3/ngày đêm, Công ty TNHH Công nghiệp Tactician công suất 800m3/ngày đêm...

Trạm xử lý nước thải ở khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh vận hành từ năm 2012, công suất 4.650m3/ngày đêm, xử lý nước thải cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh, một phần khu công nghiệp Phúc Khánh và cụm công nghiệp Phong Phú. Từ tháng 8/2019, trạm xử lý nước thải khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh được bàn giao cho Công ty Cổ phần Kỹ thuật công nghệ Green Eden Hà Nội quản lý, vận hành.

Ông Nguyễn Việt Hiệp, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Kỹ thuật công nghệ Green Eden cho biết: Sau gần 4 năm tiếp nhận, công ty đã tập trung nguồn lực cải tạo toàn bộ hệ thống xử lý nước thải với công nghệ tiên tiến. Đồng thời, lắp đặt hệ thống thiết bị quan trắc nước thải tự động và truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, giám sát. Theo kết quả quan trắc, các thông số môi trường sau hệ thống xử lý nước thải luôn nằm trong giới hạn cho phép cột A - QCVN 40:2011/BTNMT. Hiện nay, cơ bản các doanh nghiệp hoạt động đã đấu nối vào khu xử lý nước thải tập trung, góp phần bảo đảm môi trường xung quanh.

Công ty TNHH Giấy và Bao bì Thái Hiệp Hưng (khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh) chuyên sản xuất giấy và bìa carton với 2 nhà máy, sản lượng 30.000 tấn/năm, tạo việc làm cho 150 lao động. Ông Nguyễn Văn Trường, Giám đốc sản xuất cho biết: Trong chiến lược phát triển, công ty đặc biệt quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, nhất là xử lý nước thải trong quá trình sản xuất. Vì vậy, công ty đã đầu tư khu xử lý nước thải tuần hoàn với tổng kinh phí trên 5 tỷ đồng, công suất 70m3/ngày đêm, đạt cột B trước khi đưa vào hệ thống đấu nối của trạm xử lý nước thải khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh.

Mặc dù đã có nhiều chuyển biến nhưng thực tế công tác bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp vẫn còn khó khăn, tiềm ẩn gây ô nhiễm cao nếu không được kiểm soát thường xuyên, chặt chẽ. Vì vậy, để tăng cường công tác bảo vệ môi trường nói chung, xử lý nước thải trong các khu công nghiệp nói riêng, thời gian tới tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho các cơ sở sản xuất công nghiệp, chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn.

Đồng thời, chỉ đạo rà soát, điều chỉnh, ban hành các thủ tục hành chính về môi trường theo hướng cụ thể hóa các quy trình, thủ tục, rút ngắn thời gian thực hiện các hồ sơ, thủ tục về môi trường. Nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra; kiên quyết xử lý nghiêm, kịp thời các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; kiểm soát chặt chẽ môi trường của các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất có nguồn thải, công suất xả thải lớn, nguy cơ ô nhiễm cao.

Đức Lâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: bảo vệ môi trường

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bổ nhiệm Tổng Biên tập Báo Nam Định

Bổ nhiệm Tổng Biên tập Báo Nam Định

Ngày 9/4/2025, Ban Tổ chức tỉnh uỷ Nam Định đã công bố quyết định sáp nhập 2 cơ quan báo chí địa phương và bổ nhiệm Tổng Biên tập Báo Nam Định mới.
Đề xuất dừng chặt cây, lấy đất làm Nhà máy rác Côn Đảo

Đề xuất dừng chặt cây, lấy đất làm Nhà máy rác Côn Đảo

Cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất chưa thực hiện việc khai thác tận dụng lâm sản để giải phóng mặt bằng thuộc dự án Nhà máy xử lý rác Côn Đảo.
Vĩnh Phúc: Tập đoàn Thép Việt Đức có Phó Chủ tịch 9X

Vĩnh Phúc: Tập đoàn Thép Việt Đức có Phó Chủ tịch 9X

Tập đoàn Thép Việt Đức tại Vĩnh Phúc bổ nhiệm Phó Chủ tịch HĐQT thế hệ 9X, mở ra làn sóng lãnh đạo trẻ với tư duy hiện đại và tầm nhìn quốc tế.
Huyện Nhơn Trạch thay đổi ra sao nếu sáp nhập vào TP. Hồ Chí Minh?

