Tây Ninh: Hơn 70 khu đất công bị lấn chiếm

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh, hiện nay, trên địa bàn tỉnh vẫn còn tồn tại hơn 70 khu đất công thuộc quản lý của nhà nước bị lấn chiếm.
Tây Ninh: GRDP tăng gần 8% trong 6 tháng, dẫn đầu vùng Đông Nam Bộ Tây Ninh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, góp phần nâng tầm nông sản Việt Tây Ninh: Xử phạt 'TikToker Nguyễn Thi Thi 97' hơn 100 triệu đồng vì kinh doanh mỹ phẩm vi phạm

Hơn 70 khu đất công bị lấn chiếm

Mới đây, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh vừa có văn số 4118/STNMT-VP Tây Ninh ngày 10/7/2024, về việc bổ sung báo cáo kết quả thực hiện kết luận chất vấn tại kỳ họp thứ 10 HĐND tỉnh.

Theo đó, để chấn chỉnh công tác quản lý đất công trên địa bàn tỉnh, trước đó UBND tỉnh Tây Ninh đã ban hành Công văn số 734/UBND-KT về việc chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất do nhà nước quản lý trên địa bàn tỉnh. Đối với quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích (5%) do cấp xã quản lý, UBND tỉnh đã giao UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, báo cáo UBND tỉnh về thực trạng quản lý và sử dụng đất công ích hiện nay.

Trên cơ sở báo cáo của UBND các huyện, thị xã, thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có Báo cáo số 3159/BC-STNMT về việc đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích (5%) do cấp xã quản lý.

Tây Ninh: Hơn 70 khu đất công bị lấn chiếm
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh vẫn còn tồn tại hơn 70 khu đất công thuộc quản lý của nhà nước bị lấn chiếm (Ảnh minh họa).

Theo đó, trên địa bàn tỉnh, hiện có 6 huyện có đất bị lấn chiếm, cụ thể như sau: Huyện Châu Thành có 4 khu đất đang bị lấn chiếm với tổng diện tích 28.258,4 m2 (trong đó, bị lấn chiếm chưa xử lý 1 khu đất, với diện tích 9.008,4m2; bị lấn chiếm đang xử lý 3 khu đất với diện tích 19.250 m2).

Huyện Gò Dầu có 1 khu đất bị lấn, chiếm, diện tích là 6.946,4m2, thuộc địa bàn xã Phước Thạnh, do ông Nguyễn Văn Rưng lấn, chiếm đất nuôi trồng thủy sản. Hiện Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh đang thụ lý và chưa có kết quả giải quyết.

Huyện Dương Minh Châu có 2 khu đất bị lấn, chiếm với diện tích 25.743,80 m2 tại xã Suối Đá (diện tích 5.743,8 m2) và xã Phước Minh (diện tích 20.000 m2). UBND các xã đã xây dựng kế hoạch xử lý đất công ích bị lấn, chiếm và đang giải quyết theo quy định.

Huyện Bến Cầu, theo tổng hợp có 54 khu đất bị lấn chiếm với tổng diện tích là 277.890,40 m2 (27,79 ha). Theo báo cáo của UBND huyện Bến Cầu về kết quả xử lý các trường hợp đất đang bị lấn chiếm thì có 5 trường hợp, trong đó 3 trường hợp đang tham mưu xử lý, 1 trường hợp đã xử lý nhưng chưa dứt điểm, 1 trường hợp TAND cấp cao TP. Hồ Chí Minh đang thụ lý vụ án, sau khi có bản án, UBND huyện sẽ tổ chức thực hiện.

TP. Tây Ninh có 9 khu đất bị lấn, chiếm với tổng diện tích 94.746,6 m2. Hiện các khu đất này đều chưa được xử lý dứt điểm. UBND TP. Tây Ninh đã giao cơ quan chuyên môn và UBND cấp xã xử lý và giải quyết dứt điểm việc lấn chiếm đất tại các vị trí đất này.

Huyện Tân Biên, theo báo cáo có 4 khu đất bị lấn, chiếm trên địa bàn các xã, thị trấn, chưa xác định cụ thể diện tích. Hồ sơ các vụ việc đang được giải quyết.

