Thái Bình: Huyện Tiền Hải đề ra giải pháp cụ thể phát triển kinh tế biển

Ông Hoàng Quốc Việt - Chủ tịch Hội Nông dân Tiền Hải, Thái Bình đã đề xuất 5 giải pháp giúp hội viên phát triển và làm giàu từ kinh tế biển.
Thái Bình lên tiếng về việc xóa bỏ Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án cao tốc Nam Định-Thái Bình, Gia Nghĩa-Chơn Thành

Xác định kinh tế biển là mũi nhọn

Tại Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Thái Bình lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 – 2028, ông Hoàng Quốc Việt - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tiền Hải - đã phát biểu tham luận về nội dung: “Tổ chức thực hiện phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, phát triển kinh tế biển”.

Thái Bình: Huyện Tiền Hải đề ra giải pháp cụ thể phát triển kinh tế biển
Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Thái Bình lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 – 2028

Ông Hoàng Quốc Việt cho biết, những năm gần đây, Tiền Hải luôn chú trọng phát triển toàn diện cả khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản; gắn sản xuất với bảo quản, chế biến, xuất khẩu theo chuỗi giá trị. Hiện nay, kinh tế biển của Tiền Hải ngày càng khẳng định vai trò, vị thế trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh Thái Bình. Tiền Hải đã quan tâm, có bước đi thích hợp và những cách làm mới trong quy hoạch phát triển kinh tế biển.

Bên cạnh đó, Tiền Hải đặc biệt quan tâm đến phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Trong đó, phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển và trên biển theo hướng đa dạng về đối tượng nuôi, ứng dụng công nghệ cao và bảo vệ môi trường nuôi bền vững; ưu tiên đẩy mạnh khai thác thủy sản, hải sản ở những vùng biển xa bờ, gắn khai thác bền vững với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy hải sản.

Hiện nay, Tiền Hải có 402 hội viên nông dân là chủ phương tiện hoạt động nghề cá. Năm 2022, tổng sản lượng thủy sản đạt 98.661 tấn, trong đó, nuôi trồng đạt 72.616 tấn; sản lượng khai thác đạt 26.045 tấn. Diện tích nuôi tôm công nghệ cao đạt 95ha và tăng dần theo từng năm, năng suất đạt trên 40 tấn/ha mang lại hiệu quả kinh tế gấp 3 - 5 lần so với nuôi truyền thống.

Huyện Tiền Hải đã quy hoạch vùng ươm ngao giống diện tích 300ha; có 2 cơ sở của hội viên nông dân chuyên sản xuất giống thủy sản mỗi năm đáp ứng được 20% nhu cầu.

Với vai trò của mình, để phát triển thủy sản bền vững, Hội Nông dân Tiền Hải đã tích cực tham mưu với huyện từng bước thực hiện khu nuôi trồng thủy sản công nghệ cao với diện tích hơn 300ha tại các xã Nam Hưng, Nam Thịnh, Nam Phú. Bên cạnh đó hỗ trợ thành lập các Tổ hợp tác đầu mối chế biến hải sản cung cấp trong nước và từng bước tiến đến xuất khẩu.

Đề xuất giải pháp trọng tâm

Trong nhiệm kỳ 2023 - 2028, Hội Nông dân huyện Tiền Hải tiếp tục thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội theo 5 giải pháp trọng tâm, 3 nhiệm vụ đột đã đề ra. Trong đó, đã tập trung tuyên truyền cho nông dân về chủ trương đẩy nhanh tiến độ các khu vực quy hoạch, tạo điều kiện thuận lợi để nông dân đầu tư sản xuất, chế biến thuỷ hải sản.