Huyện Nhơn Trạch thay đổi ra sao nếu sáp nhập vào TP. Hồ Chí Minh?

Nếu sáp nhập huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) vào TP. Hồ Chí Minh không chỉ thay đổi địa giới hành chính mà còn mở ra cơ hội phát triển đột phá cho địa phương này.
Tỉnh nào từng được hình thành từ Bình Thuận và Ninh Thuận?

Tỉnh nào từng được hình thành từ Bình Thuận và Ninh Thuận?

Trước đây, hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận từng có quãng thời gian hợp nhất thành một. Tên tỉnh này có thể nhiều người chưa từng nghe qua.

Tin cùng chuyên mục

Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu còn bao nhiêu xã nếu sáp nhập vào TP. Hồ Chí Minh?

Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu còn bao nhiêu xã nếu sáp nhập vào TP. Hồ Chí Minh?

Sở Nội vụ TP. Hồ Chí Minh vừa có tờ trình về sắp xếp cấp xã của tỉnh Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu và huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) sau khi sáp nhập vào thành phố.
TP. Hồ Chí Minh: Chi tiết hai phương án sắp xếp cấp xã, phường

TP. Hồ Chí Minh: Chi tiết hai phương án sắp xếp cấp xã, phường

Sở Nội vụ TP. Hồ Chí Minh vừa có tờ trình về hai phương án bỏ cấp quận, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn toàn thành phố.
Gấp rút giải quyết tồn đọng tại Thủy điện Bản Vẽ trước khi bỏ cấp huyện

Gấp rút giải quyết tồn đọng tại Thủy điện Bản Vẽ trước khi bỏ cấp huyện

Tỉnh Nghệ An đang gấp rút giải quyết các tồn đọng, vướng mắc liên quan đến Nhà máy thủy điện Bản Vẽ trước khi không tổ chức cấp huyện.
Điện Biên: Hơn 30,7 tỷ đồng xây nhà cho hộ nghèo

Điện Biên: Hơn 30,7 tỷ đồng xây nhà cho hộ nghèo

Chiều 8/4, tại hội nghị tổng kết hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo các bản giáp biên giới, chương trình làm nhà mới cho hộ nghèo được đưa vào sử dụng.
Đặt tượng cố Tổng Bí thư Lê Duẩn tại Trung ương Cục miền Nam

Đặt tượng cố Tổng Bí thư Lê Duẩn tại Trung ương Cục miền Nam

Ngày 8/4, Tỉnh ủy Đồng Nai tổ chức Lễ khánh thành tượng cố Tổng Bí thư Lê Duẩn tại di tích Trung ương Cục miền Nam (1961-1962), xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu.
Kinh tế Nam Định: 3 đột phá cho 9 tháng cuối năm 2025

Kinh tế Nam Định: 3 đột phá cho 9 tháng cuối năm 2025

UBND tỉnh Nam Định vừa triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 9 tháng cuối năm, với quyết tâm duy trì đà tăng trưởng và tạo bứt phá.
EVNCPC chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn miền Trung - Tây Nguyên

EVNCPC chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn miền Trung - Tây Nguyên

EVNCPC đã dành nguồn lực gần 120 tỷ đồng để xây dựng hơn 300 nhà tình nghĩa, chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn miền Trung - Tây Nguyên.
Bà Rịa - Vũng Tàu xin giữ tên xã, phường cũ sau sáp nhập