Còn nhiều tồn tại hạn chế cần khắc phục

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh, trên cơ sở thực trạng quản lý và sử dụng đất đã chỉ ra được những mặt làm được. Cụ thể, công tác quản lý đã từng bước đi vào nề nếp và có nhiều chuyển biến tích cực, tăng nguồn thu cho ngân sách, sử dụng đất công ích có hiệu quả.

Tuy nhiên, còn nhiều điểm hạn chế về tình trạng lấn chiếm đất công chưa được xử lý dứt điểm, chưa tổ chức được việc đấu giá để cho thuê đất công ích, diện tích đất nhỏ lẻ, hạn chế khả năng sản xuất.

Ngoài ra, đất công bị lấn chiếm đã lâu, kéo dài nhiều năm qua các thời kỳ, trình tự thủ tục cho thuê đất tốn kém thời gian, chi phí, công tác lãnh đạo, chỉ đạo chưa sâu sát, chưa được quan tâm đúng mức, nhân lực thực hiện còn hạn chế để tham mưu, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo UBND cấp huyện tiếp tục quản lý chặt chẽ quỹ đất công ích, xử lý dứt điểm đối với đất đang bị lấn, chiếm và rà soát các khu đất công ích có diện tích lớn nhưng chưa cho thuê để có phương án sử dụng hiệu quả, tránh gây lãng phí đất đai.

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng đất công, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có những kiến nghị. Cụ thể, cần chủ động, thường xuyên nắm chắc tình hình quản lý nhà nước về đất đai để tham mưu, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo và quyết định các vấn đề trong quản lý, sử dụng đất đai bảo đảm đúng pháp luật, khắc phục các hạn chế trong quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh được kịp thời.

Cùng với đó, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn UBND cấp huyện giải quyết dứt điểm các vi phạm trong lĩnh vực đất đai; tham mưu xây dựng, trình UBND tỉnh ban hành đầy đủ các quy định chi tiết liên quan đển lĩnh vực đất đai theo phân cấp, chủ động nghiên cứu quy định Luật Đất đai năm 2024 để kịp thời tham mưu, đề xuất UBND tỉnh bãi bỏ, sửa đổi và ban hành các quy định không còn phù hợp hoặc đã hết hiệu lực bảo đảm đúng thẩm quyền và quy định pháp luật.

Ngoài ra, hướng dẫn UBND cấp huyện và cấp xã về trình tự, thủ tục cho thuê đất công ích để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản theo hình thức đấu giá cho thuê quyền sử dụng đất để góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương, khai thác quản lý, sử dụng quỹ đất công ích có hiệu quả, tránh lãng phí về đất đai.

Thanh tra cấp huyện, Thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất của UBND cấp xã, UBND cấp huyện…

Liên quan đến công tác thanh tra về đất đai, trong 6 tháng đầu năm, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh đã tiến hành thanh tra hành chính về đất đai 2 cuộc; Thanh tra chuyên ngành về đất đai đối với các dự án được giao đất, cho thuê đất nhưng chậm tiến độ sử dụng đất theo tiến độ đầu tư của dự án 1 cuộc (6 tổ chức).

Ngoài ra, Sở cũng kiểm tra quản lý sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân, xử phạt 2 tổ chức, 1 cá nhân trong lĩnh vực đất đai, phạt tiền hơn 200 triệu đồng với hành vi không đăng ký chỉnh lý biến động đất đai, lấn chiếm đất.

Hiện nay, Sở tiếp tục tiến hành thanh tra hành chính về cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn TP. Tây Ninh, thanh tra chuyên ngành về đất đai đối với 6 tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh về chấp hành pháp luật trong quản lý sử dụng, chưa có kết quả.

