Tạo căn cứ pháp lý để Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đi vào thực tiễn
Thời sự 29/08/2023 12:29 Theo dõi Congthuong.vn trên
Bảo đảm tính minh bạch, thống nhất trong thực thi Luật
Bộ Công Thương cho biết, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thông qua ngày 20/6/2023 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024.
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là văn bản có phạm vi tác động tới nhiều lĩnh vực, nhiều chủ thể trong xã hội. Một số quy định của Luật có tác động tới số lượng lớn chủ thể, đặc biệt là các tổ chức, cá nhân kinh doanh như: quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch với cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh, trong các giao dịch đặc thù với tổ chức, cá nhân kinh doanh; kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung; trách nhiệm đối với sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật…
Một số quy định có tính mới trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cần có hướng dẫn chi tiết để bảo đảm thống nhất trong tổ chức thực thi như: khái niệm người có ảnh hưởng; tiền bồi thường thiệt hại trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vì lợi ích công cộng do tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khởi kiện.
Do đó, việc ban hành Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là cần thiết nhằm bảo đảm tính minh bạch, thống nhất trong cách tổ chức thực thi một số quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tạo căn cứ pháp lý để triển khai các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vào thực tiễn cuộc sống.
![]() |
Đại biểu Quốc hội ấn nút biểu quyết thông qua Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng |
Nghị định gồm 8 Chương, 30 Điều, cụ thể:
Chương 1: về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và giải thích (Điều 1 đến Điều 3).
Chương 2: về tổ chức thực hiện hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam (Điều 4).
Chương 3: về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch với cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh (Điều 5 và Điều 6).
Chương 4: kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung (Điều 7 đến Điều 17).
Chương 5: trách nhiệm đối với sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật (Điều 18 đến Điều 22).
Chương 6: trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng trong giao dịch đặc thù (Điều 23 đến Điều 27).
Chương 7: bồi thường thiệt hại trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích công cộng (Điều 28).
Chương 8: điều khoản thi hành (Điều 29 và Điều 30).
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch với cá nhân
Tại dự thảo, Bộ Công Thương đề xuất bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch với cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.
Dự thảo nêu rõ trách nhiệm của cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh. Theo đó, cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh quy định tại Điều 9 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực hiện các trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật; Không được cung cấp cho người tiêu dùng các loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ về cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.
![]() |
Cập nhật nhanh và chính xác hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Bộ Công Thương và tỉnh thành trên cả nước |
Cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh hoạt động trong phạm vi chợ, trung tâm thương mại, ngoài việc thực hiện các trách nhiệm quy định trên, còn phải thực hiện đầy đủ các trách nhiệm quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo nội quy do ban quản lý chợ, thương nhân kinh doanh chợ, trung tâm thương mại ban hành và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng nêu rõ trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp xã và ban quản lý chợ, thương nhân kinh doanh chợ, khu thương mại.
Theo đó, ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các quy định tại khoản 3 Điều 77 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Ban quản lý chợ, thương nhân kinh doanh chợ, khu thương mại có các trách nhiệm: Ban hành nội quy theo quy định của pháp luật trong đó phải có các nội dung cơ bản về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bao gồm: quyền và trách nhiệm của người tiêu dùng, người bán hàng; người có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết yêu cầu, phản ánh của người tiêu dùng và biện pháp xử lý vi phạm.
Hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và người bán hàng trong phạm vi chợ, trung tâm thương mại khi được yêu cầu; Đặt và duy trì hoạt động của cân đối chứng, thiết bị đo lường tại các chợ, trung tâm thương mại để người tiêu dùng tự kiểm tra về số lượng, khối lượng hàng hóa.
Thường xuyên giám sát chất lượng, số lượng của hàng hóa trong khu vực chợ, trung tâm thương mại; Thiết lập, niêm yết công khai đường dây nóng để tiếp nhận, giải quyết các yêu cầu của người tiêu dùng phù hợp với cấp độ chợ, trung tâm thương mại đã được phân loại theo quy định của pháp luật.
Định kỳ 6 tháng một lần thông báo, phối hợp với các cơ quan chức năng về thương mại, quản lý thị trường, an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng trong việc kiểm soát chất lượng, số lượng, nguồn gốc, an toàn thực phẩm đối với hàng hóa, dịch vụ trong phạm vi chợ, trung tâm thương mại do mình quản lý.
Báo cáo cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quy định của pháp luật có liên quan khác; Xử lý vi phạm theo nội quy đã được phê duyệt.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Campuchia đạt mốc 20 tỷ USD

Việt Nam - Trung Quốc: Kết nối giao lưu doanh nghiệp để mở rộng hợp tác các lĩnh vực tiềm năng

Vị thế của Việt Nam với thế giới được quyết định bởi doanh nghiệp số, kinh tế số

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón và hội đàm với Thủ tướng Campuchia

COP28: Vấn đề nào sẽ được thảo luận trong tuần thứ 2 của hội nghị?
Tin cùng chuyên mục

Phiên họp thứ 28 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét nhiều nội dung quan trọng

Chủ tịch Quốc hội thăm Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Udon Thani

Thủ tướng: Huy động nguồn lực là vấn đề quan trọng nhất để triển khai quy hoạch Cần Thơ

Kinh tế thương mại là một điểm sáng trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Phê chuẩn kết quả bầu ông Cao Tường Huy giữ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Thủ tướng: Khai thác tối đa 3 lợi thế nổi bật để Cà Mau đột phá phát triển toàn diện

Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại các tỉnh biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc

Thủ tướng khảo sát 3 dự án công nghiệp, cao tốc, sân bay trọng điểm tại Cà Mau

Chủ tịch Quốc hội khai trương Phố Việt Nam tại Udon Thani của Thái Lan

Cải tổ ngành Thủy sản không chỉ để gỡ "thẻ vàng" IUU

Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Cà Mau

Fitch Ratings nâng xếp hạng tín nhiệm Việt Nam lên BB+

Việt Nam-Thái Lan tăng hợp tác kinh tế trên tinh thần cùng thắng, cùng có lợi

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Thủ tướng Belarus Golovchenko

Việt Nam - Thái Lan: Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương sớm đạt 25 tỷ USD

Việt Nam - Belarus: Mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực mới, tiềm năng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ nhất Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đừng để "đời cha ăn mặn, đời con khát nước"

Chùm ảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón, hội đàm với Thủ tướng Belarus
