Tây Ninh: Sản xuất công nghiệp và bán lẻ hàng hoá tiếp đà tăng trưởng

Trong tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp và doanh thu bán lẻ hàng hoá trên địa bàn tỉnh Tây Ninh tiếp đà tăng trưởng.
Tây Ninh: Thu hút hơn 160 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 6 tháng đầu năm Tây Ninh: Tiếp tục theo dõi 3 vụ, 17 cá nhân có dấu hiệu tham nhũng Tây Ninh: Công ty Sài Gòn Tây Nam nợ thuế 165 tỷ đồng

Cục Thống kê tỉnh Tây Ninh vừa có báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh. Theo đó, trong tháng 8, tỉnh Tây Ninh tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ ở một số lĩnh vực. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hoá (+11,12%); Chỉ số sản xuất công nghiệp (+13,43%); doanh thu dịch vụ vận tải tăng trưởng khá cao (+24,12%).

Lĩnh vực đầu tư công từ ngân sách nhà nước do địa phương quản lý có những khó khăn nhất định, chi đầu tư mới đạt 51,57% kế hoạch, do khó khăn công tác chuẩn bị dự án đầu tư, một số dự án trọng điểm của tỉnh mới khởi công năm nay đang thực hiện các bước thủ tục trước khi triển khai lựa chọn nhà thầu thi công theo quy định.

Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng

Theo đó, chỉ số sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tháng 8 tăng trưởng nhẹ so với tháng trước, lũy kế 8 tháng năm 2024 tăng 13,43% (kế hoạch +15%), chủ yếu nhờ đóng góp của một số ngành có bổ sung năng lực mới hoạt động và nhu cầu thị trường tăng ở một số ngành.

Trong đó, các ngành tăng khá so tháng trước, bao gồm: Sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 14,79%; Sản xuất chế biến thực phẩm tăng 13,14%, trong đó, sản xuất đường tăng cao nhất (+ 30,65% do thời gian hoạt động nhiều hơn); sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột tăng 14,26%; sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản tăng 7,72%. Tính luỹ kế 8 tháng chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 13,43% so cùng kỳ (cao hơn mức tăng cùng kỳ năm trước).

Tây Ninh: Sản xuất công nghiệp và bán lẻ hàng hoá tiếp đà tăng trưởng
Chỉ số sản xuất công nghiệp và Thương mại dịch vụ của Tây Ninh tăng trưởng tốt trong tháng (Ảnh: Cục Thống kê tỉnh Tây Ninh).

Cũng trong tháng 8, nhóm ngành khai khoáng có lũy kế so cùng kỳ giảm mạnh (-15,75%) do vùng khai thác bị thu hẹp, doanh nghiệp không được phép khai thác tầng sâu, trong khi sản lượng khai thác tầng trên ngày càng ít, hiện tại doanh nghiệp chỉ khai thác tận thu các vùng nguyên liệu trước đó đã khai thác nên sản lượng khai thác ngày càng giảm.

Nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (+13,7%) tập trung ở các ngành: Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng cao nhất (+32,77%) do có bổ sung năng lực mới; Sản xuất kim loại tăng 24,94%; Sản xuất giường, tủ, bàn ghế tăng 23,15%; Sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 19,96%; Công nghiệp dệt tăng 18,7%; Sản xuất, chế biến thực phẩm tăng 13,81%, trong đó chế biến và bảo quản rau quả tăng 9,09% (chủ yếu là hạt điều), sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột tăng 5,13%, sản xuất đường tăng 15,21%, đặc biệt sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản tăng mạnh (+79,74%) do có bổ sung thêm năng lực mới; may mặc cũng tăng 12,62%.

Nhóm ngành sản xuất, truyền tải và phân phối điện (+6,71%) do thời tiết nắng nóng kéo dài suốt những tháng đầu năm nên nhu cầu sử dụng điện của hộ gia đình tăng cao, đồng thời sản xuất trên địa bàn tỉnh có xu hướng phục hồi tốt, vì vậy điện dùng cho sản xuất cũng tăng lên. Tăng cao nhất là điện sản xuất khác (điện bã mía) tăng 28,78% do giá điện tăng nên doanh nghiệp tăng khối lượng sản xuất; điện thương phẩm cũng tăng cao (+17,86%); riêng điện mặt trời giảm 1,15% do bị điều tiết cắt giảm sản lượng vào giờ thấp điểm.