Thái Bình: Huyện Tiền Hải đề ra giải pháp cụ thể phát triển kinh tế biển
Áp dụng công nghệ trong nghiên cứu và chế tạo ra máy thu hoạch ngao

Để kinh tế biển phát triển mạnh hơn nữa, thành lĩnh vực phát triển chủ đạo, nhân rộng được mô hình chuỗi giá trị, Hội Nông dân huyện đã chủ động một số giải pháp sau:

Một là, chủ động tìm tòi nghiên cứu, ứng dụng và tiếp nhận chuyển giao khoa học công nghệ kỹ thuật phát triển nuôi trông thuỷ sản nước lợ, nước mặn, tập trung vào các khâu giống, quy trình sản xuất, chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng, quản lý chặt chẽ chuỗi. Áp dụng quy trình thực hành nuôi trồng thuỷ sản đặc biệt trong nuôi tôm, nuôi ngao và quy trình sản xuất ngao giống, tôm giống và chủ động một phần các loại con giống trong nuôi trồng và phát triển kinh tế biển.

Hai là, chủ động nắm bắt thông tin, dự báo, cảnh báo, thị trường để có hướng đi thích hợp vào từng thời điểm trong năm. Tích cực đẩy mạnh thực hiện các hoạt động tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm.

Ba là, phát triển thương hiệu Ngao Tiền Hải và các sản phẩm thuỷ hải sản chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường.

Bốn là, tranh thủ sự quan tâm giúp đỡ hỗ trợ của Hội Nông dân các cấp, các ngành tìm kiếm và thu hút các nguồn lực, mạnh dạn đầu tư để mở rộng quy mô, nhân rộng mô hình, tăng cường chất lượng, đa dạng sản phẩm đáp ứng nhu cầu về nông sản thực phẩm nói chung, thuỷ hải sản và chuỗi kinh tế biển nói riêng.

Năm là, tiếp tục cùng với tổ chức Hội Nông dân các cấp tuyên truyền rộng dãi đến với hội viên nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ, thay đổi nhận thức, mạnh dạn đầu tư làm cho ngày càng có nhiều sản phẩm nông sản chất lượng cao đi đôi với bảo vệ môi trường góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, kinh tế ven biển.

Để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho phát triển kinh tế biển, Chủ tịch Hội Nông dân Tiền Hải đã mạnh dạn đề xuất, kiến nghị với các cấp, các ngành: Cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể, kịp thời hơn nữa cho những sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi, nhất là các sản phẩm OCOP. Cần có quy hoạch các vùng chuyên canh, tạo thuận lợi cho nông dân yên tâm đầu tư, phát triển. Đồng thời, có những cải cách mạnh mẽ về thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp xanh, có ưu đãi đặc biệt về đất đai, xây dựng hạ tầng đồng bộ để nông dân có điều kiện đầu tư phát triển.

Tăng cường các nguồn vốn ưu đãi, tín chấp để nông dân có cơ hội tiếp cận, giảm bớt áp lực về vốn, mở rộng sản xuất với quy mô lớn hơn. Đẩy mạnh hơn nữa công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật hỗ trợ kiến thức thương mại cho nông dân nhất là các tổ hợp tác và HTX chuyên canh, liên kết sản xuất.

Hiện nay, Hội Nông dân Thái Bình đã đầu tư 6 dự án với tổng số tiền 3,1 tỷ đồng cho 62 hộ vay; Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp huyện và cấp cơ sở đạt 565 triệu đồng. Phối hợp ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội đạt 188,58 tỷ đồng; vốn tín chấp Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đạt 410,98 tỷ đồng tạo điều kiện gần 9.700 hộ vay vốn.

Chủ tịch Hội Nông dân Tiền Hải cho biết: Hàng năm, Hội Nông dân huyện Tiền Hải có 85% hội viên đăng ký thực hiện phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, qua bình xét có trên 70% hội viên đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, dạy nghề, giới thiệu việc làm cho hội viên, nông dân được quan tâm.