Tiến Phòng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Tây Ninh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sở Công Thương Gia Lai đồng hành cùng doanh nghiệp xăng dầu

Sở Công Thương Gia Lai đồng hành cùng doanh nghiệp xăng dầu

Việc đồng hành cùng doanh nghiệp sẽ góp phần phát triển thị trường kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Gia Lai ổn định, minh bạch và bền vững.
Triển khai Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Không chờ sáp nhập

Triển khai Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Không chờ sáp nhập

Thành phố Đà Nẵng sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng trong tháng 4/2025 và triển khai ngay, không chờ đợi.
Cử tri Đà Nẵng đề nghị xử lý nghiêm việc sản xuất, kinh doanh sữa giả, thuốc giả

Cử tri Đà Nẵng đề nghị xử lý nghiêm việc sản xuất, kinh doanh sữa giả, thuốc giả

Cử tri Hòa Vang (thành phố Đà Nẵng) bức xúc về tình trạng sữa, thuốc giả ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng, đề nghị Quốc hội và Chính phủ xử lý dứt điểm.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Thành lập Hiệp hội Logistics và Cảng biển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thành lập Hiệp hội Logistics và Cảng biển

Hiệp hội Logistics và Cảng biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ trở thành cầu nối giữa doanh nghiệp, cơ quan quản lý và chính quyền hướng tới sự phát triển bền vững.
Đào Bắc Hà mất mùa: Sản lượng giảm, giá không tăng

Đào Bắc Hà mất mùa: Sản lượng giảm, giá không tăng

Do diễn biến thời tiết phức tạp, rét đậm, rét hại, hạn hán kéo dài đầu năm, mưa to vào thời kỳ đậu quả khiến hoa và trái nhỏ bị thối, đào Bắc Hà mất mùa.

Tin cùng chuyên mục

Điện Biên và các tỉnh Bắc Lào thúc đẩy hợp tác thương mại

Điện Biên và các tỉnh Bắc Lào thúc đẩy hợp tác thương mại

Điện Biên và các tỉnh Bắc Lào đẩy mạnh hợp tác đa lĩnh vực: Kinh tế, văn hóa, giáo dục, quốc phòng, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, phát triển.
Sáp nhập tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn: Hợp lực để bứt phá

Sáp nhập tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn: Hợp lực để bứt phá

Sáp nhập tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn sẽ tạo không gian phát triển, để tỉnh Thái Nguyên mới có động lực để bứt phá, phát triển vững chắc hơn về mọi mặt...
TP. Hồ Chí Minh hậu kiểm hơn 2.100 hồ sơ tự công bố

TP. Hồ Chí Minh hậu kiểm hơn 2.100 hồ sơ tự công bố

Từ đầu năm đến nay, Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh đã hậu kiểm 2.174 hồ sơ tự công bố sản phẩm.
Bến Tre tổ chức kỷ niệm 50 ngày giải phóng tỉnh

Bến Tre tổ chức kỷ niệm 50 ngày giải phóng tỉnh

Tỉnh Bến Tre long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 50 năm ngày Giải phóng tỉnh Bến Tre (1/5/1975 - 1/5/2025).
Phú Thọ: 3 người bị bỏng nghi do nổ pháo tự chế

Phú Thọ: 3 người bị bỏng nghi do nổ pháo tự chế

Vụ nổ xảy ra tại thị xã Phú Thọ (tỉnh Phú Thọ) đã khiến 3 người bị bỏng nặng phải vào viện cấp cứu. Nguyên nhân vụ việc đang được điều tra, làm rõ.
Hà Nội xử lý tài sản là đất công, trụ sở làm việc thế nào?

Hà Nội xử lý tài sản là đất công, trụ sở làm việc thế nào?

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch xử lý đất công, nhà không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả hoặc không đúng mục đích trên địa bàn.
Hà Giang thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính

Hà Giang thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính

Tỉnh Hà Giang vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 32 nhằm đánh giá thực hiện nhiệm vụ quý I; xem xét đề án sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.
Đà Nẵng: Triển lãm “Vọng” - Dấu ấn 50 năm một chặng đường

Đà Nẵng: Triển lãm “Vọng” - Dấu ấn 50 năm một chặng đường

Không gian tương tác “Vọng cảnh AR” tại Bảo tàng Đà Nẵng mở ra hướng tiếp cận mới trong hoạt động trưng bày, quảng bá di sản văn hóa địa phương.
Kỳ vọng khi sáp nhập tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn

Kỳ vọng khi sáp nhập tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn

Việc sáp nhập tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên được kỳ vọng sẽ kiến tạo một không gian phát triển mới, mang tính đột phá cho cả hai địa phương.
TP.Hồ Chí Minh: Ngầm hóa lưới điện, hiện thực hóa đô thị thông minh