Nhóm ngành Hoạt động cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải, tái chế phế liệu (+11,08%), trong đó: khai thác, xử lý, cung cấp nước tăng 10,19%; hoạt động thoát nước và xử lý nước tải tăng 34,77%; hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải, tái chế phế liệu tăng 1,78%.

Doanh thu thương mại đạt hơn 15.000 tỷ đồng

Cũng theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Tây Ninh, tính trong tháng 8/2024, doanh thu thương mại ước đạt 15.407 tỷ đồng, tiếp tục tăng so tháng trước. Nguyên nhân là do sắp bước vào năm học mới, nhiều gia đình tranh thủ những ngày còn lại của kỳ nghỉ hè để đi tham quan, du lịch nên nhu cầu vui chơi, giải trí vẫn tăng.

Tây Ninh: Sản xuất công nghiệp và bán lẻ hàng hoá tiếp đà tăng trưởng
Một góc thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh (Ảnh: H.Đông)

Trong đó tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 1,19% so với tháng trước và tăng 10,14% so tháng cùng kỳ năm trước, doanh thu bán buôn ước đạt 7.427 tỷ đồng, tăng 1,31% so tháng trước và tăng 10,36% so với tháng cùng kỳ.

Cụ thể, hoạt động thương mại bán lẻ hàng hoá, tháng 8/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 7.980 tỷ đồng. Trong đó, nhóm hàng lương thực thực phẩm ước đạt 2.815tỷ đồng so tháng trước; Nhóm gỗ và vật liệu xây dựng 915 tỷ đồng; Nhóm bán lẻ xăng dầu các loại 1.161 tỷ đồng; Đá quý, kim loại quý và sản phẩm 1.034 tỷ; Ô tô con dưới 9 chỗ ngồi 107,2 tỷ... Lũy kế 8 tháng, tổng mức bán lẻ trên địa bàn tỉnh ước đạt gần 62.000 tỷ đồng.

Về doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hànhvà dịch vụ khác, trên địa bàn tỉnh tháng 8/2024 ước đạt 2.159tỷ đồng, tăng4,46% so tháng trước. Trong đó, hoạt động dịch vụ lưu trú ước đạt 33,27 tỷ đồng; Hoạt động dịch vụ ăn uống ước đạt 1.175,6 tỷ đồng; Hoạt động dịch vụ lữ hành đạt 1,92tỷ đồng; và hoạt động dịch vụ khác (trong đó có hoạt động xổ số kiến thiết) dự ước đạt 948,52 tỷ đồng, tăng10,41% so tháng trước.

Luỹ kế 8 tháng, doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành và dịch vụ khác đạt 16.723 tỷ đồng, trong đó doanh thu dịch vụ ăn uống đạt 9.310 tỷ đồng; Dịch vụ lưu trú đạt 257,6tỷ đồng; dịch vụ khác đạt 7.142 tỷ đồng; hoạt động du lịch lữ hành ước đạt 12,401 tỷ đồng.

Ngoài ra, trong tháng 8/2024, qua các phiên giao dịch việc làm của tỉnh đã tư vấn việc làm và học nghề cho 1.851 lượt lao động, lũy kế (8 tháng 12.054 lao động).

Cũng theo Cục Thống kê tỉnh Tây Ninh, tổng thu ngân sách trên địa bàn tháng 8 ước đạt 760 tỷ đồng, lũy kế 8 tháng 8.421,4 tỷ đồng. Trong đó, thu nội địa 7.253 tỷ đồng; Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu ước đạt 1.168 tỷ đồng.

Tiến Phòng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Tây Ninh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Với người dân Thuận Nam, trải qua 8 năm khó khăn do dự án dừng, giờ đây người dân hết sức tự hào vì quê hương mình có Nhà máy điện hạt nhân.
Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP ở mức 8,8%, trong đó phát triển công nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Sau 8 năm “ngủ yên”, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được đánh thức, báo hiệu một thời kỳ phát triển mới cho vùng đất vốn chỉ có cát trắng, nắng và gió.
Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 (Lạng Sơn) được đầu tư hơn 280 tỷ đồng, dự kiến thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển ngành công nghiệp địa phương.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Sau 6 năm triển khai, Chương trình OCOP ở Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả, nhưng vẫn còn không ít bất cập, khiến chương trình OCOP chưa phát huy hết tiềm năng.