Đức Lâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sóc Trăng: Quyết tâm biến cảng Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Sóc Trăng: Quyết tâm biến cảng Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tỉnh Sóc Trăng đang tích cực thực hiện các công việc cần thiết để biến cảng nước sâu Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Đa dạng hình thức kinh doanh ‘thời vụ’ trong tuần lễ hoa dã quỳ ở Gia Lai

Đa dạng hình thức kinh doanh ‘thời vụ’ trong tuần lễ hoa dã quỳ ở Gia Lai

Kinh doanh dịch vụ mang tính thời vụ đang diễn ra khá nhộn nhịp tại tuần lễ hoa dã quỳ Chư Đang Ya (Gia Lai), tiểu thương kỳ vọng một tuần lễ bội thu.
Bến Tre: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng gần 12% so cùng kỳ

Bến Tre: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng gần 12% so cùng kỳ

Theo Cục Thống kê tỉnh Bến Tre, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2024 tăng gần 12% so cùng kỳ, trong đó ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt toàn ngành.
Bắc Giang: Sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 28,1% so với cùng kỳ

Bắc Giang: Sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 28,1% so với cùng kỳ

Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 10 tỉnh Bắc Giang ước đạt gần 81 nghìn tỷ đồng, lũy kế 10 tháng đạt hơn 562 nghìn tỷ đồng, tăng 28,1% so với cùng kỳ.
Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Một số ngành sản xuất chủ lực của tỉnh Vĩnh Long hoạt động khá khởi sắc trong 10 tháng đầu năm 2024, điển hình là sản xuất giày da, trang phục, phụ tùng xe...

Tin cùng chuyên mục

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Thời gian qua, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, từ đó tìm đầu ra ổn định cho nông sản địa phương.
Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Với một địa phương có thế mạnh nông sản như Sơn La, livestream bán hàng đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.
Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Hơn 5 năm triển khai đồng bộ chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Sóc Trăng đã tạo ra nhiều hiệu quả tích cực trong phát kinh tế nông thôn.
Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.
Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.
Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 10/2024 của tỉnh Bình Phước ước tính tăng hơn 7% so tháng trước và tăng hơn 20% so với tháng cùng kỳ năm trước.
Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

10 tháng năm 2024, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp Hải Phòng tăng 14,45% so với cùng kỳ. Hải Phòng đang đẩy nhanh thành lập các khu, cụm công nghiệp mới.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Từ đầu năm đến nay, vượt qua những khó khăn, thách thức, kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phục hồi ở hầu hết các ngành, lĩnh vực.
Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Những năm qua, lượng phương tiện giao thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tăng nhanh, nhưng hạ tầng giao thông lại không đáp ứng kịp nhu cầu.
Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP, đây là cách mà ngành Công Thương Hà Nội đưa sản phẩm an toàn đến với người tiêu dùng Thủ đô.
Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Cần Thơ, số lao động làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố lên tới 45.252 người, tăng 4.865 người so với cùng kỳ
Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Sở Công Thương Trà Vinh cho biết, trong tháng 10/2024 ghi nhận tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn tỉnh ước đạt gần 5.300 tỷ đồng.
Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Nhờ sự hỗ trợ thiết thực và hiệu quả từ chương trình khuyến công, các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Bình Dương đã phát triển, khẳng định vị thế.
Quảng Ninh đặt mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế số

Quảng Ninh đặt mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế số

Quảng Ninh đang khẳng định vị thế là một trong những địa phương đi đầu trong công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam.
Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững

Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững

Để đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, Quảng Ninh đã dành sự quan tâm, tích cực vào cuộc, đồng hành với doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Tỉnh Đồng Nai tổ chức lập quy hoạch xây dựng tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn 2050, trong đó phát triển hạ tầng logistic đang được tập trung đẩy mạnh.
Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD

Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD

10 tháng năm 2024, tình hình phát triển kinh tế - xã hội Thừa Thiên Huế có bước tăng trưởng khá, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD, tăng hơn 17%.
Sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định

Sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định

Trong tháng 10 và 10 tháng đầu 2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khá.
Quảng Ninh: Khai tác tối đa tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế biển

Quảng Ninh: Khai tác tối đa tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế biển

Quảng Ninh đã và đang tận dụng tối đa tiềm năng từ các khu kinh tế biển để phát triển, hướng tới mục tiêu trở thành một địa phương mạnh và giàu từ biển.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động