Bà Rịa - Vũng Tàu xin giữ tên xã, phường cũ sau sáp nhập

Nhiều địa phương ở Bà Rịa - Vũng Tàu dự kiến dùng tên các địa danh nổi tiếng, gắn liền với văn hóa, lịch sử để đặt tên cho các phường, xã sau khi sắp xếp.
Lịch cúp điện Bà Rịa - Vũng Tàu từ ngày 8/4 đến 10/4

Lịch cúp điện Bà Rịa - Vũng Tàu từ ngày 8/4 đến 10/4

Lịch dự kiến cúp điện tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ ngày 8/4 đến ngày 10/4, theo Điện lực Miền Nam.
Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 8/4 đến 10/4

Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 8/4 đến 10/4

Cập nhật lịch cúp điện (cắt điện) trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ ngày 8/4 đến 10/4/2025, thông tin từ Công ty Điện lực Tiền Giang.
Hai tỉnh nào có chỉ số cải cách hành chính cao nhất?

Hai tỉnh nào có chỉ số cải cách hành chính cao nhất?

Theo báo cáo do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa công bố, 2 tỉnh nào có chỉ số cải cách hành chính cao nhất năm 2024?
Nhân sự địa phương: Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh thêm nhiệm vụ

Nhân sự địa phương: Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh thêm nhiệm vụ

Về thông tin nhân sự địa phương tuần qua (31/3-6/4), ông Nguyễn Văn Được, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Quân sự TP. Hồ Chí Minh.
Hải Phòng: Quý I/2025 chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 15,06%

Hải Phòng: Quý I/2025 chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 15,06%

Quý I/2025, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 15,06% so với cùng kỳ năm trước, cho thấy sự phục hồi và phát triển ổn định của ngành công nghiệp Hải Phòng
Kiên Giang và An Giang từng sáp nhập rồi chia tách thế nào?

Kiên Giang và An Giang từng sáp nhập rồi chia tách thế nào?

Trong lịch sử, tỉnh Long Châu Hà khi xưa từng được sáp nhập bởi một phần diện tích của tỉnh Kiên Giang, An Giang và TP. Cần Thơ ngày nay.
Chuyển đổi xanh - xu thế tất yếu tại Bắc Trung Bộ

Chuyển đổi xanh - xu thế tất yếu tại Bắc Trung Bộ

Chuyển đổi xanh là xu thế tất yếu không chỉ tại Bắc Trung Bộ, khi thế giới đang đối mặt với những thách thức to lớn từ biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường.
Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Lâm Đồng

Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Lâm Đồng

Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Lâm Đồng đánh dấu bước ngoặt quan trọng của tỉnh nhà và hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam.
Thanh Hóa kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng

Thanh Hóa kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng

Chiến thắng Hàm Rồng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, đóng góp to lớn vào Ðại thắng mùa Xuân, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
​Lịch cúp điện Tiền Giang ngày 4/4/2025

​Lịch cúp điện Tiền Giang ngày 4/4/2025

Lịch cúp điện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ngày mai (4/4/2025), thông tin từ Công ty Điện lực Tiền Giang.
Kinh tế Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông trước sáp nhập tỉnh

Kinh tế Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông trước sáp nhập tỉnh

Bình Thuận là tỉnh trội hơn về quy mô kinh tế so với 2 địa phương còn lại. Tuy nhiên, nếu sáp nhập 3 tỉnh này với nhau sẽ có nhiều dư địa để phát triển.
Đồng Nai và Bình Phước từng sáp nhập, chia tách thế nào?

Đồng Nai và Bình Phước từng sáp nhập, chia tách thế nào?

Có những thời điểm Đồng Nai và Bình Phước đều thuộc trấn Biên Hòa. Sau nhiều lần chia tách, sáp nhập, 2 địa phương này đã khẳng định sức vóc trong khu vực.
Mobile VerionPhiên bản di động