Tin cùng chuyên mục

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Trong năm 2025, tỉnh Tây Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng 8% GRDP, cùng với đó tỉnh sẽ rất chú trọng thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Theo lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, bước sang năm 2025 tỉnh sẽ tập trung ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với mục tiêu phấn đấu tăng 10% so với năm 2024.
Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Nâng sao, đếm số sản phẩm OCOP thực hiện theo phong trào khiến nhiều sản phẩm OCOP bị ''hụt hơi'' trong cuộc đua trụ hạng, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Khu công nghiệp Phú Mỹ 2 và Phú Mỹ 2 mở rộng (Bà Rịa - Vũng Tàu) được định hướng là khu công nghiệp kiểu mẫu, khu công nghiệp thông minh, sinh thái.
Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhờ đổi mới nội dung, phương thức xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, trong năm 2024, lĩnh vực xúc tiến đầu tư của Ninh Thuận đã thu được nhiều kết quả.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Sau 6 năm triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã mang lại nguồn lợi về kinh tế, thu nhập bền vững cho người nông dân tỉnh Thanh Hóa.
Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhận thức vai trò của sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trong phát triển nông nghiệp, Tuyên Quang đã tập trung đẩy mạnh phát triển liên kết sản xuất bền vững.
Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Trong năm 2024, 15/16 chỉ tiêu kinh tế của TP. Vũng Tàu hoàn thành vượt kế hoạch, còn giải ngân vốn đầu tư công dự kiến hoàn thành vào cuối 2024.
Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Ngày 11/12, Cục Xuất nhập khẩu phối hợp với Sở Công Thương Đồng Tháp tổ chức Hội nghị Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực thương mại biên giới.
Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Kết thúc 10 tháng năm 2024, hoạt động xuất nhập khẩu qua các cảng biển Quảng Ninh đã ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sản lượng hàng hóa vượt bậc.
Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Theo UBND tỉnh Hải Dương, năm 2024, tăng trưởng kinh tế của tỉnh đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, ước tăng 10,2% (vượt mục tiêu tăng trên 9%).
Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Ước cả năm 2024, tỉnh Hải Dương đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp, tăng 6,2% so với thực hiện năm 2023.
Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tối đa tiềm năng của Hiệp định UKVFTA, mở ra cơ hội lớn xuất khẩu vào thị trường Anh.
Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Từ đầu năm 2024 đến nay, bức tranh kinh tế Đồng Tháp phát đi nhiều chuyển biến tích cực, khởi sắc trên hầu hết lĩnh vực, trong đó, ngành hàng sen là điểm nhấn.
Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thời gian qua, ngành du lịch Sơn La đã triển khai thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, tuyên truyền, quảng bá, phát triển du lịch.
Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thời gian qua, thành phố Sơn La đã triển khai những giải pháp bài bản từ sản xuất đến xúc tiến tiêu thụ nông sản, mang lại hiệu quả cao.
Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

UBND TP. Hà Nội vừa quyết định công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực và top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố năm 2024.
Quảng Ninh: Hạ Long tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho bầu cử

Quảng Ninh: Hạ Long tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho bầu cử

TP. Hạ Long đã hoàn tất công tác chuẩn bị cho bầu cử trưởng thôn, khu phố nhiệm kỳ 2025-2027, đảm bảo cơ sở vật chất, tuyên truyền và đồng thuận trong nhân dân.
Vĩnh Long: Sản xuất công nghiệp, bán lẻ hàng hoá tăng trưởng khá

Vĩnh Long: Sản xuất công nghiệp, bán lẻ hàng hoá tăng trưởng khá

Trong tháng 11 và 11 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp và doanh thu bán lẻ hàng hoá trên địa bàn Vĩnh Long tiếp tục tăng trường khá.
Vĩnh Phúc chủ động đón dòng vốn đầu tư chất lượng cao

Vĩnh Phúc chủ động đón dòng vốn đầu tư chất lượng cao

Phát triển khu công nghiệp đạt hiệu quả cao và hướng tới phát triển bền vững là yêu cầu mang tính cấp thiết và phải được đặt lên hàng đầu tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động