TP.Hồ Chí Minh: Ngầm hóa lưới điện, hiện thực hóa đô thị thông minh

Ngầm hóa lưới điện giúp TP. Hồ Chí Minh đảm bảo an toàn cung cấp điện, nâng cao mỹ quan đô thị, phát triển hạ tầng bền vững và tạo môi trường sống hiện đại.
Sáp nhập Yên Bái và Lào Cai: Cộng hưởng lợi thế, tạo đà phát triển

Sáp nhập Yên Bái và Lào Cai: Cộng hưởng lợi thế, tạo đà phát triển

Sáp nhập Lào Cai và Yên Bái sẽ tạo động lực phát triển. Hai địa phương có lịch sử gắn bó lâu đời, điều kiện tự nhiên thuận lợi, giàu tài nguyên khoáng sản...
Yên Bái - Lào Cai: Hợp lực để bứt phá trong kỷ nguyên số

Yên Bái - Lào Cai: Hợp lực để bứt phá trong kỷ nguyên số

Yên Bái đồng loạt lấy ý kiến nhân dân về đề án sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái, bước quan trọng mở không gian phát triển mới.
Chi tiết dự kiến tên 97 xã, phường của Đồng Nai và Bình Phước sau sắp xếp

Chi tiết dự kiến tên 97 xã, phường của Đồng Nai và Bình Phước sau sắp xếp

Trung ương dự kiến hợp nhất tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước, lấy tên là Đồng Nai, dự kiến sau sắp xếp đơn vị này sẽ còn 97 xã, phường.
Hải Phòng: Tạm dừng ô tô sang Cát Bà giờ cao điểm

Hải Phòng: Tạm dừng ô tô sang Cát Bà giờ cao điểm

Ngày 23/4, TP. Hải Phòng có văn bản tạm dừng chuyên chở xe ô tô con, xe ô tô tải qua phà Đồng Bài, huyện Cát Hải, từ ngày 26/4 - 4/5; thời gian từ 9 - 13 giờ.
Thanh Hóa hoàn thành lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập xã

Thanh Hóa hoàn thành lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập xã

Tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành lấy ý kiến nhân dân về đề án sáp nhập xã, qua đó đã đạt được sự đồng thuận, thống nhất cao của cử tri và nhân dân.
Đà Nẵng giảm còn 15 phường xã, 1 đặc khu sau sắp xếp

Đà Nẵng giảm còn 15 phường xã, 1 đặc khu sau sắp xếp

Thành phố Đà Nẵng điều chỉnh số lượng đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp gồm 12 phường, 3 xã và 1 đặc khu, giảm 3 đơn vị so với phương án trước đó.
Nam Định còn bao nhiêu xã phường và tên gọi ra sao sau sắp xếp?

Nam Định còn bao nhiêu xã phường và tên gọi ra sao sau sắp xếp?

Nam Định đang đứng trước một dấu mốc lịch sử quan trọng khi tiến hành sắp xếp, sáp nhập hàng loạt đơn vị hành chính cấp xã, phường với tên gọi mới.
Hà Nội đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế ngành năm 2025

Hà Nội đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế ngành năm 2025

Thành phố Hà Nội đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP đạt và vượt 8% trong năm 2025 thông qua các giải pháp quyết liệt phát triển lĩnh vực kinh tế ngành.
Hà Nội: Xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập

Hà Nội: Xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập

UBND TP Hà Nội yêu cầu xử lý nghiêm tình trạng lợi dụng giai đoạn sáp nhập đơn vị hành chính để lấn chiếm đất đai, ao hồ, đồng ruộng và xây dựng trái phép.
Điện Biên: Cử tri đồng thuận cao với phương án sắp xếp, sáp nhập 65% cấp xã

Điện Biên: Cử tri đồng thuận cao với phương án sắp xếp, sáp nhập 65% cấp xã

Điện Biên sáp nhập giảm 84 xã, 83% cử tri đồng thuận. Bộ máy tinh gọn, hiệu quả hơn – tạo dư địa phát triển vùng biên và nâng cao chất lượng phục vụ người dân.
Mobile VerionPhiên bản di động